Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 25 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 25 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Kiến thức:

 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.

 2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 8539Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 25 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cát Hanh
Ngày soạn: 10 - 2 - 2012
TIẾT 25 
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN ( TT ) 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. 
 2. Kỹ năng:
 - Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 
 3. Thái độ:
 - Tôn trọng qui định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. 
 II. Chuẩn bị: 
 1. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn: 
 - Đồ dùng: SGK, SGV, Hiến pháp 1992, Bộ luật lao động năm 2002, b¶ng phô.
 - Phương án tổ chức lớp học: dạy học trên lớp, thảo luận nhóm 
 2. ChuÈn bÞ cña häc sinh:
 - Học bài cũ: ( bài 14 phần nội dung bài học mục 1) 
 - Đọc trước bài mới bài 14 mục 2,3,4 và dự kiến trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Đáp án phần bài tập 
 III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tình hình lớp:(1’) 
 Điểm danh học sinh trong lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) 
 H. Lao động là gì? Cho ví dụ?
 §¸p ¸n: 
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 
Lao động là hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
Ví dụ: làm ở xí nghiệp gỗ, đánh giày, bán báo, làm giáo viên
 3. Giảng bài mới:
 *. Giíi thiÖu bµi:(1’)
 §Ó quyÒn vµ nghÜa vô lao ®éng cña c«ng d©n ®­îc thùc hiÖn tèt th× mçi c¸ nh©n, Nhµ n­íc cã tr¸ch nhiÖm nh­ thÕ nµo? TiÕt häc h«m nay sÏ gióp chóng ta hiÓu râ vÊn ®Ò nµy.
 *. Tiến trình bài dạy: 
Tg 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 Nội dung 
9’ 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thảo luận về quyền lao động của công dân: 
II. Nội dung bài học: 
GV: Đọc cho học sinh nghe các điều luật liên quan đến quyền lao động của công dân. 
+ Điều 55 HP 1992 
“ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” 
+ Điều 5 bộ luật lao động 
“ Mọi người giúp đỡ” 
+ Điều 20 bộ luật lao động 
“ Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình” 
Qua các điều luật vừa nêu em hãy cho biết:
Cho học sinh thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy 
Nhóm 1 
H. Quyền lao động của công dân là gì? 
H. Công dân thực hiện quyền lao động bằng cách nào? 
- Như vậy quyền làm việc và quyền tạo ra việc làm là quyền lao động của công dân. 
H. Thế nào là quyền làm việc?
H. Quyền tạo ra việc làm là gì?
GV cho ví dụ minh hoạ 
- Như vậy mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm .
- Nhấn mạnh :
Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội và đem lại thu nhập cho bản thân .
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là làm việc.
 Công dân có quyền tạo ra việc làm cho bản thân và cho mọi người, có quyền sử dụng lao động theo qui định của pháp luật .
- Nêu điều 5 khoản 3 của bộ luật lao động.
- Mọi công dân tuỳ theo khả năng, năng lực của mình để tìm kiếm việc làm phù hợp trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tập thể tư nhân doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài, làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, lao động trí óc, lao động nghệ thuật, 
Học sinh thảo luận nhóm và vẽ sơ đồ tư duy theo nội dung các câu hỏi của nhóm 
 Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 
- Quyền làm việc 
- Quyền tạo ra việc làm
Là quyền tự do sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc thực hiện 1 dịch vụ nhất định đem lại thu nhập cho bản thân, cho gia đình, có ích cho xã hội; tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và nơi làm việc phù hợp với nhu cầu; tự do học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không phân biệt đối xử về thành phần xã hội, tín ngưỡng và dân tộc. 
- Là công dân có quyền thành lập công ti, thành lập doanh nghiệp, thuê lao động để tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, tạo việc làm cho bản thân và cho mọi người, đem lại lợi ích cho bản thân, cho người lao động và xã hội.
1. 
2. Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
Ghi theo sơ đồ tư duy 
- Quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.
8’
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghĩa vụ lao động của công dân: 
Nhóm 2:
H. Vì sao Hiến pháp qui định lao động là nghĩa vụ của công dân? 
Gọi học sinh đọc phần tư liệu tham khảo sgk chấm 5 
Nhóm 3,4:
H. Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có trách nhiệm gì? 
- Vì mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, với xã hội và với đất nước của mỗi công dân. 
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ. 
- Nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. 
3.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
 – Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. 
8’
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về hợp đồng lao động? 
Gọi học sinh đọc đặt vấn đề mục 2. 
Cho học sinh thảo luận nhóm:
H1. Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao? 
H2. Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không? Như vậy có vi phạm hợp đồng lao động không? 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung 
GV nhận xét chốt lại
H. Thế nào là hợp đồng lao động? 
H. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? 
H. Cho biết nội dung của hợp đồng lao động? 
Nhấn mạnh: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động:
- Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động cần phải kí hợp đồng lao động với người sử dụng lao động phải có đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật để làm cơ sở giải quyết tranh chấp lao động, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Gọi 1 em đọc mục đặt vấn đề 2
Học sinh chia nhóm thảo luận nhóm 
Đại điện trình bày? 
1. Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long là hợp đồng lao động.
Vì: - Đó là sự thoã thuận giữa hai bên chị Ba ( người lao động) và công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long (người sử dụng lao động) 
 Bản cam kết thể hiện các nội dung chính của hợp đồng lao động như việc làm, tiền công, thời gian làm việc và các điều kiện khác (bảo hiểm lao động, bảo hộ lao động ..) 
2. Chị Ba không thể tự ý thôi việc mà không báo trước vì như vậy là vi phạm hợp đồng lao động (vi phạm cam kết) 
Là sự thoã thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi người bên trong quan hệ lao động.
Thảo luận tự nguyện bình đẳng
- Công việc phải làm, thời gian địa điểm. 
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp. 
- Các điều kiện: bảo hiểm lao động, bảo hộ lao động. 
Đặt vấn đề mục 2:
9’
 Hoạt động 4: Tìm hiểu một số qui định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên: 
Nhóm 5,6:
H. Cho biết qui định của pháp luật đối với trẻ em chưa thành niên? 
GV: phân biệt những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
Những hành vi, việc làm vi phạm luật lao động 
Ví dụ: thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc thuê người dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc độc hại bắt ép người lao động phải làm việc nhiều giờ trong một ngày hoặc làm việc liên tục không có ngày nghỉ mà không được trả tiền làm them ngoài giờ không kí hợp đồng lao động với người lao động, tự ý đuổi việc người lao động, người lao động tự ý bỏ việc khi chưa hết thời gian lao động theo hợp đồng, 
GV đọc điều 6 của bộ luật lao động: “ người lao động  lao động” 
H. Những biểu hiện sai trái về sử dụng sức lao động trẻ em mà em biết? 
GV: Liên hệ thực tế: 
+ Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm tiền. 
+ Có em chỉ mới 12,13,14 tuổi phải làm công việc nặng nhọc như đốt củi đốt than,  
+ Trẻ em tham gia dẫn dắt khách mại dâm, ma tuý, 
H. Em có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? 
- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động. 
Học suy nghĩ trả lời.
- Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Góp phần đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, sai trái, trái phép trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, 
4.Quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em:
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. 
- Cấm lạm dụng sức người lao động của người lao động dưới 18 tuổi. 
4’ 
 Hoạt động 5: Củng cố
III. Bài tập: 
Cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ: 
Bài tập 1: sgk trang 50 
Bài tập 3: sgk trang 50 
Bài tập 6: sgk trang 51
Gọi học sinh nhận xét. 
GV: nhận xét chốt lại.
Cho bài tập cho học sinh về nhà hoàn thành bài 2,5
Đáp án: b,đ 
 Đáp án: quyền lao động b,d,e. 
Đáp án: 
+ Hành vi vi phạm pháp luật của người lao động là: 2,5,6,7.
+ Hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động là 1,3,4,8,9,10. 
Bài 1: đúng b,đ
Bài 3: quyền lao động: b,d,e 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’ ) 
- Các em về nhà học bài theo nội dung bài học làm bài tập 2,5 sgk .
- Về nhà tự học ôn các bài 12,13,14 để hôm sau kiểm tra viết 45 phút 
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
------------ *********** --------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 14 T 24.doc