I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chí công vô tư.
- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- Ý nghĩa của chí công vô tư.
2/ Kĩ năng:
- HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sốn
- HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3/ Thái độ:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Giáo Án GDCD LỚP 9 Học kì I Năm học 2010-2011 LỚP 9 Cả năm: 37 tuần (35 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (17 tiết) HOÏC KÌ I Tieát 1 Baøi 1 – Chí coâng voâ tö Tieát 2 Baøi 2 – Töï chuû Tieát 3 Baøi 3 – Daân chuû vaø kæ luaät Tieát 4 Baøi 4 – Baûo veä hoaø bình Tieát 5 Baøi 5 – Tình höõu nghò giöõa caùc daân toäc treân theá giôùi Tieát 6 Baøi 6 – Hôïp taùc cuøng phaùt trieån Tieát 7, 8 Baøi 7 – Keá thöøa vaø phaùt huy truyeàn thoáng toát ñeïp cuûa daân toäc Tieát 9 Kieåm tra vieát Tieát 10, 11 Baøi 8 – Naêng ñoäng, saùng taïo Tieát 12 Baøi 9 – Laøm vieäc coù naêng suaát, chaát löôïng, hieäu quaû Tieát 13, 14 Baøi 10 – Lí töôûng soáng cuûa thanh nieân Tieát 15,16 Thöïc haønh, ngoaïi khoaù caùc vaán ñeà cuûa ñòa phöông vaø caùc noäi dung ñaõ hoïc Tieát 17 OÂn taäp hoïc kì I Tieát 18 Kieåm tra hoïc kì I HOÏC KÌ II Tieát 19, 20 Baøi 11 – Traùch nhieäm cuûa thanh nieân trong söï nghieäp coâng nghieäp hoaù, hieän ñaïi hoaù ñaát nöôùc Tieát 21, 22 Baøi 12 – Quyeàn vaø nghóa vuï cuûa coâng daân trong hoân nhaân Tieát 23 Baøi 13 – Quyeàn töï do kinh doanh vaø nghóa vuï ñoùng thueá Tieát 24, 25 Baøi 14 – Quyeàn vaø nghóa vuï lao ñoäng cuûa coâng daân Tieát 26 Kieåm tra vieát Tieát 27, 28 Baøi 15 – Vi phaïm phaùp luaät vaø traùch nhieäm phaùp lí cuûa coâng daân Tieát 29, 30 Baøi 16 – Quyeàn tham gia quaûn lí Nhaø nöôùc, quaûn lí xaõ hoäi cuûa coâng daân Tieát 31 Baøi 17 – Nghóa vuï baûo veä toå quoác Tieát 32 Baøi 18 – Soáng coù ñaïo ñöùc vaø tuaân theo phaùp luaät Tieát 33 Thöïc haønh, ngoaïi khoaù caùc vaán ñeà cuûa ñòa phöông vaø caùc noäi dung ñaõ hoïc Tieát 34 OÂn taäp hoïc kì II Tieát 35 Kieåm tra hoïc kì II TUẦN 1 Ngày soạn: 09/8/2010 Tiết 1 Ngày dạy: 11/8/2010 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: - Hiểu được thế nào là chí công vô tư. - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. - Ý nghĩa của chí công vô tư. 2/ Kĩ năng: - HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sốn - HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. 3/ Thái độ: - Ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống. - Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. - Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư. II/ Tài liệu và phương tiện: - Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, kể chuyện nói về phẩm chất chí công vô tư. - Giấy khổ lớn, bút dạ. III/ Hoạt động dạy và học: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: GV phổ biến chương trình SGK lớp 9. Nhắc nhở HS chuẩn bị vở ghi, SGK. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Em hãy giải thích câu ca dao: “ Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” Để hiểu thêm về sự cần thiết và tác dụng của phẩm chất chí công vô tư. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 1 để hiểu rõ điều này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2:Tìm hiểu mục đặt vấn đề HS: đọc 2 câu chuyện trong SGK. GV: cử 2 HS đọc lại câu chuyện trên HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ? + Nhóm 2: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì? Mong muốn của Bác Hồ là gì? + Nhóm 3: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Suy nghĩ của bản thân em? + Nhóm 4: Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất đạo đức gì? Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người? HS:Các nhóm trình bày ý kiến. HS: nhận xét ý kiến của các nhóm. GV: nhận xét kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học GV: cho HS làm bài tập nhanh. GV: phát phiếu học tập cho cả lớp. Câu 1: những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ? Vì sao những việc làm còn lại không chí công vô tư . 1. Làm việc vì lợi ích chung. 2. Giải quyết công việc công bằng. 3. Chỉ chăm lo lợi ích của mình. 4. Không thiên vị. 5. Dùng tiền bạc, của cải của nhà nước cho việc cá nhân. HS: Cả lớp làm việc. HS: trả lời cá nhân. GV: nhận xét và nêu ra đáp án đúng. GV: Qua phần thảo luận chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. ? Thế nào là chí công vô tư? ? Ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư? HS: trả lời ý kiến cá nhân. GV: nhận xét. HS: liên hệ thực tế. GV: treo bảng phụ đã ghi sẵn câu hỏi: Câu 2: Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư: Giải quyết công việc thiên vị. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân. Tham lam vụ lợi. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng. Che giấu khuyết điểm cho người thân, người có chức, có quyền. HS: trả lời tự do. GV: nhận xét. ? Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư và không chí công vô tư? ? Từ các ví dụ trên chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào? HS: thảo luận cả lớp. HS: bày tỏ ý kiến cá nhân. GV: nhận xét bổ sung ý kiến. Hoạt động 4: Rèn luyện bài tập SGK HS: luyện tập bài tập SGK. GV: Chia lớp thành 2 nhóm. GV: phát phiếu học cho mỗi nhóm. Nhóm 1: bài 2 SGK trang 5+6. Nhóm 2: bài tập 3 SGK trang 6. HS : trả lời nhanh nộp phiếu học tập cho GV. GV : đọc đáp án của HS. HS : nhận xét bổ sung. GV : nhận xét kết luận. GV : cho điểm HS có phương án đúng, giải thích rõ ràng. I. Đặt vấn đề: II. Nội dung bài học: - Đáp án: Việc làm thể hiện đức tính chí công vô tư: 1, 2, 4. - Không chí công vô tư: 3, 5. 1. Thế nào là chí công vô tư: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Ý nghĩa: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đáp án: trái với phẩm chất chí công vô tư : 1, 2, 3, 5. Chí công vô tư Không chí công vô tư. Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình. Hiến đất để xây trường học. Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại. Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo. Chiếm đoạt tài sản nhà nước. Lấy đất công bán thu lợi riêng. Bố trí việc làm cho con cháu họ hàng. Trù dập những người tốt. 3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào? Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư. Phê phán hành động trái chí công vô tư. III. Bài tập: Bài tập 2 : tán thành quan điểm : d,đ ; không tán thành quan điểm :a,b,c. Bài tập 3 : phản đối các việc làm trên. 4. Củng cố : Thế nào là chí công vô tư ? cách rèn luyện chí công vô tư ? 5. Hoạt động nối tiếp : - Học bài cũ, làm bài tập 1,4 SGK trang 5,6. - Thực hành rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. - Sưu tầm các câu chuyện kể về chí công vô tư, ca dao, tục ngữ. - Chuẩn bị bài 2 : Tự chủ - Đọc bài trước ở nhà và soạn bài theo câu hỏi SGK. Chuẩn bị các câu chuyện, tấm gương thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh. * Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. TUẦN 2 Ngày soạn :15.8.2010 Tiết 2 Ngày dạy : 18.8.2010 Bài 2 : TỰ CHỦ I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tính tự chủ. Biểu hiện của tính tự chủ. Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. 2/ Kĩ năng: HS biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ. Biết hành động đúng với đức tính tự chủ. 3/ Thái độ: Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ. Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác. II/ Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV. Các câu chuyện, gương về đức tính tự chủ. III/ Các hoạt động dạy và học: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn HS, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết? Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Giải thích câu ca dao: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” ( Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình” Hoạt động 2: Tìm hiểu các câu chuyện của phần đặt vấn đề. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HS: đọc 2 câu chuyện trong SGK. HS thảo luận nhóm 5’: Nhóm 1: ? Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào? ? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình? ? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì? Nhóm 2: ? Trước đây N là HS có những ưu điểm gì? ? Những hành vi sai trái của N sau này là gì? ? Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy? Nhóm 3: ? Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N em rút ra bài học gì? Nhóm 4: ? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lý như thế nào? ? Cử đại diện nhóm trình bày. HS: cả lớp nhận xét bổ sung. GV: nhận xét: I. Đặt vấn đề: ® Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường- lối sống thực dụng, ích kỉ, sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết làm chủ bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về nội dung của đức tính tự chủ. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học HS: trả lời câu hỏi. ? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì? ? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì? HS: tự do trả lời câu hỏi. ? Thế nào là tự chủ? ? Biểu hiện của đức tính tự chủ? ? Ý nghĩa của tính tự chủ? ? Cách rèn luyện tính tự chủ? HS: làm bài tập nhanh bằng phiếu học tập. + Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ: Tính bột phát trong giải quyết công việc. Thiếu cân nhắc, chín chắn. Nổi nóng, cãi vã, gây gỗ khi gặp những việc mình không vừa ý. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng. Nói tục, chửi bậy, xử sự thiếu văn hóa. HS: trả lời cá nhân. HS: trả lời nhanh lên bảng chữa. Cả lớp nhận xét. GV:Từ ý kiến của HS qua 2 câu hỏi, rút ra biểu hiện của đức tính tự chủ. