Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết: 8 - Bài 7: Đoàn kết tương trợ

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết: 8 - Bài 7: Đoàn kết tương trợ

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Giúp HS hiểu: Thế nào là Đoàn kết tương trợ.

+ ý nghĩa của Đoàn kết tương trợ trong quan hệ của người với người.

- Thái độ:

+ Giúp HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngay.

- Kĩ năng:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết: 8 - Bài 7: Đoàn kết tương trợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......../........./.......
NG:............/........./.. 
T tiết: 8
Bài 7
Đoàn kết tương trợ
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp HS hiểu: Thế nào là Đoàn kết tương trợ.
+ ý nghĩa của Đoàn kết tương trợ trong quan hệ của người với người.
- Thái độ:
+ Giúp HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngay.
- Kĩ năng:
+ Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.
+ Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người. 
+ Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, hành xóm, láng giềng.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đóng vai, diễn giải, đàm thoại....
C. Tài liệu và phương tiện:
- Kể chuyện về đoàn kết tương trợ
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về Đoàn kết tương trợ.
- Bài tập tình huống.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định:
- KTSS: + 7A...................
 + 7B...................
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút.
Câu 1:? Thế nào là tôn sư trọng đạo? 
Câu 2:? Hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói về biết ơn và tôn sư trọng đạo
Đáp án:
 Câu 1: - Tôn trong kính yêu và biết ơn với với những thầy cô giáo đã dạy mình ở mọi lúc, mọi nơi và coi trong đạo lý thầy đã dạy cho mình.
 Câu 2:
Biết ơn
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tôn sư trọng đạo
- Không thầy đố mày làm nên
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Một chữ cũng là thầy
Nửa chữ cũng là thầy.
ân trả nghĩa đền
Muốn sang thì ...........yêu lấy thầy.
- Làm ơn nên thoảng như không
chịu ơn nên tạc vào lòng chớ quên.
 Biểu điểm: + câu 1: 6 điểm.
 + Câu 2: 3 điểm.
 + Trình bày sạch đẹp, khoa học: 1 điểm.
III. Bài mới: 
? Câu ca dao sau có ý nghĩa gì?
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
H: đề cao sức mạnh của tập thể, tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau...
G: Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay...
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu HS đọc diễn cảm phần truyện đọc.
? Khi lao đọng san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì?
H: Lớp 7A chưa hoàn thành côn việc, khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ.
? Lớp 7B đã làm gì?
H: các bạn 7B đã sang giúp các bạn 7A .
? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp?
H: - Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm...!
- cùng ăn mía ăn cam vui vẻ........người đào người xúc đất đổ đi.
- Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình.
? Những việc làm ấy thể hịên đức tính gì của các bạn lớp 7B?
H:.........................................................
? Tìm những câu chuyện trong lịch sử, cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công?
H: Nông dân đoàn kết tương trợ chống hạn hán lũ lụt ..
- Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm....
- Đoàn kết tương trợ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập.
G:.....................
? Đoàn kết, tương trợ là gì?
H: Đoàn kết tương trợ: là sự thông 
cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
 ? ý nghĩa của đoàn kết tương trợ?
H: - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu mến giúp đỡ ta.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.
- là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
? Giải thích câu tục ngữ sau:
“ Ngựa có bầy, chim có tổ”.
H: tình thần đoàn kết, đoàn kết, hợp quần.
“ Dân ta nhớ một chữ đông
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
H: Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công. câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân gian hoá thành một câu ca đao có giá trị tư tưởng về đạo đức cách mạng.
G: hướng dẫn HS làm bài tập SGK..
Hoạt động cá nhân.
H trình bày bài làm của mình.
G: nhận xét, đánh giá, bổ sung..................................
....................................................................................
Bài tập: trò chơi nhanh tay, nhanh mắt.
? Những câu tục ngữ sau câu nào nói về đoàn kết, tương trợ?
1. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. Ê
2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Ê
3. Chung lưng đấu cật. Ê
4.Đồng cam cộng khổ. Ê
5. Cây ngay không sợ chết đứng. Ê
6. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Ê
7. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Ê
G: nhận xét, bổ sung.....
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về Đoàn kết tương trợ?
H:......................................................................
G: Tục ngữ: - Cả bè hơn cây nứa.
- Giỏi một người không được, chăm một người không xong.
 Ca dao: 
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
* Danh ngôn:
- Đoàn kết, đoàn kế,t đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.- Hồ Chí Minh.
Nội dung
I. Truyện đọc:
- Việc làm của 7a thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ.
II. Nội dung bài học :
1: Đoàn kết tương trợ: là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
2. ý nghĩa: 
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu mến giúp đỡ ta.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.
- là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
III. Bài tập:
Đáp án:
a. Nếu là Thuỷ em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn....
b. Em không tán thành việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bàn mà là làm hại bạn.
c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài.
 IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung bài học
? Thế nào là đoàn kết, tương trợ? ý nghĩa?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập còn lại, ôn tập toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm, giờ sau kiểm tra 1 tiết.
E. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc