Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường PTCS Quỳnh Diễn - Hồ Hải Lưu

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường PTCS Quỳnh Diễn - Hồ Hải Lưu

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu được:

 Chí công vô tư là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư.

2. Kỹ năng

 Hs biết phân biệt hành vi chí công vô tư và hành vi trái với chí công vô tư; tự đánh giá hành vi của bản thân để rèn luyện trở thành người chí công vô tư.

3. Thái độ:

 Ủng hộ, noi gương người chí công vô tư; phê phán hành vi vụ lợi, không công bằng

Làm được nhiều việc tốt thể hiện chí công vô tư

 

doc 98 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường PTCS Quỳnh Diễn - Hồ Hải Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15/ 8 / 2011
Tiết 1 
Bài 1
CHí CÔNG VÔ TƯ
A. mục tiêu
Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu được:
 Chí công vô tư là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư. 
2. Kỹ năng
 Hs biết phân biệt hành vi chí công vô tư và hành vi trái với chí công vô tư; tự đánh giá hành vi của bản thân để rèn luyện trở thành người chí công vô tư.
3. Thái độ:
 ủng hộ, noi gương người chí công vô tư; phê phán hành vi vụ lợi, không công bằng 
Làm được nhiều việc tốt thể hiện chí công vô tư
 b. phương pháp 
 Thảo luận nhóm, 
 Thuyết trình, kể chuyện và phân tích giảng giải 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
c. tài liệu và phương tiện
D. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp:
2. GV giới thiệu khái quát chương trình GDCD 9
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài
 Ông giáo Bùi Văn Huyền 86 tuổi nuôi cô cháu ngoại 7 tuổi nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ nghèo. Ông là ông giáo làng thôn Thái Bình xã Đông thái Huyện Ba Vì Hà nội và đang và sẽ mãi mãi, mãi miết trả món nợ đời “ Học được chữ của người và mang chữ cho người”.
 Câu chuyện trên nói về đức tính gì của ông giáo?
Đó là đức tính chí công vô tư. Để hiểu rõ hơn về đức tính đó chung ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1	Khái niệm chí công vô tư
HS đọc 2 mẩu chuyện trong SGK
GV tổ chức, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
HS chia làm 4 nhóm, thảo luận các vấn đề sau:
Nhóm 1 và 2:
? Hãy nhận xét việc làm của Vũ Tán Đường và và Trần Trung Tá?
? Vì sao Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá thay thế ông để lo việc nước? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3 và 4:
? Mong muốn của Bác Hồ là gì? Suốt cuộc đời Bác đã theo đuổi mục đích nào?
? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào?
HS trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét, bổ sung
? Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện đức tính gì?
Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
HS đọc nội dung bài học
? Em hiểu Chí công vô tư là gì?
GV kết luận, chuyển ý
I.tìm hiểu bài
Khi Tô Hiến Thành ốm ,Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
Trần Trung Tá mãi việc chống giặc ngoại xâm.
C2: Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
 C3: Việc làm của THT xuất phát từ lợi ích chung . Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải
Những việc làm của Bác Hồ và Tô Hiến Thành là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
Bài học: Bản thân học tập tu dưỡng theo gương Bác hồ để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ.
ii.nội dung bàI học
Khái niệm
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức thể hiện:
- công bằng, không thiên vị
- giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung
- đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân 
Hoạt động 2:	ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
GV tổ chức cho HS làm BT tiếp sức
? Tìm những hành vi thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống?
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
--Làm việc vì lợi ích chung
- Giải quyết mọi việc công bằng
- Luôn tôn trọng lẽ phải
- Nghiêm túc trong thi cử
-Làm giàu bằng sức ;ao động chính đáng của mình
-Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
-
- Che giấu khuyết điểm cho bạn thân
-Thiên vị trong bình bầu thi đua
- Làm việc vì cí lợi cho bản thân.
-Chiếm đoạt tài sản Nhà nước
-Bố trí tạo việc là thuận lợi cho con cháu họ hàng.
? ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS phát biểu
Từ các ví dụ trên , chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
HS thảo luận
HS bày tỏ ý kiến cá nhân.
GV bổ sung, kết luận
2. ý nghĩa
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng
- Làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Được mọi người tin cậy, kính trọng
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
GV hướng dẫn HS làm BT3(sgk)
HS đưa ra ý kiến cá nhân, bổ sung
GV nhận xét, giải thích
? Cần phải làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
HS thảo luận, trả lời
GV kết luận.
3. Cách rèn luyện
- ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
- Phê phán hành vi trái với chí công vô tư 
- Làm nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư 
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố
GV hướng dẫn HS làm BT2(sgk)
HS làm BT 3
Bài tập
HS trình bày quan điểm và giải thích vì sao?
GV bổ sung, đáp án đúng d và đ
HS trình bày suy nghĩ: Phản đối tất cả việc làm trên
4. Củng cố:
HS chơi trò chơi sám vai Theo tình hống chí công vô tư hoặc không chí công vô tư
Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về chí công vô tư.
 “Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
GV kết luận toàn bài
5 Dặn dò:
- Làm BT còn lại trong sgk
- Tìm những tấm gương về chí công vô tư
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về chí công vô tư
- Xem bài “Tự chủ”
Bổ sung rút kinh nghiệm
	 Ngày 22/8/2011
Tiết 2 
 Bài 2 	Tự CHủ
A. mục tiêu
Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu được:
+ Tự chủ là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ. 
+ý nghĩa của tính tự chủ
2. Kỹ năng
+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ, có những việc làm thể hiện tính tự chủ
3. Thái độ:
 + ủng hộ, noi gương người có tính tự chủ; có kế hoạch, biện pháp rèn luyện tính tự chủ
 b. phương pháp 
+ Thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề.
c. tài liệu phương tiện
SGK,SGV GDCD 9
Câu chuyện tình huống
sưu tầm tư liệu, tranh ảnh phiếu học tập, bảng phụ.
D. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu chí công vô tư là gì? nêu ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Như chúng ta từng được biết Vũ Xuân Trường là một đại tá, cục trưởng cục phòng chống ma tuý đã có công rất lớn trong phòng chống tội phạm, nhưng trước sự cám dỗ ghê gớm của đồng tiền đã không làm chủ được bản thân nên tham gia vào đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý, y đã bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm tự chủ
HS đọc chuyện sgk
GV tổ chức hướng dẫn thảo luận nhóm
HS chia làm 2 nhóm, thảo luận các câu hỏi:
* Nhóm 1: 
? Gia đình bà Tâm gặp nổi bất hạnh nào? Bà Tâm đã làm gì trứơc nổi bất hạnh đó?
? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
* Nhóm 2:
? Trước đây, N là học sinh có những ưu điểm gì?
? N đã có những hành vi sai trái nào? Vì sao N lại có kết cục xấu như vậy?
HS trình bày, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn xử lí như thế nào?
Hoạt động 2
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
? Làm chủ bản thân ở những lĩnh vực nào?
GV gợi ý bằng ví dụ cụ thể
HS trả lời
GV kêt luận: Nhà trường và xã hội chúng ta hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn , đó là mặt trái của cơ chế thị trường – lối sống thực dụng,ích kỉ sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết làm chủ bản thân mình. Vì vậy, chúng ta phải hiểu rõ hơn về nội dung của đức tính tự chủ.
I.Tìm hiểu bài
Bà Tâm có đức tính tự chủ , vượt khó không bi quan chán nản. Còn N không có tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
 Trách nhiệm của chúng em là phải gần gủi, động viên, giúp đỡ,các bạn hoà hợp với cả lớp, với cộng đồng dể trở thành người tốt.
 -Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N
II. Nội dung bàI học
Khái niệm
Tự chủ là làm chủ bản thân về:
- Suy nghĩ
- Tình cảm
- Hành vi
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của cuộc sống
Hoạt động 3	Tìm hiểu biểu hiện của tính tự chủ
GV nêu tình huống
? Em sẽ làm gì khi: 
 - Một bạn bị ngất trong giờ học
 - Em bị bạn bè nghi oan lấy cắp đồ 
? Hành vi nào là trái với tự chủ:
 - Bột phát trong giải quyết công việc
 - Hoang mang, sợ hãi trước khó khăn
 - Nổi nóng, cãi vã khi không vừa ý
HS trao đổi, phát biểu ý kiến
GV nhận xét
? Tính tự chủ được biểu hiện ntn ?
GV chuyển ý
Biểu hiện
- Thái độ bình tĩnh, tự tin
- Biết tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ; tự kiểm tra; tự đánh giá bản thân
Hoạt động 3: ý nghĩa của tính tự chủ
? Qua 2 câu chuyện ở phần ĐVĐ em rút ra được bài học gì?
HS: Phải biết tự làm chủ bản thân để không mắc sai lầm và vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ trong cuộc sống
? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS phát biểu ý kiến
GV phân tích ví dụ, kết luận
ý nghĩa
Tự chủ là đức tính quý giá giúp mổi người:
- Sống đúng đắn, cư xử có dạo đức, có văn hoá
- Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, cám dỗ
Hoạt động 4	Cáh rèn luyện tính tự chủ
GV tổ chức cho HS thảo luận liên hệ thực tế
GV chia các câu hỏi theo 3 chủ đề
Gia đình
Đi học về trưa, mẹ chưa nấu cơm
Nhà trường
Giờ kiễm tra, bạn bên cạnh cho chép bài
Xã hội
Nhặt được chiếc ví trong đó có nhiều tiền
HS thảo luận, xử lí tình huống
GV bổ sung
? Rèn luyện tính tự chủ ntn?
HS trả lời
GV kết luận
Cách rèn luyện
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động
- Xem xét lời nói, thái độ, việc làm của bản thân 
- Biết tự rút kinh nghiệm và sữa chữa.
Hoạt động 5: Luyện tập - củng cố
GV hướng dẫn HS làm BT1(sgk)
HS làm bài tập, trình bày
Gải thích câu tục ngữ:
 ”Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Bài tập
Đáp án đúng: a,b,d,e
Khi con người đã quyết tâm thì dù ai có ngăn cảncũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình
4. Củng cố:
HS giải thích câu ca dao:
 Dù ai nói ngã nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiếng ba chân
 Đáp án: câu ca dao có ý nói khi con người đã có ý chí quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở, rủ rê cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình.
Cho học sinh choi trò chơi sắm vai:
Chia làm 2 nhóm :
Nhóm 1: Hai bạn đi trên đường va vào nhau và bị ngã.
Nhóm 2:Bạn Hải bị bạn Nam nghi là lấy bút của Nam, hai bạn cải vã nhau 
Các nhóm tự xây dựng kịch bản, lời thoại và thể hiện.
GV nhận xét và cho điểm.
GV nhận xét, lết luận toàn bài.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ
- Làm các BT còn lại trong sgk
- Sưu tàm ca dao tục ngữ nói về tự chủ
- Xem bài “ Dân chủ và kỉ luật”
Bổ sung rút kinh nghiệm
 Ngày 29/9/2011
Tiết 3 
Bài 3: 	dân chủ và kỉ luật
A. mục tiêu
Kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
+ Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 
ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
Kỹ năng
 + Có thói quen rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; đánh giá và thực hiện theo dân chủ và kỉ luật
Thái độ:
+ Đồng tình, ủng hộ việc làm phát huy dân chủ và thực hiện tốt kỉ luật; phê phán hành vi thiếu dân chủ, vô kỉ luật 
b. phương pháp 
+ Thảo luận nhóm
+ Đàm thoại
+ Giải quyết tình huống
c. tài liệu phương tiện
SGK, SGV GDCD 9
Câu chuyện tình huống
sưu tầm tư liệu, tranh ảnh phiếu học tập, bảng phụ
D. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Tự chủ là gì? Nêu một số việc làm thể hiện tính tự chủ của người học sinh
3. Bà ... í tưởng , haòi bão,ăn chơi , nghiện ma tuý ở một bộ phận học sinh, sinh viên. 
Hai đoạn trích trên từ văn kiện hội nghị TW Đảng lần thứ 2 và 5 khoá VIII sau khi nói về tiêu cực trong nhà trường ,có đề cập đến lí tưởng sống của thanh niên và học sinh sinh viên ( là bộ phận rất đông trong thanh niên) 
Em minh hoạ bằng những hiện tượng cụ thể mà em biết được trong cuộc sống hằng ngày( hoặc qua báo chí TV ) trong xã hội ; đồng thời, em cũng cho biết trong trương ta lớp ta có hiện tượng mà các nghị quyết Đảng đã nói đén không ? Suy nghĩ của em về các hiện tượng đó?
III. Bài tập:
- Vượt khó học tốt, vận dụng điều đã học vào thực tiễn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kĩ năng, năng lực
- Không có ước mơ, mục đích phấn đấu; sống ỷ lại, thực dụng; không có ý chí vươn lên
4. Củng cố : 
? Theo em, thanh niên, học sinh cần có những biện pháp để thực hiện lí tưởng sống ntn 
HS trao đổi, trình bày
GV kết luận toàn bài
5. Dặn dò: 
+ Dặn học sinh làm bài tập còn lại trong SGK
+ Tìm hiểu về những tấm gương thanh niên sống có lí tưởng
+ Dặn học sinh xem trước bài 11
- Tìm hiểu mục tiêu, ý nghĩa của CNH-HĐH 
- Vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH
E. bổ sung rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................
 Ngày 03/01/2011
Tiết 19
 Bài 11:
trách nhiệm của thanh niên trong 
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (t1)
A. mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Mục tiêu, ý nghĩa của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
2. Kỹ năng
Biết đánh giá thực tiễn đất nước trong giai đoạn hiện nay, xác định lí tưởng của bản thân để chuẩn bị hành trang vào đời. 
3. Thái độ:
Học tập nghiêm túc, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của cha anh đi trước để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. 
b. phương pháp: 
Thảo luận nhóm, thuyết trình, liên hệ thực tế, nêu vấn đề, kể chuyện
c. tài liệu phương tiện
SGK,SGV GDCD 9
Câu chuyện tình huống, ca dao tục ngữ
sưu tầm tư liệu, tranh ảnh phiếu học tập, bảng phụ
D. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu một tấm gương về thanh niên sống có lí tưởng? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bác Hồ nói : “Thanh niên là người tiếp sức c/m cho thế hệ thanh niên già....nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu là do các thanh niên”. Câu nói của Bác Hồ nhắc nhủ thanh niên chúng ta điều gì? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV cho HS đọc bài phát biểu ở SGK
HS chia thành 4 nhóm, thảo luận các vấn đề: 
Nhóm 1: Nhiệm vụ c/m mà Đảng ta đề ra ntn trong thư của đ/c Tổng bí thư Nông Đức Mạnh? 
Nhóm 2: Vai trò, vị trí của Thanh niên thông qua bài phát biểu này? 
Nhóm 3: Tại sao nói: Mục tiêu CNH, HĐH vừa là trách nhiệm vẻ vang vừa là thời cơ to lớn của Thanh niên? 
Nhóm 4: Em có suy nghĩa gì khi thảo luận bức thư của đ/c Tổng bí thư gửi Thanh niên?
HS trao đổi, trình bày, bổ sung
GV nhận xét, kết luận: Thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
HS liên hệ thực tế về nhiệm vụ của HS và thực trạng của đất ta hiện nay.
GV bổ sung, nhấn mạnh tình cảm của Đảng, của dân tộc, của gia đình, nhà trường gửi gắm vào các em. 
Chuyển ý
I.Tìm hiểu bài
1. Nhiệm vụ mà Đảng đề ra là:
- Phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh..”
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thành nước công nghiệp.
2. Vai trò, vị trí của thanh niên.
- Đảm đương trách nhiệm của lịch sử mỗi người vươn lên tự rèn luyện
- Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc.
- Quyết tâm xóa tình trạng nghèo và kém phát triển.
- Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
N3: - ý nghĩa cuộc đời của mỗi người là tự vươn lên, gắn với xã hội , quan tâm đến mọi người , nhân dân và tổ quốc.
- Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ.
- Vai trò cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước.
N4: - Hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
- Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và của học sinh nói riêng.
3. Yêu cầu rèn luyện:
- Học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học.
- Rèn luyện tư cách đạo đức.
- Kế thừa truyền thống dân tộc.
- Sống tình nghĩa thủy chung. 
*ý nghĩa:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.
- Tạo tiền đề về mọi mặt( kinh tế xã hội, con người)
- Để thực hiện lí tưởng “ Dân giàu nước mạnh ...”
Hoạt động 2: 	Mục tiêu, ý nghĩa của CNH – HĐH đất nước:
GV tổ chức HS thảo luận 
HS cả lớp cùng trao đổi về vấn đề: 
? Mục tiêu của CNH – HĐH là gì? 
? ý nghĩa của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước? 
GV gợi ý nội dung khó
HS trao đổi, trình bày, bổ sung
GV kết luận
GV nhấn mạnh: Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước thì yếu tố con người là trung tâm, vì thế Đảng ta xác định giáo dục con người là quốc sách hàng đầu ”muốn xây dựng thành công CNXH thì trước hết phải có con người XHCN ”
? H/ nay trên thế giới có những thành tựu KHKT nào ? nỗi bật? 
C/m KH KT lần thứ Nhất: Máy hơi nước Giêm - oát 
C/m KHKT lần thứ hai: Điện tử, tin học 
- Rô bốt thay thế sức lao động cho con người 
- TQ nữa bắn thành công tàu vũ trụ “Thành Châu Sáu” - Lai tạo nhiều giống cây, con cho giá trị cao.... 
? Mặt trái của KHKT là gì? 
- Ô nhiễm môi trường, 
- Sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt
- Số người thất nghiệp và tệ nạn xã hội gia tăng 
- Các thế lực thù địch lợi dụng KHKT để gây chiến. 
II.nội dung bàI học
1.CNH – HĐH là gì?
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp; xây dựng và phát triển nền kinh tế trí thức. 
- ứng dụng nền công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mổi lĩnh vực đời sống xã hội và sản xuất vật chất
- Nâng cao năng suất lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2. ý nghĩa:
- CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ
- Tạo tiền đề về mọi mặt(kinh tế, xã hội, con người)
- Là cơ sở để thực hiện lí tưởng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”
4. Củng cố : 
GV chốt lại nội dung bài học
GV kết luận tiết 1
5. Dặn dò: 
+ Dặn học sinh làm bài tập còn lại trong SGK
+ Tìm hiểu về những tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+Trách nhiệm của thanh niên và nhiệm vụ của HS trong sự nghiệp CNH- HĐH
E.bổ sung rút kinh nghiệm
	Ngày 10/01/2011
Tiết 20 
Bài 11: 
trách nhiệm của thanh niên trong 
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (t2)
A. mục tiêu:
1. Kiến thức:
Vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
2. Kỹ năng
Biết đánh giá thực tiễn đất nước trong giai đoạn hiện nay, xác định lí tưởng của bản thân để chuẩn bị hành trang vào đời. 
3. Thái độ:
Học tập nghiêm túc, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của cha anh đi trước để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. 
b. phương pháp: 
Thảo luận nhóm, thuyết trình, liên hệ thực tế, nêu vấn đề, kể chuyện
c. phương tiện tài liệu
Sách giáo khoa, sgv GDCD 9
Bảng phụ
Hiến pháp 1992,Văn kiện đại hội Đảng
Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến bài dạy 
HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy nêu vai trò, vị trí của TN thông qua bài phát biểu của đ/c Tổng bí thư ? Từ đó bản thân em thấy mình phải làm gì? 
3. Bài mới: : Dẫn từ bài cũ sang bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: 	Trao đổi về nhận thức trách nhiệm của thanh niên 
GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ
HS các tổ thảo luận 
GV gợi ý HS thảo luận các vấn đề sau:
1.Trách nhiệm của thanh niên, trong sự nghiệp CNH, HĐH? 
2. Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH? 
3. Phương hướng phấn đấu của tập thể lớp và của mổi cá nhân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? 
HS trao đổi, trình bày, bổ sung
GV nhận xét, kết luận
GV gợi ý: Đánh giá được ưu, nhược điểm của lớp; phân tích những biểu hiện tích cực, những thành tích và những hạn chế; rút ra nguyên nhân, phương hướng phấn đấu và biện pháp thực hiện kế hoạch
GV kết luận. Chuyển ý
Trách nhiệm của thanh niên, HS trong sự nghiệp CNH, HĐH là góp phần xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại là lưc lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
HS rút ra nội dung bài học
3. Trách nhiệm: 
a. Trách nhiệm cuả thanh niên
- Ra sức học tập văn hoá KHKT . 
- Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị 
- Có lối sống lành mạnh. 
- Rèn luyện kỹ năng, sức khoẻ phát triển năng lực 
- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất.
- Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí,quan hệ sản xuất tiến bộ,đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc , dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Thanh niên phải là lực lượng nòng cốt. 
 b. Nhiệm vụ cuả thanh niên HS
- Học tập, rèn luyện toàn diện
- Xác định cho mình lý tưởng sống đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động cụ thể, khoa học.
Hoạt động 2: 	Bài tập
GV hướng dẫn HS làm BT4, BT5, BT 6(SGK)
HS trao đổi, trình bày
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố : 
? Những hoạt động chính trị –- xã hội nào mà Thanh niên tham gia hiện nay? 
+ TN tham gia tình nguyện 
+ TN Hiến máu nhân đạo:” Ngân hàng máu sống” 
+ TN tham gia các hoạt động ủng hộ : Đồng bào lũ lụt, miền núi, bạn nghèo.... 
? Từ những trách nhiệm trên TN là 1 học sinh thì em sẽ đặt ra phương hướng gì cho mình? 
HS trao đổi, trình bày
HS nhận xét, bổ sung
GV kết luận toàn bài
5. Dặn dò: 
+ Dặn học sinh làm bài tập còn lại trong SGK
+ Tìm hiểu về những tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Trách nhiệm của thanh niên và nhiệm vụ của HS trong sự nghiệp CNH- HĐH
+ Xem trước bài 12 : “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”. 
e.bổ sung rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 chuan.doc