Về kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố ôn tập lại những kiến thức đã học về chủ đề đạo đức đã học bao gồm các chủ điểm: Sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư, Sống tự trọng và tôn trọng người khác, Sống có kỉ luật, có lòng nhân ái vị tha, Sống hội nhập, có văn hoá, chủ động sáng tạo, có mục đích lý tưởng sống.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 16: Ôn tập học kì I I.Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố ôn tập lại những kiến thức đã học về chủ đề đạo đức đã học bao gồm các chủ điểm: Sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư, Sống tự trọng và tôn trọng người khác, Sống có kỉ luật, có lòng nhân ái vị tha, Sống hội nhập, có văn hoá, chủ động sáng tạo, có mục đích lý tưởng sống. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng so sánh, phân tích các tình huống, khả năng giao tiếp của học sinh 3. Về thái độ: Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm ý thức rèn luyện các phẩm chất đạo đức, biết nhận xét một cách chính xác về những hành vi của người khác và của bản thân II.Nội dung: Nội dung của tiết ôn tập là những kiến thức đã học về chủ đề đạo đức đã học bao gồm các chủ điểm : Sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư, Sống tự trọng và tôn trọng người khác, Sống có kỉ luật, có lòng nhân ái vị tha, Sống hội nhập, có văn hoá, chủ động sáng tạo, có mục đích lý tưởng sống. III.tài liệu và phương tiện dạy học: Giáo viên: SGK, SGV, giáo án Bảng phụ Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học, sưu tầm tranh ảnh theo các chủ đề đạo đức đã học, sưu tầm tranh ảnh theo các chủ đề đạo đức đã học. IV. các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới. 2. Giới thiệu bài : GV giới thiệu: Chúng ta đã tìm hiểu 10 bài trong nội dung Học kì I chương trình GDCD lớp 9. Để củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đó, hôm nay chúng ta học bài Ôn tập Học kì I. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi: “Nhanh tay nhanh mắt” nhằm hệ thống lại những nội dung lí thuyết đã học - GV đưa ra cho HS bảng tóm tắt nội dung đa học và các phiếu học tập có ghi tên các chủ điểm và tên bài đã học. STT Chủ điểm đạo đức Tên bài học 1 2 3 4 5 6 7 8 - HS nhận phiếu ghi tên các chủ điểm: Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Sống tự trọng và tôn trọng người khác Sống có kỉ luật Sống nhân ái, vị tha Sống hội nhập Sống có văn hoá Sống chủ động sáng tạo Sống có mục đích Phiếu ghi tên các bài học: Chí công vô tư Tự chủ Dân chủ và kỉ luật Bảo vệ hoà bình Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Hợp tác cùng phát triển Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc Năng động sáng tạo Làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả Lý tưởng sống của thanh niên - GV yêu cầu HS suy nghĩ và lên đính các phiếu học tập vào các ô trên bảng tóm tắt sao cho đúng với thứ tự đã học - HS lên bảng làm bài. - Dự kiến kết quả: STT Chủ điểm đạo đức Tên bài học 1 Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Chí công vô tư 2 Sống tự trọng và tôn trọng người khác Tự chủ 3 Sống có kỉ luật Dân chủ và kỉ luật 4 Sống nhân ái, vị tha Bảo vệ hoà bình 5 Sống hội nhập Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Hợp tác cùng phát triển 6 Sống có văn hoá Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc 7 Sống chủ động sáng tạo Năng động sáng tạo Làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả 8 Sống có mục đích Lý tưởng sống của thanh niên - GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản , trọng tâm của các phẩm chất đã học, nhấn mạnh các kiến thức từ bài 8->bài 10. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố. ? Học xong chương trình GDCD lớp 9 kì I, em cần nắm được những nội dung gì ? ? Em cần ứng dụng các bài học đạo đức trên vào thực tế cuộc sống như thế nào ? GV: Kết luận ý chính cần rèn luyện GV Treo bài tập lên bảng ? Tìm những hành vi trái ngược với phẩm chất Chí công vô tư ? vì sao ? ? Những hành vi trái ngược với tính tự chủ? ? Những câu tục ngữ nào nói về tính kỉ luật . + Ao có bờ, sông có bến. + Ăn có chừng, chơi có độ. + Nước có vua, chùa có bụt. + Đất có lề, quê có thói. + Tiên học lễ, hậu học văn. ? Vì sao HS phải rèn luyện tính năng động sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì. ? Có ý kiến cho rằng, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì phải có kế hoạch và phải năng động, sáng tạo A, Theo em ý kiến đó là đúng hay sai? Vì sao. B, Hãy liên hệ bản thân xem em đã làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa? Do đâu mà em làm được hoặc chưa làm được? Tình huống: Liên là người thông minh và học tập chăm chỉ. Từ năm lớp 1 đến lớp 9, năm nào Liên cúng được công nhận là HS giỏi. Được hỏi tại sao Liên có kết quả như vậy, em trả lời: Em luôn suy nghĩ phải có mục đích học tập đúng đắn để sau này có kiến thức tốt, trở thành người có ích cho XH. - Có bạn nói Liên là người có lí tưởng sống đúng dắn - Có bạn lại cho rằng đấy không phải là lí tưởng sống, vì lí tưởng là một điều gì vĩ đại lắm. 1, Theo em, Liên có phải là người có lí tưởng sống đúng đắn không? 2, HS phổ thông có cần phảicó lí tưởng sống hay không? Vì sao. H: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài học cần nhớ? H: Em có khẩu hiệu gì cho thế hệ trẻ hôm nay? - HS trả lời. - HS Một số em trình bày nhận xét chéo - HS trả lời. - HS nêu ý kiến. - HS làm bài - HS trả lời - Nêu cách rèn luyện - HS làm bài, nêu ý kiến - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS làm bài. - HS nhắc lại. II. Luyện tập : 1. Bài tập 1: Cần nắm được nội dung các phạm trù đạo đức đã học: ( phần I ) Khái niệm ýnghĩa Phương pháp rèn luyện 2. Bài 2: - Rèn luyện bản thân trở thành người công dân có ích, sống có đạo đức, cư xử phù hợp với chuẩn mực xã hội như : Luôn công bằng vì lẽ phải, yêu chuộng hòa bình ghét chiến tranh, biết năng động, sáng tạo, trong lao động, học tập, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả, sống có lí tưởng, khát vọng, tôn trọng, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có những việc làm thiết thực để rèn luyện sống có đạo đức có kỉ cương và phép tắc. 3. Bài 3: + Giải quyết công việc thiên vị + Sống ích kỉ chỉ lo cho lợi ích cá nhân. + Tham lam, vụ lợi. 4. Bài 4: + Bột phát + Thiếu cân nhắc, thiếu chín chắn. + Nổi nóng, cải vã, gây gổ. + Sa ngã, bị cám dỗ, lợi dụng. 5. Bài 5: 6- Bài tập 6 - Tích cực, tìm ra cái mới mang lại hiệu quả của công việc.. 7- bài tập 7 8- Bài tập 8. - Liên là người có lí tưởng sống đúng đắn. - HS cần phải xác định lí tưởng sống cho bản thân. 5. Hướng dẫn về nhà : - Học bài. - Xem lại các bài tập đã làm. - Chuẩn bị ôn tập tiết sau kiểm tra : Ôn tập lí thuyết và bài tập đã học.
Tài liệu đính kèm: