Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 8 : Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 8 : Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nguyễn Văn Huệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của công dân HS trong kế thừa và phát huy.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc với những phong tục tập quán thói quen lạc hậu cần xoá bỏ, có kỹ năng phân tích đánh giá giá trị truyển thống dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 8 : Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
Tiết 8 : Bài 7 	
Kế thừa và phát huy 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của công dân HS trong kế thừa và phát huy.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc với những phong tục tập quán thói quen lạc hậu cần xoá bỏ, có kỹ năng phân tích đánh giá giá trị truyển thống dân tộc.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phê phán những hành động xa rời truyền thống dân tộc.
II. Nội dung
1. Thế nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..
3. Yêú tố tích cực và tiêu cực của truyền thống.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: GV nêu câu hỏi: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
1. Tham gia các lễ hội truyền thống.
2. Hay xem bói toán.
3. Thờ cúng tổ tiên.
4. Đi thăm các di tích lịch sử, văn hóa.
5. Thích trang phục truyền thống Việt Nam.
6. Yêu thích nghệ thuật dân tộc.
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Qua các bài học trước chúng ta đã hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống của dân tộc ta. Vậy chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc phát huy truyền thống đó. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về ý nghĩa truyền thống và biện pháp để giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc.
Mục tiêu: HS hiểu sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Chia lớp thành 4 nhóm:
Câu 1: Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để có thể kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
HS thảo luận, trả lời ra giấy khổ lớn.
GV nhận xét.
+? Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu? Em có đồng ý với ý kiến đoa không? Vì sao?
+ ý nghĩa:
+ Trách nhiệm:
- Bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại truyền thống của dân tộc.
Hoạt động 2: Liên hệ việc bảo vệ truyền thống trong thực tế .
Mục tiêu: Giúp HS xây dựng thái độ đúng đắn và khắc phục những biểu hiện lệch lạc đối với các giá trị truyền thống.
GV đặt vấn đề: Hiện nay, có nhiều bạn trẻ không thích các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc như dân ca, cải lương, tuồng, chèo. Theo em cần giải quyết vấn đề đó như thế nào?
- HS thảo luận đưa ra các biện pháp giải quyết.
Gợi ý:
- Liên hệ thực tế.
- Tìm nguyên nhân vấn đề: ít được thưởng thức, ít hiểu biết về các thể loại này, a dua chạy theo mốt, thích những các mới lạ...
- Đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề.
- Phân tích những nhược điểm của các giải pháp.
- Lựa chọn những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố .
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
Tổ chức trò chơi tiếp sức:
Chủ đề: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương đất nước.
Chia thành 2 đội chơi.
Lần lượt ghi tiếp nối nhau
- GV tổng kết, hoàn chỉnh.
- HS làm bài tập 1,3 SGK.
- GV phát phiếu 1/2 lớp câu1, 1/2 lớp câu 2.
- HS cả lớp trả lời vào phiếu.
- GV gọi HS trả lời nhanh nhất.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc