Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 7 : Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 7 : Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nguyễn Văn Huệ

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của công dân HS trong kế thừa và phát huy.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc với những phong tục tập quán thói quen lạc hậu cần xoá bỏ, có kỹ năng phân tích đánh giá giá trị truyển thống dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 7 : Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
Tiết 7 : 	Bài 7 
Kế thừa và phát huy 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của công dân HS trong kế thừa và phát huy.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc với những phong tục tập quán thói quen lạc hậu cần xoá bỏ, có kỹ năng phân tích đánh giá giá trị truyển thống dân tộc.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phê phán những hành động xa rời truyền thống dân tộc.
II. Nội dung
1. Thế nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..
3. Yêú tố tích cực và tiêu cực của truyền thống.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: GV nêu câu hỏi: Những việc làm nào sau đây là hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường?
1. Các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giơí.
2. Tham gia cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường.
3. Đầu tư của các nước phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên.
4. Đầu tư của các tổ chức nước ngoài về vấn đề nước sạch cho người nghèo.
5. Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường.
6. Thi hùng biện về môi trường.
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Qua các bài học trước chúng ta thấy rõ xu thế hiện nay là phải tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nhưng để có thể quan hệ hợp tác và hội nhập thành công, mỗi dân tộc phải giữ vững bản sắc riêng của mình. Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên bản sắc riêng đó là nguồn gốc sức mạnh cuả dân tộc ta. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp HĐH đất nước cũng như sự phát triển. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu thế nào là sự hợp tác giữa các dân tộc.
- GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận.
+ Nhóm1: 
Câu 1: Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
Câu 2: Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?
+ Nhóm 2:
Câu 1: Cụ Chu Văn An là người như thế nào?
Câu 2: Nhận xét của em về cách cư xử của hoch trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì?
+ Nhóm 3: Qua 2 câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trả lời.
GV bổ sung.
+ Nhóm 1:
- Tinh thần yêu nước sôi nổi...
- Thực tiễn chứng minh: Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (Bà Trưng, Bà Triệu..).
- Các chiến sĩ ngoài mặt trận, phụ nữ tham gia kháng chiến, các bà mẹ anh hùng...
- Lòng yếu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống dân tộc.
+ Nhóm 2:
- CVA là nhà giáo nổi tiếng.
- Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.
- Học trò cuả Cụ là những nhân vật nổi tiếng.
- Học trò của cụ tuy làm chức quan to nhưng vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ.
- Tôn sư trọng đạo.
Nhóm 3:
- Lòng yêu nước của dân tộc là truyền thống quý báu. Đó là tuyền thống yếu nước còn giữ mãi đến ngày nay.
- Biết ơn, kính trọng thầy cô dù mình là ai đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ CVA.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.
Mục tiêu: HS hiểu những truyền thống của dân tộc, yếu tố tích cực, tiêu cực.
+? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?.
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
- GV có thể tổ chức cho HS trò chơi: chia thành 2 dãy bàn, tìm truyền thống, lần lượt các em ghi lên bảng (mỗi lần chỉ được nêu 1). Sau thời gian quy định tổ nào tìm được nhiều thì thắng.
+? Theo em, bên cạnh truyền thống dân tọc mang yếu tố tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiếu cực không? Nêu ví dụ minh hoạ?
HS trả lời.
GV chia thành 2 phần.
- Truyền thống đạo đức: yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết, cần cù..
- Truyền thống lao động sản xuất: trồng lúa nước, dệt vải..
- Truyền thống văn hoá nghệ thuật: 
Yếu tố tích cực
Yếu tố tiêu cực
- Truyền thống yêu nước.
- Truyền thống đạo dức.
- Truyền thống đoàn kết.
- Truyền thống cần cù lao động.
- Tôn sư trọng đạo.
- Phong tục tập quán lành mạnh.
 - Tập quán lạc hậu.
- Nếp nghĩ, lối sống tuỳ tiện.
- Coi thường pháp luật.
- Tư tưởng địa phương hẹp hòi.
- Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội... lãng phí, mê tín dị đoan.
+? Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?
HS trả lời.
GV nhận xét.
+? Thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
HS trả lời.
Gv giải thích thêm.
- Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu gọi là phong tục.
- Ngược lại, truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu gọi là hủ tục.
+ Kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập, thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống phát triển và toả sáng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học phần 1 và làm bài tập 1.
- Chuẩn bị tiết 2 - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc