Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Nguyễn Văn Huệ

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào hoà bình và bảo vệ hoà bình, và sao phải bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, trách nhiệm của mọi người.

2. Về kỹ năng:

- Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: ...
Tiết 4	Bài 4 	bảo vệ hoà bình
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào hoà bình và bảo vệ hoà bình, và sao phải bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, trách nhiệm của mọi người.
2. Về kỹ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Về thái độ:
- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
II. Nội dung
1. Thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình, giá trị của hoà bình, hậu quả của CT.
2. Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.
3. Trách nhiệm của nhân loại nói chung và HS nói riêng..
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật ? Em cho biết ý kiến đúng về các hành vi sau đây:
+ Đi học đúng giờ, nghỉ học xin phép.
+ Đi học về biết chào bố mẹ.
+ Góp ý kiến để xây dựng tập thể lớp.
+ Có ý kiến bảo vệ môi trường.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành an toàn giao thông.
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu một số thông tin về những thiệt hại của 2 cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh Việt Nam. Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên? Chúng ta mong ước điều gì? Để hiểu thêm vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
 - GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình.
- GV cho HS thảo luận nhóm (2nhóm).
+ Nhóm 1:
? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh?
? Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho con người?
? Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em?
+ Nhóm 2:
? Em có suy nghĩ gì khi ĐQ Mĩ gây CT ở Việt Nam?
? Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
? Chúng ta cần phải làm gì?
- Các nhóm HS trả lời.
- Cả lớp tham gia nhận xét.
- GV kết luận.
- Sự tàn khốc của CT, giá trị của hoà bình.
- Sự cần thiết phải ngăn chặn CT, bảo vệ HB.
- Hậu quả: CT I làm chết 10 triệu, CT II 60 triệu....
- KL: Vấn đề bảo vệ hoà bình đang là nóng bỏng của toàn nhân loại vì nó liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Hoạt động 2: Trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ hoà bình.
Mục tiêu: HS nhận thức sự cần thiết và trách nhiệm phải bảo vệ hoà bình.
- GV nêu vấn đề.
- HS phát biểu trả lời.
+? Hãy nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh?
Hoà bình
Chiến tranh
- Đem laị cuộc sống bình yên, tự do.
- Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
- Là khát vọng của loài người.
- Gây đau thương chết chóc.
- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.
- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.
- Là thảm hoạ của loài người.
+? Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranhphi nghĩa?
Chiến tranh chính nghĩa
Chiến tranh phi nghĩa
- Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.
- Bảo vệ độc lập tự do.
- Bảo vệ hoà bình.
- Gây CT giết người cướp của.
- Xâm lược đất nước khác.
- Phá hoại hoà binh.
+? Cách bảo vệ hoà bình vững chắc là gì?
- GV mở rộng thêm.
- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác các quốc gia.
- Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do.
Hoạt động 3: Liên hệ, luyện tập củng cố.
Mục tiêu: HS biết cách rèn luyện bản thân trong việc bảo vệ HB.
+ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
1 Trong vài thập kỉ tới ít có khả năng xaỷ ra CT thế giới?
2. Xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo.
3. Chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố còn xảy ra?
4. Hoà bình hợp tác phát triển là xu thế hiện nay?
- HS trả lời, lớp tham gia nhận xét.
- GV kết luận
+ Bản thân em có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hoà bình:
1. Đi bộ vì hoà bình.
2. Vẽ tranh vì hoà bình.
3. Viết thư cho bạn bè quốc tế.
4. ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
5. Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
- GV nhận xét.
- Cho HS đọc lại phần nội dung bài học.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Lập kế hoạch bảo vệ hoà bình (tên hoạt động, thời gian, địa điểm, chuẩn bị...).
- Chuẩn bị bài 5 - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc