Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trần Quang Khánh

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trần Quang Khánh

1. Kiến thức :

- HS hiểu được thế nào là chí công vô tư.

- Những biểu hiện của chí công vô tư.

- Vì sao cần phải chí công vô tư.

2. Kỹ năng :

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 96 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trần Quang Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ 1
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 1 :	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức :
HS hiểu được thế nào là chí công vô tư.
Những biểu hiện của chí công vô tư.
Vì sao cần phải chí công vô tư.
Kỹ năng :
HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
Thái độ :
HS biết qúy trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
Biết phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II/ NỘI DUNG :
1. Thế nào là chí công vô tư.
2. Vì sao cần phải chí công vô tư.
3. Chúng ta có thể rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào.
III/ PHƯƠNG PHÁP :
	- Thảo luận.	- Nêu vấn đề.	- Phân tích.	- Đàm thoại.	IV/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN :
	- Sách GV - HS.
	- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn.	
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	1/ Ổn định tổ chức : ( 1’ )
	2/ Kiểm tra bài cũ: ( 9’ ) ( Kiểm tra viết cả lớp về GD. TTATGT )
3/ Bài mới : ( 35’ )
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt - Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài (1’)
- GV thông qua việc nêu lên ý nghĩa và sự cần thiết và tác dụng của phẩm chất chí công vô tư để vào bài. 
- Vậy chí công vô tư là gì ? Biểu hiện của phẩm chất này như thế nào ? Vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải chí công vô tư ? Làm thế nào để có được phẩm chất đạo đức này ? Lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư. ( 8’)
* GV cho HS đọc phần Đặt vấn đề trong SGK/ trang 3, 4.
* GV chia 6 nhóm và hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK :
+ Nhóm 1 + 2 + 3 : Câu a : Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?
+ Nhóm 4 + 5 + 6 : Câu b : Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ?
* Sau khi thảo luận GV yêu cầu nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ( mỗi câu hỏi 1 nhóm ).
- GV nhận xét, chốt ý chính sau mỗi câu hỏi .
Câu a : Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn căn cứ vào khả năng, năng lực của người đó chứ không vì vị nễ tình thân mà tiến cử -> Chứng tỏ ông là một người thật sự công bằng, không thiên vị, tôn trọng lẽ phải và hoàn toàn xuất phát vì lợi ích chung. 
Câu b : Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân.
. Bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân “.
. Chính vì vậy, Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân ta đối với Người : đó là sự tin yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết. 
* GV tiếp tục cho HS thảo luận cả lớp câu hỏi c : Vậy, em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng ?
- GV yêu cầu HS trả lời ( 2, 3 HS ).
- GV nhận xét, chốt ý chính : 
 Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư. -> Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, cuộc sống nhân dân được hạnh phúc ấm no.
* GV mở rộng: Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức.
- Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tại lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/2007, đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh, đã chính thức phát động Cuộc vận động. Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động từ nay đến năm 2011.
HOẠT ĐỘNG 3 : Giúp học sinh liên hệ thực tế. (9’)
 Hoạt động này giúp HS tìm thêm những biểu hiện trái với phẩm chất chí công vô tư, đồng thời phân biệt được người thật sự chí công vô tư với người gỉa danh chí công vô tư hoặc phân biệt rõ giữa việc kiên trì phấn đấu để đạt được lợi ích cá nhân một cách chính đáng với tự tư tự lợi.
*Cho HS làm bài tập1/ SGK/ Trang 5, theo nhóm nhỏ (2HS): 
( Chí công vô tư : d, e : vì giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. 
Không chí công vô tư : a, b, c, đ : Vì xuất phát từ lợi ích cá nhân, do tình cản riêng tư chi phối -> giải quyết công việc thiên lệch, không công bằng ).
- GV gọi một số HS phát biểu, sau đó GV nhận xét và chỉ cho HS thấy rõ rằng :
+ Nếu một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân ( mong muốn làm giàu, đạt kết qủa cao trong học tập, thành, mong muốn thành đạt  ) thì đó không phải là biểu hiện của hành vi không chí công vô tư.
+ Có những người khi nói thì có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể hiện tính ích kỷ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng hay vì tình cảm riêng tư mà thiên lệch trong giải quyết công việc  Đó chỉ là những kẻ đạo đức giả ( giả danh chí công vô tư ).
* GV gợi ý cho HS tự liên hệ bản thân, trong thực tế cuộc sống, giúp HS đưa ra những ví dụ về lối sống ích kỷ, vụ lợi, thiếu công bằng ( trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội ).
* Sau đó GV cho HS chốt lại những biểu hiện chí công vô tư, những biểu hiện trái với phẩm chất chí công vô tư.
 ( Có thể tổ chức cho HS thi đua bằng trò chơi tiếp sức. )
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm “Chí công vô tư “ và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. (9’)
* Cho HS làm bài tập 2/ SGK/ Trang 5, 6 theo nhóm : 
+ Nhóm 1, 2, 3 : Tán thành với những quan điểm nào? Vì sao ?
+ Nhóm 4, 5, 6 : Không tán thành với những quan điểm nào? Vì sao ?
* Sau khi thảo luận GV yêu cầu nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* GV nhận xét, chốt ý.
* Cuối cùng GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi :
1. Thế nào là chí công vô tư ?
2. Vì sao cần phải chí công vô tư ?
3. Chúng ta rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?
* GV tổng kết lại toàn bộ những ý chính trong bài :
+ Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. 
+ Chí công vô tư là sự công bằng vô tư, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung trong công việc. Song phẩm chất đó không chỉ biểu hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện bằng việc làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi mọi lúc.
+ Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh.
+ Vì vậy, để rèn luyện phẩm chất đạo đức này, mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư mà còn phải có thái độ ủng hộ, qúy trọng người chí công vô tư và biết phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong công việc. 
+ Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư không có nghĩa là yêu cầu mọi người phải quên đi lợi ích cá nhân, song phải biết đặt lợi ích cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của xã hội và cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG 5 : Luyện tập. (6’)
1/ Bài 7/ STH/ Trg 7. 
2/ Bài 8/ STH/ Trg 7. 
3/ Bài 11/ STH/ Trg 8. 
* GV kết luận toàn bài : 
 Trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước hiện nay, chúng ta rất cần có những con người có phẩm chất đạo đức “ Chí công vô tư “ Vì như vậy tài sản nhà nước, tài sản nhân dân và sức lao động của con người mới được nâng niu, giữ gìn bảo vệ, không bị thất toát, hư hỏng, không bị lợi dụng.
 Thực hiện tốt Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Là HS chúng ta cần phải quyết tâm rèn luyện phẩm chất đạo đức này để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
HOẠT ĐỘNG 6 : Hướng dẫn về nhà. ( 2’)
1/ Học bài : 
Học nội dung bài học ( SGK/ Trang 4 ).
Làm bài tập 3/ SGK / Trang 6.
Sưu tầm TN-CD về phẩm chất chí công vô tư.
 2/ Chuẩn bị bài 2 : Tự chủ.
+ Đọc phần Đặt vấn đề.
+ Trả lời câu hỏi gợi ý.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
II/ BIỂU HIỆN :
* Chí công vô tư :
- Công bằng.
- Không thiên vị.
- Tôn trọng lẽ phải.
- Sống liêm khiết.
- Vì lợi ích chung.
. . .
* Thiếu chí công vô tư :
- Tự tư tự lợi, ích kỷ.
- Giải quyết công việc dựa trên tình cảm.
- Thiên vị.
- Bao che việc làm sai trái.
- Vì lợi ích cá nhân.
. . .
III/ NDBH :
1. Chí công vô tư :
- Là phẩm chất đạo đức của con người.
- Là sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc dựa trên lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung.
2. Ý nghĩa :
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng xã hội.
- Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Được mọi người kính trọng, tin cậy.
3. Rèn luyện :
- Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Mạnh dạn phê phán những hành động vụ lợi, thiếu công bằng. 
- Ủng hộ, qúy trọng người chí công vô tư.
( Học SGK / Trg 4, 5 )
IV/ BÀI TẬP :
1/ Bài 1/ SGK/ Trg 5. 
(Chí công vô tư : d, e.
Không chí công vô tư : a, b, c, đ.)
2/ Bài 2/ SGK/ Trg 5, 6. 
Tán thành với quan điểm d, đ.
Không tán thành với các quan điểm : a, b, c.
3/ Bài 7/ STH/ Trg 7. 
4/ Bài 8/ STH/ Trg 7. 
5/ Bài 11/ STH/ Trg 8. 
RÚT KINH NGHIỆM
.......................... ...  – ĐT, KH – CN, VH 
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	1/ Ổn định tổ chức : ( 1’ )
	2/ Kiểm tra bài cũ : ( 6 ’ ) 
Bài tập 6/ STH/ 67. ( Trắc nghiệm.)
