Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 1)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 1)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Hiểu lao động là gì, ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội

- Biết được các loại hợp đồng lao động

- Có tình yêu đối với lao động và tôn trọng người lao động.

B. Nội dung cơ bản:

 - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1611Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14 – 02 - 2012
Tiết 24. Bài 14: 
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
(Tiết 1)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu lao động là gì, ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội
- Biết được các loại hợp đồng lao động
- Có tình yêu đối với lao động và tôn trọng người lao động.
B. Nội dung cơ bản:
	- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
	- Luật lao động quy định:
+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động 
+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
+ Hợp đồng lao động 
+ Các điều kiện liên quan: bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại. 
C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện:
1. Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, giảng giải.
2. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV, GDCD 9, bộ luật lao động 2002, hiến pháp 1992, Bảng phụ
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 ?/ Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Lấy VD thực tế minh hoạ?
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề.
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống.
-GV đặt câu hỏi, gợi ý cho
?/ Ông An đã làm việc gì?
?/ Việc làm của ông An có lợi ích gì?
?/ Đó có phảI là việc làm lợi dụng bóc lột sức lao động của trẻ em để kiếm lợi riêng không? Vì sao?
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế tìm hiểu thế nào là lao động.
? Vì sao con người phải lao động?
Có những hình thức lao động nào?
? Sản phẩm của lao động bao gồm những gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về luật lao động
- GV giới thiệu: ngày 23/6/1994,quốc hội khoá 9 thông qua bộ luật lao động và ngày 2/4/2000, quốc hội khoá X thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động. Bộ luật lao động là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hoá quan điểm của đảng về lao động 
- GV chốt lại ý chính
- Điều 6: người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
?/ Thế nào là lao động?
Lao đọng có ý nghĩa như thế nào?
- HS cả lớp trao đổi và trả lời
- GV chốt lại
?/ Em hãy cho biết, pháp luật quy định ntn về quyền lao động và nghĩa vụ lao động của công dân?
- HS dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- GV chốt lại để hoàn thiện và đưa ra tình huống:
" A và B là HS phổ thông. Trượt đại học, A xin đi làm tại một nhà máy dệt, còn B thì tiếp tục đi học nghề ở trường trung cấp. Mẹ B cho rằng B có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống mình như A "
- Theo em, mẹ B đúng hay sai? Vì sao?
- B cần làm gì để có thể học nghề?
* Luyện tập củng cố.
GV cho HS làm bài tập 1,2,3
- GV cho 2 HS tham gia trò chơi đúng sai để làm bài tập 1,3
 GV chốt lại và kết thúc bài học
I, Đặt vấn đề.
1, Chuyện của ông An.
- Ông An tập trung thanh niên trong làng mở lớp dậy nghề, hướng dẫn họ sản xuất làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán
- Giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết khó khăn xã hội.
- Ông An đã làm một việc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, cho người khác và cho xã hội. Đồng thời còn tránh cha các em sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
2, Liên hệ thực tế.
- Lao động giúp con người tạo ra của cải vật chất, nuôi sống mình và duy trì sự tồn tại và phát triển, giúp loài người không ngừng tiến bộ.
- Các hình thức lao động: 
 + Trí óc.
 + Chân tay.
- Sản phẩm của lao đông:
 + Của cải vật chất
 + Các giá trị tinh thần.
3, Luật lao động
- Bộ luật lao động quy định.
+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động
+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
+ Hợp đồng lao động
+ Các điều kiện liên quan như: bảo hiểm , bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại
III. Nội dung bài học
1. Lao động và vai trò của lao động.
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhăm tạo ra của cải vạt chất và các giá trị tinh thần cho xã hội
- Vai trò, ý nghĩa của lao động: Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người,là nhân tố quyết định sự tồn tại , phát triển của đất nước và nhân loại.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động:
a. Quyền lao động: 
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề và tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
b. Nghĩa vụ lao động:
- Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hôi, duy trì sự phát triển của đất nước.
* Mẹ B sai vì B có quyền được lựa chọn học nghề hay đi làm. B có thể vừa học vừa làm để có thể vừa đi học vừa tự nuôi sống mình.
Bài tập 1: Đáp án: b,c
Bài tập 3: Đáp án: a,b,d
* Hướng dẫn học tập
- Nắm chắc nội dung bài học
- Tiếp tục tìm hiểu luật lao động và chuẩn bị bài tiết 2.
------------------------------------------------------------------
Kiểm tra ngày.tháng.năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Quyen va nghia vu lao dong.doc