Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 13

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 13

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là chí công vô tư.

- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí, công, vô tư trong cuộc sống hanừng ngày.

3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những việc làm chí, công, vô, tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí, công, vô tư.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết số 01 :Bài 1:
Chí công vô tư
Giảng 9A:.../8/ 2010
 9B:....8/ 2010
 9C:....8/ 2010.
I) Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là chí công vô tư.
- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí, công, vô tư trong cuộc sống hanừng ngày.
3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những việc làm chí, công, vô, tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí, công, vô tư. 
II) Chuẩn bị:
GV: sưu tầm một số mẩu chuyện , câu noi về chí, công, vô, tư
HS: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK
III) Tiến trình dạy-học:
1. ổn định tổ chức:
Lớp: 9A..........................................................................
 9B...........................................................................
 9C...........................................................................
2. Kiểm tra: vở ghi, SGK của HS
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1:
HS: Tự đọc hai câu truyện trang 3 / SGK.
GV: Gọi hai em có giọng đọc tốt đọc hai mẩu chuyện.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
Lớp chia thành 6 nhóm.
Câu hỏi thảo luận.
- Nhóm chẵn:
 Câu 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Câu 2: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì?
- Nhóm lẻ:
Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Câu 2: Mục đích theo đuổi của Bác là gì?
Câu 3: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Cho biết suy nghĩ của bản thân.
GV: Cho các nhóm lần lợt trả lời và nhận xét chéo nhau.
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức.
? Qua phân tích hau mẩu chuyện thì việc làm của Tô Hiến Thành và Bác có chung một phẩm chất của đức tính gì?
? Qua hai câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
* Hoạt động 2:
GV: Cho học sinh làm bài:
Những việc làm nào sau đây thể hiện chí công vô tư? Giải thích?
1. Làm việc vì lợi ích chung.
2. Giải quyết công việc công bằng.
3. Chỉ chăm lo giải quyết lợi ích của mình.
4. Không thiên vị.
5. Không dùng tiền bạc của nhà nớc vào việc của cá nhân.
? Qua phân tích bài tập, hãy cho biết thế nào là chí công vô tư? 
? Cho biết ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
? Bằng kiến thức thực tế, hãy tìm những việc làm thể hiện chí công vô te và không chí công vô tư?
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động của mình.
- Hiến đất để xây lớp học.
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại.
- Dạy học miễn phí cho học sinh nghèo.
- Chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
- Lấy đất công bán, thu lợi riêng.
- Bố trí việc làm cho con cháu họ hàng.
- Trù dập ngời tốt.
? Qua các ví dụ trên chúng ta cần rèn luyện đức tính chí công, vô tư như thế nào?
* Hoạt động 3:
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm: 6 nhóm.
- Nhóm 1, 3 làm bài 1.
- Nhóm 2, 4 làm bài tập 2.
- Nhóm 5, 6 làm bài tập 3.
HS: Các nhóm trả lời nhanh và nộp phiếu cho giáo viên.
GV: Đọc đáp án của học sinh, lớp nhận xét bổ xung.
GV: Chuẩn kiến thức, cho điểm các nhóm làm tốt
GV: Kể một số mẩu chuyện về chí, công, vô, tư của bác hồ.
I. Đặt vấn đề.
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
=> Bản thân cần phải học tập tu dưỡng theo gương Bác để xây dựng đất nớc giàu đẹp hơn.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là chí công vô tư.
SGK/4.
2. ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
SGK/5
3. Rèn luyện chí công vô t nh thế nào? SGK/5
III. Bài tập.
Bài 1:Hành vi chí công vô t: đ,e
Hành vi không chí công vô t: a, b, c, d.
Bài 2:
Tán thành quan điểm: d, đ.
Không tán thành quan điểm: a, b, c.
Bài 3: Tự trình bày suy nghĩ.
4. Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài.
- Đưa hai tình huống học sinh sắm vai và viết kịch bản.
* Ông An là một giám đốc liêm khiết, vô tư.
* ông Mạnh phụ trách của một cơ quan xí nghiệp chuyên bòn rút của công, chiếm tài sản nhà nước.
5. Hướng dẫn: 
- học thuộc nội dung bài học.
- Sưu tầm câu ca dao nói về chí công vô tư.
- Chuẩn bị trước bài 2: Tự chủ ( SGK/ 6) theo nội dung SGK; sưu tầmmột số mẩu chuyện về tính tự chủ trong đời thường.
Tiết số 02 :Bài 2:	Tự chủ
Giảng 9A:.....................
 9B:.....................
 9C:.....................
I. Mức độ cần đạt. Giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức
- Thế nào là tính tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Kĩ năng: Có khả năng làmchủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, giáo án lớp 9.
- Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
9A:......................................................................................................
9B:.......................................................................................................
9C:.......................................................................................................
2. Kiểm tra:
- Câu hỏi: Chí công vô tư là gì? Lấy ví dụ thực tế về một việc làm thể hiện đức tính chí công vô tư mà em biết?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: SGK.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề
HS: Đọc nội dung hai mẩu chuyện.
Lớp thảo luận nhóm. ( 6 nhóm )
Câu hỏi thảo luận của các nhóm:
- Nhóm 1, 3, 5:
Câu 1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà tâm như thế nào?
Câu 2: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
Câu 3: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì? ( Là người làm chủ được tình cảm và hành vi của mình).
- Nhóm 2, 4, 6:
Câu 1: Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì?
Câu 2: Sau này, N đã có những hành vi sai trái gì?
Câu 3: Vì sao N lại có một kết cục xấu như vây? ( N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, dẫn đến gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội).
- Hết thời gian 5 phút, các nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ xung -> Kết luận.
? Qua hai câu truyện, em có suy nghĩ gì về con người của bà Tâm và N?
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em sẽ xử lý như thế nào?
GV: Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thử thách lớn, đó là mặt trái của thị trường làm cho một số thế hệ thanh niên có lối sống thực dụng, ích kỷ, sa đoạ dẫn đến không biết làm chủ bản thân mình.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì? ( Tự chủ).
? Người tự chủ là người như thế nào?
- Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau:
1. Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
2. Bị bạn bè nghi oan.
3. Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em.
? - Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?
1. Tính bột phát trong giải quyết công việc.
2. Thiếu cân nhắc, chín chắn.
3. Nổi nóng, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mà không vừa ý.
4. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng.
? Từ hai bài tập cho biết biểu hiện của đức tính tự chủ là gì?
? Đức tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
Ngày nay trong cơ chế thị trường tính tự chủ còn giá trị không? Vì sao? Ví dụ?
? Chúng ta cần phải rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Em sẽ xử lý như thế nào khi gặp phải tình huống sau:
1. Đi học về nhà đói và mệt, nhưng mẹ chưa nấu cơm?
2. Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài?
3. Một người đi đường đâm vào xe của mình?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
HS: Đọc nội dung bài tập.
 Lớp làm bài tập cá nhân.
HS: Giải thích câu ca dao.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
I. Đặt vấn đề.
1. Một người mẹ.
2. Chuyện của N.
- Bà Tâm là người có đức tính rự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
=> Trách nhiệm của chúng ta là động viên, gần gũi, giúp đỡ bạn hoà đồng với lớp với cộng đồng để họ trở thành người tốt.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là tính tự chủ? SGK/ 7
2. Biểu hiện của đức tính tự chủ:
- Thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân.
3. ý nghĩa của tính tự chủ. (SGK/7)
4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào? 
( SGK/8)
III. Bài tập.
Bài 1:
Đáp án đúng: a, b, d, e.
Bài 2: Câu ca dao có ý nói: khi con người đã có quyết tâm. thì dù bị người khác ngăn cản cũng vững vàng không thay đổi ý định của mình.
4. Củng cố: 
- Giáo viên hện thống bài.
- Giáo viên cho học sinh xâu dựng kịch bản cho tình huống:
	"Có bạn rủ bạn bỏ giờ học đi đánh điện tử".
5. Hướng dẫn: 
- Học bài và làm bài tập 2, 3, 4.
- Chuẩn bị trước bài 3: Dân chủ và kỉ luật
