Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 3: Dân chủ và kỷ luật - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 3: Dân chủ và kỷ luật - Nguyễn Văn Huệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ kuật; những biểu hiện cảu dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.

2. Về kỹ năng:

- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phát huy được ý thức dân chủ, thể hiện rõ tính kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 3: Dân chủ và kỷ luật - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: ..
Tiết 3	Bài 3 	dân chủ và kỷ luật
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ kuật; những biểu hiện cảu dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phát huy được ý thức dân chủ, thể hiện rõ tính kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
3. Về thái độ:
- Có ý thức rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu xã hội hiện nay. 
II. Nội dung
1. Phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi thể hiện dân chủ và thiếu dân chủ, giữa có kỉ luật và thiếu kỉ luật.
2. Xác định cơ sở để xây dựng tính dân chủ và kỉ luật.
3. Biết nhận xét và đánh giá hành vi của bản thân và mọi người.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tấm gương, ví dụ trong thực tế.
- Bảng phụ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là người có tính tự chủ? Nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp và nêu cách ứng xử phù hợp?
2. Em hãy đọc một vài câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự chủ?
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và nhà nước có chủ trương "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" vì sao Đảng ta lại chủ trương như vậy? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu, phân tích phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu phân biệt tác dụng dân chủ và kỉ luật.
- HS đọc phần ĐVĐ.
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi phần gợi ý.( 1, 2, 3).
- HS thảo luận trả lời.
+? Câu hỏi 1:
Có dân chủ
Thiếu dân chủ
- Các bạn sôi nổi thảo luận.
- Đề xuất chi tiêu cụ thể.
- Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.
- Thành lập "Đội thanh niên cờ đỏ".
- Công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc.
- Sức khoả công nhân giảm sút.
- Công nhân kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu của công nhân.
+? Câu hỏi 2:
- GV chia bảng thành 2 cột.
- HS điền vào 2 cột.
Biện pháp dân chủ
Biện pháp kỉ luật
- Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.
- ý thức tự giác.
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các bạn tuân thủ quy định của tập thể.
- Cùng thống nhất hoạt động.
- Nhắc nhở, đôn đốc thực hiện kỉ luật.
+? Câu hỏi 3:
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
+? Câu hỏi 4:
+? Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
- Thành tích là tập thể xuất sắc...
- Kết quả giảm sút, sản xuất thua lỗ.
- Bài học: Phát huy dân chủ, kỉ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9A và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây nên hậu quả xấu cho công ty.
Hoạt động 1: Thảo luận nội dung của dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật, mối quan hệ, ý nghĩa.
- GV lần lượt đưa câu hỏi.
- HS thảo luận, trả lời.
+? Thế nào là dân chủ, kỉ luật?
+? Dân chủ, kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
+? Thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật có lợi ích gì cho cá nhân, tập thể và xã hội?
+? Ai là người có trách nhiệm thực hiện dân chủ, kỉ luật?
+? Là HS chúng ta phải rèn luyện dân chủ, kỉ luật như thế nào?
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- HS phải vâng lời bố mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ, có ý thức kỉ luật của mọi công dân.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: HS hiểu sâu hơn dân chủ và kỉ luậttrong thực tế.
- GV nêu vấn đề:
+ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
1. HS nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ.
2. Chỉ có trong nhà trường mới cầ đến dân chủ.
3. Mọi người cầ phải có kỉ luật.
4. Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định thống nhất các hoạt động.
- HS đưa ra ý kiến của mình.
- GV nhận xét.
+ Tìm những hành vi thực hiện dân chủ, kỉ luật sau:
1. HS.
2. Thầy, cô giáo.
3. Bác nông dân.
4. Chú công nhân trong nhà máy.
5. Cử tri.
Hoạt động 1: Luyện tập, củng cố.
Mục tiêu: Rèn luỵện cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá.
- HS làm bài tập 1.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về dân chủ, kỉ luật.
- Chuẩn bị bài 4 - Bảo vệ hoà bình.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3.doc