Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 27 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (2 tiết)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 27 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (2 tiết)

Kiến thức.

· Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.

· Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.

2. Kĩ năng.

· Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật.

· Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù hợp.

 

doc 26 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9382Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 27 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:27 
Ngày soạn: 25/03/2011
Ngày dạy: 26/03/2011
 Bài 15: 
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (2 TIẾT)
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý. 
2. Kĩ năng.
Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật.
Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù hợp.
3. Thái độ.
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật
Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện vi phạm pháp luật, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp diễn giải
Phương pháp thảo luận
Giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GV đưa ra các thông tin:
-Ngày 29/2/2004, công an phường H đã xử phạt hành chính bà hân và yêu cầu bà tháo dỡ mái che lấn chiếm vỉa hè.
-Bạn Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở H thường xuyên đi học muộn, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã xử lý rất nghiệm khắc hành vi vi phạm kỷ luật của Nam.
-GV: Đặt câu hỏi:
Câu 1: Nêu các hành vi vi phạm của 2 trường hợp trên.
Câu 2: Các biện pháp xử lý (còn gọi là trách nhiệm pháp lý) của nhà nước đối với các hoạt động trên
-GV: Có thể viết 2 ví dụ lên bảng cho HS gạch chân các ý kiến cần trả lời.
GV: Để hiểu rõ về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý của công dân với việc thực hiện Hiến Pháp, pháp luật. Chúng ta học bài hôm nay.
Gv giới thiệu phần đặt vấn đề.
HS đọc phần đặt vấn đề.
- GV: Tổ chức cho Hs thảo luận.
N1,2: Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì?
N3,4: Những hành vi đó đã gây hậu quả gì?
N5,6: Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra? 
Các nhóm cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận, chuyển ý.
- GV: Từ các hoạt động trên, HS tự rút ra khái niệm về vi phạm pháp luật.
- GV: Gợi ý HS trả lờicác câu hỏi sau:
Câu 1: Vi phạm phápluật là gì?
Câu 2: Có các loại vi phạm nào?
- HS: Trả lời cá nhân.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế.
- GV: Đưa ra ý kiến đúng , giáo dục ý thức học sinh.
- HS: Ghi vào vở.
- HS: Đọc lại nội dung SGK.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Vi phạm pháp luật:
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hình sự
- Vi phạm pháp luật hành chánh
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm kỷ luật.
 4. Củng cố và luyện tập.
 HS cùng nhau thảo luận, sắm vai tình huống về vi phạm pháp luật.
 Các nhóm tự nghĩ ra tiểu phẩm, lời thoại và diễn.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài kết hợp SGK trang 52,53 .
Chuẩn bị phần còn lại:
 -Xem phần 2: trách nhiệm pháp lý, các loại vi phạm pháp lý. 
 -Xem bài tập còn lại SGK trang 55,56.
 Chú ý bài tập 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. 
Tiết:28 
Ngày soạn: 01/04/2011
Ngày dạy: 02/04/2011
Bài15: 
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN 
 I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý. 
2. Kĩ năng.
Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật.
Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù hợp.
3. Thái độ.
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật
Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện vi phạm pháp luật, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp diễn giải
Phương pháp thảo luận
Giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
- GV: Cho HS làm bài tập để kiểm tra bài cũ đồng thời dẫn dắt nội dung phần sau.
- HS: Điền vào bảng ý kiến cá nhân.
Bài tập: Nêu hành vi vi phạm và biện pháp xử lý mà em được biết trong thực tế cuộc sống.
Hành vi
Loại vi phạm
Biện pháp xử lý
-Vứt rác bừa bãi.
- Cãi nhau, gây mất trật tự nơi công cộng.
-Lấn chiếm vỉa hè.
Vi phạm hành chính
Xử phạt hành chính
-Trộm xe máy
-Cướp giật tài 
Vi phạm hình sự
Hình phạt của Bộ luật hình sự
-Mượn xe máy để đặt lấy tiền
Vi phạm dân sự
Bồi thường dân sự
-Viết, vẽ bậy lên tường của lớp học.
Vi phạm kỷ luật
Phê bình trước lớp
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
- GV: Từ bài tập trên gợi ý.
- HS: Trà lời các câu hỏi:
Câu 1: Trách nhiệm pháp lý là gì?
Câu 2: Các loại trách nhiệm pháp lý là gì?
- GV: Từ bài tập trên gợi ý HS đưa ra biện pháp xử lý chính là trách nhiệm pháp lý của công dân.
- GV: Cho HS nêu rõ thế nào là các loại trách nhiệm?
-Ý nghĩa của các loại trách nhiệm pháp lý?
- HS: Đọc lại nội dung SGK 1 lần.
- HS: Ghi bài vào vở.
- GV: Đặt câu hỏi có liên quan đến trách nhiệm công dân, từ đó gợi ý HS liên hệ trách nhiệm bản thân.
- HS: Cùng trao đổi.
- GV: Nhận xét.
- HS: Ghi bào vào vở.
- GV: Đọc Điều 12 Hiến pháp năm 1992.
- HS cho ví dụ bản thân, trường, 
GV nhận xét, giải thích thêm.
- GV: kết luận, chuyển ý.
- GV: Cho HS giải bài tập trong SGK.
- Bài 1: (SGK) Trang55
- Bài 5: (SGK) Trang 56
- GV: Viết sẵn bài tập lên bảng phụ hoặc vào giấy khổ to ( Chếu lên máy nếu có).
- HS: Sử dụng phiếu học tập của GV chuẩn bị sẵn.
- HS: Làm việc cá nhân.
- HS: Cả lớp nhận xét.
- GV: Đưa ra đáp án đúng và đánh giá ý kiến HS (cho điểm HS có ý kiến tốt).
- GV: Giải thích thêm cho bài 5 là vì sao đúng, vì sao sai.
- GV: Lấy ví dụ minh hoạ cho phần trả lời.
- GV: Đây là bào khó, HS cần được gợi ý và giải thích thêm.
II. Nội dung bài học.
3. Trách nhiệm pháp lý:
Là nghĩa vụ pháp lý mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
4. Các loại trách nhiệm pháp lý:
- Trách nhiệm Hình sự.
- Trách nhiệm Dân sự.
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm lỷ luật
5. ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý:
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hàng nghiêm chỉnh pháp luật.
- Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật.
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân.
- Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
6. Trách nhiệm:
* Đối với công dân:
- Chấp hành nghiêm chỉnh hiến páhp, pháp luật.
- Đấu tranh hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
* Đối với HS:
- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt Hiến pháp và pháp luật.
- Có lối sống lành mạnh, học tập và lao động tốt.
- Đấu tranh các hiện tượng xấu, vi phạm pháp luật.
III. Bài tập.
Đáp án bài 5:
- Ý kiến đúng : (c), (e)
- Ý kiến sai: (a), (b), (d), (đ).
4. Củng cố và luyện tập.
Bài 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm pháp lý
giống nhau
- Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
Khác nhau
- Bằng tác động của dân sự xã hội
- Lương tâm cắn rứt.
- Bắt buộc thực hiện.
- Phương pháp cưỡng chế của nhà nước.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 53.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 55,56.
Bài mới:
 Chuẩn bị bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
 - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 57.
 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 58.
 - Xem trước bài tập SGK trang 59,60.
Chú ý so sánh đạo đức và pháp luật.
Tiết:29 
Ngày soạn: 08/04/2011
Ngày dạy: 09/04/2011
Bài 16:
QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN(2 TIẾT)
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của ông dân.
Cơ sở của quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân
Quyền và nghĩa vụ công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. 
2. Kĩ năng.
Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân.
Tự giác, tích cực tham gia các công việc chung của trường, lớp và địa phương.
Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội
3. Thái độ.
Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy kho ...  trao đổi.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng và đánh giá cho điểm HS có ý kiến đúng.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 58.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 59,60.
Bài mới:
Chuẩn bị bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
 - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 61,63.
 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 63.
 - Xem bài tập SGK trang 65.
 Chú ý sắm vai tình huống: Bác An có con trai 18 tuổi có giấy gọi đi bộ đội. Bác tìm cách chạy cho con không phải đi bộ đội.
Tiết:31. 
Ngày soạn: 22/04/2011
Ngày dạy:23/04/2011
Bài 17:
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nêu được một số quy định trong Hiến pháp 1992 và luật nghĩa vụ quân sự. 
2. Kĩ năng.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú.
- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Thái độ.
Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện bảo vệ Tổ quốc, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề,tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
- HS lớp 9 có quyền tham gia, góp ý về quyền trẻ em không?
a/ Được quyền tham gia.
b/ Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo.
=> Đáp án: a
- Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp của bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội.
=> HS tự đưa ra ví dụ.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:Gv giới thiệu “Bài thơ thần” của Lí Thường 
-Kiệt trong một đêm chờ đánh giặc Tống.
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.”
-Bác Hồ đã khẳng định chân lí: 
“ Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
HS: Suy nghĩ gì về bài thơ và câu nói trên?
GV: Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta học bài hôm nay.
Chuyển ý.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên ?
Nhóm 3,4: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ?
Nhóm 5,6: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc ?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , chốt ý, chuyển sang phần hai .
GV đặt câu hỏi:
- Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
- Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
- HS chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường.
GV nhận xét, chốt ý.
GV gợi ý: Bộ đội bảo vệ vùng biển, vùng trời biên giới, giữ bình yên cuộc sống cho nhân dân..
Các hoạt động:
- Ngày hội quốc phòng toàn dân.
- Tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Học tập và lao động tốt.
- Học tập tốt tuần nghĩa vụ quân sự của nhà trường.
- Ủng hộ gia đình thương binh liệt sĩ.
- Tham gia ngày 27/7.
GV: Kết luận, chuyển ý
HS làm bài tập 1 SGK trang 65.
Đại diện 2 em làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1/ Bảo vệ tổ quốc là:
Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam .
2/ Vì sao phải bảo vệ:
- Có được Tổ quốc hôm nay là nhờ công sức, xương máu của cha ông ta.
-Hiện nay vẫn còn các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại tổ quốc ta.
3/ Nội dung:
-Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
-Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
-Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
-Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
4/ Trách nhiệm của học sinh:
-Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
-Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
-Tích cực tham gia bảo vệ trật tự an ninh trường học và nơi ở.
-Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự. Vận động mọi người cùng tham gia
III. Bài tập.
Đáp án:
Đáp án đúng: a,c,d,đ,e,h,i.
 4. Củng cố và luyện tập.
Gv tổ chức cho HS sắm vai tình huống:
“Nhà Hoà có hai anh em. Anh trai Hoà vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hoà không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin cho anh Hoà ở lại. Nhưng anh trai Hoà động viên mẹ yên tâm để anh thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
“Bác An có con trai 18 tuổi có giấy gọi đi bộ đội. Bác tìm cách chạy cho con không phải đi bộ đội.” 
Các nhóm cùng nhau thảo luận, đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 63.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 65.
Bài mới:
Chuẩn bị bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 66,67.
 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 68.
 - Xem bài tập SGK trang 68,69.
 Chú ý sắm vai tình huống: Bài tập 5 SGK trang 69.
Tiết:32 
Ngày soạn: 06/05/2011
Ngày dạy: 07/05/2011
Bài 18:
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
- Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 
2. Kĩ năng.
- Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
3. Thái độ.
- Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề.
 Thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại.
 Sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
* Bảo vệ tổ quốc là gì? Ví dụ.
Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam .
* Nội dung của bảo vệ tổ quốc là gì? Ví dụ.
-Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
-Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
-Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
-Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV đưa ra hành vi:
 - Chào hỏi, lễ phép với thầy cô.
- Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau.
- Đi đúng luật an toàn giao thông.
- Anh em tranh chấp tài sản thừa kế. 
GV: Những hành vi trên nói lên điều gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, dẫn vào bài học.
Chuyển ý.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Những chi tiết nào thể hiện anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?
Nhóm 3,4: Động cơ nào thôi thúc anh Nguyễn Hải Thoại có suy nghĩ và hành động để phát triển công ty xây dựng Thăng Long? Biểu hiện phẩm chất gì của anh?
Nhóm5,6: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , chốt ý, chuyển sang phần hai .
GV đặt câu hỏi:
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Liên hệ trách nhiệm bản thân. 
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường. Gợi ý những chuẩn mực đạo đức: Hiếu- Trung- Tín- Lễ- Nghĩa.
GV nhấn mạnh: Người có đạo đức là người thể hiện được những giá trị đạo đức.
GV yêu cầu HS liên hệ những phẩm chất đạo đức đã học.
GV Dùng bảng so sánh để hướng dẫn học sinh.
GV Nhận xét , bổ sung, ghi nội dung, lấy thêm ví dụ minh hoạ.
GV: Kết luận, chuyển ý.
HS làm bài tập 2 SGK trang 68,69.
Đại diện 2 em làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Sống có đạo đức:
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức.
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người.
- Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ.
- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc làm mục tiêu sống.
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích.
2. Tuân theo pháp luật:
 Sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
3. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật.
Sống có đạo đức
Thực hiện pháp luật
Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.
Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do Nhà nước đề ra.
- Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức
4. Trách nhiệm của bản thân:
- Học tập, lao động tốt.
- Rèn luyên đạo đức, tư cách.
- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình, xã hội.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật.
III. Bài tập.
Đáp án:
* Có đạo đức: a,b,c,d, đ, e.
* Thực hiện pháp luật: g,h, i, k,l. 
 4. Củng cố và luyện tập.
 GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống: Gặp một cụ già qua đường bị ngã.
 HS tự phân vai, nghĩ ra lời thoại. Đại diện 2 nhóm lên diễn tình huống.
 Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
*Học bài từ tiết 19 đến tiết 32 chuẩn bị tiết 33 ôn tập HKII. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang hay.doc