Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: HS nắm được thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.

 2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu, phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1839Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3 	 Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Ngày soạn: 20/8
	A. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức: HS nắm được thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
	2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu, phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
	3. Thái độ: HS biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đặt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh; Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật; Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động xã hội và khi lao động ở nhà, ở trường cũng như trong cộng đồng xã hội; Ủng hộ những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật; biết góp ý , biết phê phán đúng mực những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật như: gia trưởng, quân phiệt, tự do, vô kỉ luật.
B. Phương pháp:
	Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV: Sách GV, SGK lớp 9; Sưu tầm thêm 1 số mẩu chuyện, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ nói về dân chủ. kỉ luật.
2. HS: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức( 2 phút):
II. Bài cũ( 4 phút): 
	1. Nêu 1 số biểu hiện của tính tự chủ, không tự chủ?
2. Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào cho tốt ?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (2 phút) Gv cho HS quan sát tranh, ảnh sau đó dẫn dắt vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* HĐ1:( 10 phút) HD hs tìm hiểu phần đặt vấn đề
+ Gọi 1 hs đọc “ Chuyện của lớp 9 A” và “ Chuyện ở một công ty”.
Gv: Vì sao lớp 9A thực hiện tốt kế hoạch năm học?
Hs:GVCN họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp đầu năm; học sinh sôi nổi thảo luận biện pháp thực hiện...
Thành lập đội TN cờ đỏ
--> Phát huy được ý thức tự giác của tập thể và có biện pháp tổ chức thực hiện--> kế hoạch đã hoàn thành
Gv: Do đâu công ty ở trong truyện bị thua lỗ nặng nề?
Hs: Ông giám đốc chỉ yêu cầu, cho người giám sát mà không kể đến việc đề ra phương pháp, cách thức thực hiện phù hợp--> sức khoẻ của công nhân bị giảm sút, nhiều người bỏ việc.
* HĐ2:( 9 phút) Tìm hiểu nd bài học.
Gv: Qua 2 câu chuyện trên, theo em, dân chủ là gì? Kỉ luật là gì?
Gv: Dựa vào định nghĩa, hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên?
HS tự nêu --> GV chỉ rõ.
Gv: Hãy nêu sự phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
Hs: - DC: bàn bạc, xây dựng các biện pháp thực hiện.
- KL: Thực hiện nhiệm vụ năm học; Thành lập đội thanh niên cờ đỏ
Gv: Theo em, việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
Hs: Việc làm của ông --> Cty thô lỗ nặng vì: - Ông độc đoán, không phát huy được tính dân chủ ==> Sức mạnh bị giảm sút, công việc kém hiệu quả.
Gv: Vậy, theo em dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Gv: Từ 2 truyện trên em rút ra được ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật là như thế nào?
Gv: Hãy nêu tác hại của việc vi phạm dân chủ và kỉ luật?
( Liên hệ thực tế trong lớp)
*HĐ3:( 8 phút) Hướng dẫn thảo luận nhóm:
Gv: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường , hs chúng ta cần phải làm gì?
*HĐ4: (6 phút)HD học sinh làm bài tập.
Gọi 1 hs trả lời, 1số em bổ sung.
BT1: HS thảo luận theo nhóm.
Đáp án: a, d ( theo k/niệm và những biểu hiện của tính dân chủ)
BT2: HS tự kể được việc làm của mình về thực hiện dân chủ và kỉ luật hoặc ngược lại.
1. Khái niệm: 
a) Dân chủ: là mọi người được làm chủ công việc của tập chủ và XH, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của XH có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
b) Kỉ luật: là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của 1 tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
.
*Mối quan hệ: 
Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung.
KL là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ, kỷ luật:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.
- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển; XD được mối quan hệ XH tốt đẹp và hiệu quả, chất lượng lao động được nâng cao.
- Thiếu dân chủ làm giảm sức mạnh, sự đoàn kết của tập thể; không phát huy được khả năng của mọi người.
3. Cách rèn luyện:
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều hiện để mọi người được phát huy tính dân chủ
4. Luyện tập:
IV. Củng cố:(2 phút) - GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
	 - Gọi 1 hs đọc lại toàn bộ bài học.
V. Dặn dò:(2 phút) 
 - Học và làm BT3 thật tốt để kiểm tra 15’.
	 - Đọc trước và trả lời các câu hỏi ở bài: “ Bảo vệ hoà bình”.
	 - Hãy phân biệt chiến tranh chính ngiã và chiến tranh phi nghĩa.
	 - Sưu tầm 1 số tư liệu, tranh ảnh và bài hát về chiến tranh và hoà bình hoặc các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3-9.doc