Bảo vệ Tổ quốc là gì ? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào ?
Bài tập 5/ STH/ 67. ( Trắc nghiệm.)
Theo em, HS cần phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc ?
Bài tập 10/ STH/ 68.
Bài tập 1/ SGK/ 65.
3/ Bài mới : ( 38’ )
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài (2’)
- Quan điểm 1 : Chỉ cần tuân theo những gía trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện những quy định pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới được ra đời từ khi xuất hiện Nhà nước.
- Quan điểm 2 : Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền chỉ cần mọi người thực hiện những quy định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động xã hội sẽ có hiệu qủa.
- Quan điểm 3 : Mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật.
Theo em, quan điểm nào đúng ? Vì sao ?
- Vậy, để giúp các em biết chúng ta cần phải sống như thế nào cho phù hợp với thời đại ngày nay, thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 18 trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. (6’)
- GV hướng dẫn HS thảo luận 3 quan điểm trên.
- HS trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung.	
* Cuối cùng GV chốt lại một số điểm chính :
Quan điểm 1 : Đúng với thời kỳ lịch sử trước đây, quan hệ trong cuộc sống còn đơn giản chủ yếu là quan hệ giữa người với người, nhưng rất sai nếu ngày nay chúng ta xem nhẹ vai trò của pháp luật vì trong cuộc sống ngày nay chúng ta không chỉ có quan hệ với nhau mà còn có quan hệ với Nhà nước, cụ thể là cơ quan, viên chức nhà nước. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, đồng thời quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan , viên chức nhà nước. 
Vì vậy, là công dân mọi người đều phải hiểu biết pháp luật. Quyền luôn luôn đi đôi với nghĩa vu, đó là điều đảm bảo quan trọng nhất của dân chủ và công bằng trong xã hội.
Quan điểm 2 : Có mặt đúng là thấy được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật để xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đó là một đòi hỏi khách quan của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, với xu thế hội nhập cùng thế giới mà trước mắt là thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Nhưng đây cũng là một quan điểm cực đoan, sai lầm lớn của quan điểm này là không thấy được vai trò quan trọng của đạo đức . Đó là nội lực của hành vi pháp luật.
Quan điểm 3 : Mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật. Dù mỗi cá nhân có thích hay không thích thực hiện những điều pháp luật quy định. Đó là một quan điểm đúng đắn. Vì sống có đạo đức là việc thực hiệnnhững chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự giác, được điều chỉnh bằng lương tâm, dư luận xã hội. Khi hiểu biết giá trị của các chuẩn mực đạo đức thì nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những quy định pháp luật không bị gò bó, như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác và có hiệu qủa hơn.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. ( 12’)
- Yêu cầu HS đọc Đặt vấn đề / SGK : “ Nguyễn Hải Thoại - một tấm gương sống có đạo đức và làm theo pháp luật ”.
- GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp các câu hỏi gợi ý / SGK : 
Nhóm 1 -> 6 : Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật và thực hiện tốt pháp luật ? 
Nhóm 7 - > 12 : Động cơ nào thôi thúc Nguyễn Hải Thoại có sáng tạo, có ý định phát triển Tổng Công Ty Xây Dựng Thăng Long ?
- Đại diện nhóm trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung.
* Cuối cùng GV chốt lại một số điểm chính : 
+ Những biểu hiện ở Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức thể hiện ở việc giải quyết tốt các mối quan hệ ( gía trị đạo đức trong quan hệ)
- Với bản thân : Biết tự trọng, tự tin, tự lập 
- Với mọi người : Biết quan tâm, chăm lo đến mọi người, sống không ích kỷ, sống có tình, có nghĩa, thương yêu, giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung ; lấy lợi ích của xã hội, của mọi người làm mục tiêu phấn đấu, học tập, lao động và hoạt động.
- Với công việc : Là người có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.
- Với môi trường sống : Biết giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc và tự giác póp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 
- Với lý tưởng sống của dân tộc : Lấy lý tưởng của Đảng của dân tộc là lý tưởng sống, mục tiêu phấn đấu của cá nhân : “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “.
+ Từ những biểu hiện thể hiện sống có đạo đức, chúng ta thấy : 
 Nguyễn Hải Thoại có sự thống nhất giữa sống có đạo đức và tự nguyện chấp hành những quy định của pháp luật pháp luật. Có thể nói những người sống có đạo đức là người tự giác tuân theo pháp luật và người thực hiện tốt pháp luật là người có đạo đức. 
* GV đặt câu hỏi chốt mục 1, 2/ NDBH/ SGK :
Thế nào là sống có đạo đức ? Thế nào là tuân theo pháp luật ?
Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? 
* GV cho HS làm Bài tập 2/ SGK : 
- Biểu hiện sống có đạo đức : a, b, c, d, e.
- Biểu hiện tuân theo pháp luật : g, h, i, k, l.
-> GV cần giải thích thêm : Sự phân loại như vậy chỉ mang tính tương đối. Có nhiều hành vi vừa thể hiện sống có đạo đức vừa thể hiện tuân theo pháp luật như : hành vi a, b, c ở góc độ nào đó cũng là tuân theo pháp luật vì Luật Hôn Nhân Gia Đình cũng có quy định bổn phận của con cái đối với ông bà, cha mẹ, với anh, chị em trong gia đình. Ngược lại những hành vi g, h, i, k, l những ai tự giác thực hiện, không phải vì pháp luật quy định thì họ là người có đạo đức.
HOẠT ĐỘNG 4 : Phân tích tác dụng của việc sống có đạo đức và làm theo quy định của pháp luật và hiểu tác hại của những người có hành vi sống không có đạo đức, vi phạm pháp luật, kỷ luật của tập thể. (10’)
- GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp chung câu hỏi : Sống và làm việc như Anh hùng lao đông Nguyễn Hải Thoại sẽ có lợi, hại gì ?
- HS trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung.	
* GV kết luận : 
- Điều lợi cơ bản là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoànkết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của quần chúng cống hiến cho xã hội, cho công việc đem lại lợi ích cho tập thể  trong đó có lợi ích cá nhân mỗi người trong tập thể, góp phần xây dựng đất nước.
- Không hại gì cả.
* Cho HS liên hệ thực tế ( tập thể lớp, trường ) : 
- VD : Tháng vận động vì người nghèo, người già neo đơn. ( 4/ 2006 )
-> Chúng ta thấy rằng những người biết sống vì người khác thì phong trào của lớp, trường cũng sẽ phát triển và bản thân của người đó cũng sẽ phát triển nhân cách không ngừng. ( Hoàn thiện về nhân cách )
* GV đặt câu hỏi chốt mục 3/ NDBH/ SGK :
Vì sao mỗi chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? 
* GV gợi ý cho HS nêu những ví dụ minh họa những những người có hành vi sống không có đạo đức, vi phạm pháp luật, kỷ luật của tập thể đã bị Tòa án xử hoặc đang bị khởi tố như vụ án Nguyễn Xuân Trường, Trương Văn Cam, PMU. 18 ... ; những HS đi học, thi hộ ; quay cóp bị kỷ luật đã ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội ... 
-> Đó là những kẻ vô đạo đức, hại nước, hại dân, hại chính mình và gia đình.
* GV mở rộng : Những người luôn trốn tránh pháp luật và họ có đủ mánh khoé để không bị pháp luật trừng trị, dù có đạt được cuộc sống cá nhân sung trúc, thậm chí giàu có, nhưng họ vẫn không có tự do. Họ luôn luyôn lo sợ pháp luật trừng trị, luôn bị xã hội chê trách, khinh bỉ và cũng không tránh khỏi lúc này, lúc khác bị lương tâm cắn rứt, dày vò. Có người vi phạm pháp luật, trốn tránh được nhiều lần, rồi dấn sâu vào con đường phạm tội, đến khi bị phát hiện, bị trừng phạt mới hối hận vì đã muộn.
* GV đặt câu hỏi chốt mục 4/ NDBH/ SGK :
CD – HS cần làm gì để rèn luyện ý thức sống có đạo đức - tôn trọng pháp luật và tuân theo những quy định pháp luật ?
* Cho HS đọc lại / NDBH/ SGK.
HOẠT ĐỘNG 5 : Luyện tập. ( 6’)
* Bài tập 3/ SGK/ 69. 
* Bài tập 4/ SGK/ 69. 
* Bài tập 5/ SGK/ 69. 
HOẠT ĐỘNG 6 : Hướng dẫn về nhà. ( 2’)
 Ôn tập thi HK 2 : Từ bài 11 -> 18
- Học Nội dung bài học. 
- Xem lại các bài tập đã làm.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Sự thống nhất giữa sống có đạo đức và tự nguyện chấp hành những quy định của pháp luật. 
II/ NDBH :
1/ Thế nào là sống có đạo đức – tuân theo pháp luật :
* Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực xã hội, trong các quan hệ cơ bản : với bản thân, với mọi người, với công việc, với môi trường sống, với lý tưởng sống của dân tộc.
* Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
2/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau :
- Đạo đức là động lực của hành vi pháp luật.
- Người sống có đạo đức là người tự nguyện tuân theo pháp luật
3/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.
4/ CD - HS :
- Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh gía hành vi của bản thân.
- Có kế hoạch, biện pháp rèn luyệnthói quen kỷ luật, tự giác thực hiện pháp luật.
 ( Học SGK )
III/ BÀI TẬP : 
* Bài 1/ SGK/ 68, 69. 
* Bài 3/ SGK/ 69. 
* Bài 4/ SGK/ 69. 
* Bài 5/ SGK/ 69. 
Ngày tháng năm 200
Tở trưởng chuyên mơn
 Ký duyệt	
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA GDCD 9 TRON BO CUC KI HAY.doc