Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 22: Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 22: Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Kiến thức:

 - Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.

 - Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh

 - Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 - Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân

 2. Kỹ năng:

 - Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5975Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 22: Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cát Hanh Ngày soạn: 26 – 1 – 2012 
TIẾT 22:
BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.
 - Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh 
 - Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 - Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân 
 2. Kỹ năng:
 - Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
 3. Thái độ:
 - Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước 
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đồ dùng: bảng phụ; phiếu học tập 
- Phương án tổ chức lớp học: học trên lớp; Thảo luận nhóm 
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Học bài cũ bài 13: ( phần 1) hoàn thành bài tập 1,2 
- Chuẩn bị bài !3: phần còn lại của bài và chuẩn bị dự kiến trả lời các câu hỏi ở sgk và đọc nội dung bài học còn lại ở sgk 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 
- Điểm danh học sinh trong lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
H. Thế nào là quyền tự do kinh doanh? 
Trả lời:
Quyền tự do kinh doanh: là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.
H. Hãy trình bày nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh? 
Trả lời: 
Nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh: 
phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép; không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma túy, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí,
 3. Giảng bài mới: 
 *. Giới thiệu bài: (1’) 
Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải có nghĩa vụ gì? Đóng thuế vậy em hiểu thuế là gì và thuế có vai trò đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công dân có nghĩa vụ đóng thuế như thế nào. Để hiểu được những nội dung trên hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài 13 (tt) 
 *. Tiến trình bài dạy: 
Tg 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 Nội dung 
17’
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp nhằm giúp học sinh hiểu được thế nào là thuế vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
II. Nội dung bài học: 
1.
2. -Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
- Một số loại thuế hiện nay ở nước ta: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, 
- Vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: có tác dụng:
- Ổn định thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước.
- Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán, đóng thuế đủ và đúng kì hạn, 
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 
H1. Thuế là gì? Nêu một số ví dụ về thuế mà em biết? 
H2. H. Thế có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước? cho ví dụ 
H3. Công dân có nghĩa vụ đóng thuế như thế nào? 
GV: bổ sung thuế còn góp phần đầu tư phát triển, kinh tế, văn hoá, xã hội  
Ví dụ: Đầu tư phát triển kinh tế công nông nghiệp, giao thông vận tài, (đường sá cầu cống ) 
Phát triển y tế, giáo dục văn hoá, xã hội, (bệnh viện trường học) đảm bảo các khoảng chi cần thiết cho bộ máy nhà nước, cho quốc phòng, an ninh 
Gọi các nhóm nhận xét bổ sung 
Giáo viên nhận xét bổ sung 
Học sinh thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bày. 
Nhóm 2: trình bày 
- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung: trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống, an ninh, quốc phòng  
- Một số loại thuế hiện nay ở nước ta: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, 
Ví dụ: Thuế buôn bán, dịch vụ, thuế sản xuất ô tô, xe gắn máy,.
Nhóm 4 trình bày 
Vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: có tác dụng:
- Ổn định thị trường .
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế .
- Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước. 
Ví dụ: Đầu tư phát triển kinh tế công nông nghiệp, giao thông vận tài, 
(đường sá cầu cống ) 
Phát triển y tế, giáo dục văn hoá, xã hội, (bệnh viện trường học) đảm bảo các khoảng chi cần thiết cho bộ máy nhà nước, cho quốc phòng, an ninh 
Nhóm 6 trình bày 
- Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán, đóng thuế đủ và đúng kì hạn, 
12’
Hoạt động 2: Trách nhiệm của quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? Liên hệ thực tế về thuế. 
3.Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh. 
 H. Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
- Nói thêm: Tuyên truyền, vận động gia đình xã hội thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
- Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
- cho học sinh liên hệ thực tế 
H. Gia đình em đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế chưa?
Bài tập ở bảng phụ 
Những hành vi nào sau đây vi phạm về thuế ? Vì sao? 
a. Nộp thuế đúng qui định 
b. Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh.
c. Không giây dưa trốn thuế.
d. Không tiêu dùng tiền thuế của Nhà nước.
đ. Kết hợp hộ kinh doanh tham ô thuế Nhà nước.
e. Dùng tiền thuế làm việc cá nhân.
g. Buôn lậu trốn thuế.
Hướng dẫn học sinh giải thích -> giáo dục học sinh 
3. Kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và buôn bán mà em biết? 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung.
GV nhận xét chốt lại: 
Nhấn mạnh: Trong cuộc sống, con người rất cần đến sản xuất, dịch vụ, trao đổi buôn bán điều này nó giúp con người và xã hội tồn tại và phát triển.
Phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh. 
- Học sinh tự suy nghĩ và trả lời.
Đọc bài tập ở bảng phụ 
Đáp án: những hành vi vi phạm về thuế đ,e,g 
- Sản xuất lúa, gạo, bánh kẹo, nuôi lợn, gà, bò, sản xuất vải, quần áo, sách ,vở, xe đạp 
- Dịch vụ: vui chơi, gội đầu, cắt tóc, điện thoại, ăn uống 
- Trao đổi mua bán, lúa, gạo, thịt cá bánh kẹo, sách vở quần áo 
8’ 
Hoạt động 3: Củng cố 
Bài tập 3: 
Cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy toàn bài 
Bài tập: 3 trang 47 
Kết luận toàn bài:
Kinh doanh và thuế là hai lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống xã hội tồn tại và phát triển cần đến hoạt động của 2 lĩnh vực này tuy nhiên mọi công dân mọi tổ chức tham gia phải có quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh và thuế, để góp phần xây dựng nền kinh tế tài chính quốc gia ổn định, vững mạnh
Học sinh vẽ sơ đồ tư duy phần nội dung bài học theo tổ 
Đáp án: 
+ Đồng ý: c,đ,e 
Bới vì: những ý kiến đó là thực hiện đúng những quy định của Pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ đóng thuế mà Pháp luật quy định 
+ không đồng ý a,b,d 
Bỡi vì: công dân không được phép kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm, dù buôn bán nhỏ cũng phải đăng kí kinh doanh theo quy định của Nhà nước. 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) 
- Các em về nhà học bài theo nội dung bài học ở sgk, hoàn thành các bài tập ở sgk, sưu tầm những mẫu chuyện về vi phạm pháp luật về kinh doanh và thuế .
- Xem trước bài 14 đọc trước phần đặt vấn đề, nội dung bài học mục 1,2 và dự kiến trả lời các câu hỏi sgk phần gợi ý 
Tìm đọc bộ luật lao động 2002 
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 13 T2.doc