Tiết số 03;
Bài 3- Tiết 03	Dân chủ và kỷ luật
Giảng 9A:.....................
 9B:.....................
 9C:....................
I/ Mức độ cần đạt. Học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Thế nào là dân chủ, kỷ luật.
- Biểu hiện của dân chủ và kỷ luật.
- ý nghĩa của dân chủ, kỷ luật trong nhà trường và xã hội.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể
II/Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy-học:
 1/.ổn định tổ chức :
9A:............................................................................................................................
9B:............................................................................................................................
9C:............................................................................................................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tự chủ? L:à HS, em rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
 HS: Đọc nội dung hai mẩu chuyện.
? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc lam phát huy tính dân chủ và thiếu dâ chủ trong hai tình huống trên?
GV: Chia bảng, làm rõ hai ô, mỗi em điền những biểu hiện vào một ô, cả lớp bổ xung.
GV: Nhận xét và kết luận.
Cơ chế dân chủ
Thiếu dân chủ
Các bạn sôi nổi thảo luận.
- Đề xuất chỉ tiêu cụ thể.
- Thảo luận về biện pháp thực hiện vấn đề chung.
- Tự nguyện tha gia các hoạt động tập thể.Thành lập Đội thanh niên cờ đỏ.
- Công nhân không được
 bàn bạc, góp ý và yêu cầu
 giám đốc.
- Sức khoẻ giảm sút.
- Công nhân kiến nghị cải 
thiện lao động, đời sống 
vật chất, nhưng giám 
đốc chấp nhận.
? Phân tích sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỷ luật của lớp 9A?
GV: Chia thành hai bảng - học sinh lên điền vào.
Biện pháp dân chủ
Biện pháp kỷ luật
- Mọi người cùng tham gia, bàn bạc.
- ý thức tự giác.
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các bạn tuân thủ theo quy định của tập thể.
- Cùng thống nhất hoạt động.
- Nhắc nhở, đôn đốc mọi người thực hiện có kỷ luật.
? Hãy nên tác đụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỷ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm.
? Việc làm của ông giám đốc có tác hại như thế nào? Vì sao?
?Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào? ( độc đoán, chuyên quyền, gia tưởng).
? Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9A và của ông giám đốc, em rút ra bài học gì?
 Hoạt động 2: Tìmhiểu nội dung bài học
? Thế nào là dân chủ và kỷ luật? Nêumột số biểu hiện của dân chủ và kỉ lật trong trượng, lớp học.
? Dân chủ và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào? 
? ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật?
? Chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ như thế nào?
? Là học sinh chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ như thế nào?
? Tập thể lớp chúng ta đã thể hiện tính dân chủ chưa? ví dụ?
? Hãy nêu các hoạt động mang tính dân chủ mà em biết?
? Tìm những việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lý nhà nước mà em biết và nêu hậu quả của nó?
? Hãy tìm những hành vi thực hiện dân chủ và kỷ luật cảu học sinh, thầy cô giáo, bác nông dân, chú công nhân ...?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
- Giáo viên đọc nội dung bài.
- Lớp thảo luận ra phiếu học tập.
I. Đặt vấn đề.
1. Chuyện của lớp 9A.
Thực hiện cơ chế dân chủ -> Được tuyên dương là một tập thể xuất sắc toàn diện.
2. Chuyện ở một công ty.
- Thiếu dân chủ -> sản xuất bị giảm sút, công ty thua lỗ.
=> Cần phát huy tính dân chủ, kỷ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9A và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây hậu quả xấu cho công ty.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là dân chủ, kỷ luật. 
( SGK/10)
2.Mối quan hệ của dân chủ và kỷ luật: là mối quan hệ hai chiều, thẻ hiện: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủđược thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
3. ý nghĩa : (SGK/10)
4. Rèn luyện tính dân chủ. (SGK/ 11)
III. Bài tập
Bài tập 1:
Hoạt động thể hiện dân chủ là: a, c, đ.
Thiếu dân chủ là: b.
Thiếu kỷ luật là: d.
4. Củng cố. 
- Giáo viên hệ thống bài.
- Học sinh đọc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn 
- Làm bài tập 2, 3, 4.
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị trước bài 4: bảo vệ hòa bình

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 9 chuan kien thuc tiet 13.doc