Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 29: Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 29: Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH và cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.

 2. Kĩ năng: Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH; biết tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động chính trị, xã hội.

 3. Thái độ: Có lòng tin yêu và tình cảm đối với Đảng và nhà nước

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 29: Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29: Bài 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, 	 	 	QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T1)
Ngày soạn: 1/4.	
	A. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH và cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.
	2. Kĩ năng: Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH; biết tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động chính trị, xã hội.
	3. Thái độ: Có lòng tin yêu và tình cảm đối với Đảng và nhà nước 
	B. Phương pháp:
	Kích thích tư duy,
	Giải quyết vấn đề, 
	Thảo luận nhóm..
	C. Chuẩn bị của GV và HS:
	1. GV: Sách GV, SGK, sách bài tập, sách tình huống GDCD lớp 9.
	 HP 1992, luật khiếu nại, tố cáo.
	2. HS: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định tổ chức:( 2 phút)
	II.Bài cũ:( 5 phút) 
	1. Trách nhiệm pháp lí là gì?. Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?.
	2. Hãy lấy 1 ví dụ về vi phạm PL hình sự và nêu trách nhiệm pháp lí của CD trong trường hợp đó?. 
	III. Bài mới: 
	1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Vậy quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
	2. Triển khai bài:
*HĐ1: (12 phút) HD h/s tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: Em hãy nêu các quyền cơ bản của công dân mà em đã được học ở lớp 6, 7, 8 và 9.
Gv: Vì sao công dân có được những quyền đó? Ngoài những quyền trên, công dân còn có quyền nào nữa?
Gv: Cho h/s đọc phần đặt vấn đề SGK trang 57.
Gv: Theo em, những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
Gv: Nhà nước ban hành những quy định trên nhằm mục đích gì?.
Gv: Vậy quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân là gì?
*HĐ2:(10 phút) Thảo luận nhóm, 
Gv: chia Hs thành 3 nhóm, thảo luận theo 3 nội dung sau:
N1: Lấy ví dụ về quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức XH ?
(Quyền bầu cử, ứng cử, ...)
N2: Lấy ví dụ về quyền tham gia bàn bạc các công việc chung.
( Góp ý XD Hiến pháp, luật, tự do ngôn luận...)
N3: Lấy ví dụ về tham gia thực hiện và giám sát đánh giá các công việc chung?
(Khiếu nại, tố cáo, tự do ngôn luận, Giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước....)
* HĐ3: Luyện tập (10 phút).
GV: chuẩn bị bài tập 1 SGK ở bảng phụ , yêu cầu học sinh làm.
GV: Nhận xét, chốt lại đáp án đúng a,c,đ,h.
Gv: HD HS làm BT 3 SGK trang 59.
GV: Vậy công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH bằng cách nào? Ví dụ? 
GV: cho HS liên hệ thực tế ở trường, lớp hoặc địa phương. 
Cho biết em hoặc gia đình em được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp, địa phương?
Gv: Đọc truyện Nghị lực vươn lên và truyện phiên toà học sinh ( Sách tình huống PL/65)
1.Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí XH của công dân 
 Là quyền 
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức XH. 
- Tham gia bàn bạc công việc chung.
 - Tham gia thực hiện, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội .
	IV.Củng cố( 2 phút): 
	- Gv yêu cầu HS hệ thống lại ND bài học.
 	V. Dặn dò( 2 phút): 
	- Học bài
	- Xem trước nội dung còn lại của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 29.doc