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được su ... . Đường lối của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác. Trách nhiệm của HS chúng ta trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác cùng phát triển. 2/ Kĩ năng: Có nhiều việc làm cụ thể về sự hợp tác trong học tập, lao động và hoạt động xã hội. Biết hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung. 3/ Thái độ: Tuyên truyền, vận động mọi người ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng về sự hợp tác cùng phát triển. Bản thân phải thực hiện tốt yêu cầu của hợp tác cùng phát triển. II/ Tài liệu và phương tiện: Tranh ảnh, bài báo, câu chuyện về sự hợp tác giữa nước ta và các nước khác. III/ Các hoạt động dạy và học: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Chính sách của Đảng ta về hòa bình hữu nghị? HS chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại, đó là: Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân, chống khủng bố Tài nguyên, môi trường. Dân số và kế hoạch hóa gia đình. Bệnh tật hiểm nghèo( đại dịch AIDS) Cách mạng khoa học công nghệ. - Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào, dân tộc nào. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này, cần có sự hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đấy là ý nghĩa của bài học hôm nay. Hoạt động 2: Phân tích các thông tin của phần đặt vấn đề. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HS: đọc phần thông tin SGK. HS: trao đổi, thảo luận cả lớp về các thông tin. ? Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì? ? Bức ảnh về trung tướng phi công Phạm Tuân nói lên ý nghĩa gì? ? Bức ảnh cầu Mỹ Thuận là biểu tượng nói lên điều gì? ? Bức ảnh các bác sĩ Việt Nam và Mĩ đang làm gì và có ý nghĩa như thế nào? HS: trả lời cá nhân. HS: cả lớp nhận xét ? Qua phần trao đổi, chúng ta rút ra bài học gì? GV: Chuẩn xác. I. Đặt vấn đề: + Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực và nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. Đó là sự hợp tác toàn diện thúc đẩy sự phát triển của đất nước. + Trung tướng Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của nước Liên Xô cũ. + Cầu Mỹ Thuận là biểu tượng sự hợp tác giữa Việt Nam và Ôxtrâylia về lĩnh vực giao thông vận tải. + Các bác sĩ Việt Nam và Mĩ “phẫu thuật nụ cười” cho trẻ em Việt Nam, thể hiện sự hợp tác về y tế và nhân đạo. Hoạt động 3: Trao đổi về thành quả của sự hợp tác. HS: làm việc cá nhân. HS Cả lớp tham gia thảo luận. ? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước khác? ? Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau: a. Vốn. b. Trình độ quản lý. c. Khoa học - công nghệ. ? Em cho biệt ý kiến đúng. HS: trả lời cá nhân. HS: cả lớp bổ sung. GV: Đất nước ta đi lên xây dựng CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu nên rất cần cả 3 điều kiện trên. ? Bản thân em có thấy tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới? Hoạt động 4: Phân tích Nội dung bài học: HS: thảo luận nhóm. Nhóm 1: ? Em hiểu thế nào là hợp tác? ? Lấy 1 VD về sự hợp tác trong lớp vì lợi ích chung? ? Hợp tác dựa trên nguyên tắc nào? Nhóm 2: ? Ý nghĩa của hợp tác với các nước đối với: Toàn nhân loại. Việt Nam. Nhóm 3: ? Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đối ngoại? ? Trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác? HS: Đại diện các nhóm trình bày. GV: nhận xét kết luận II. Nội dung bài học: 1. Hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. * Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Không hại đến lợi ích người khác. 2. Ý nghĩa: Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển. Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại. 3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: Coi trọng, tăng cường hợp tác các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên tắc: Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực. Bình đẳng cùng có lợi. Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình. Phản đối âm mưu vá hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền, can thiệp nội bộ nước khác. 4. Trách nhiệm: Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam. Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với nước ngoài và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giao tiếp. Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao động và hoạt động tinh thần khác. Hoạt động 5: Luyện tập bài tập HS: giải bài tập 3, 4 SGK GV: Tổ chức cho học sinh trò chơi sắm vai - Nhóm 1: giới thiệu tấm gương hợp tác tốt. - Nhóm 2: Giới thiệu về một thành quả hợp tác tốt ở địa phương. HS: các nhóm tự phân vai, tự viết lời thoại HS: Các nhóm thể hiện tiểu phẩm. HS: Cả lớp quan sát, góp ý. GV: nhận xét. III. Bài tập: 2 HS lên bảng trả lời bài tập 3,4. 4. Củng cố: - Thế nào la hợp tác? Ý nghĩa? 5. Đánh giá: . . . 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ, làm bài tập 1, 2 SGK - Chuẩn bị bài 7. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ đề. TUẦN 7 Ngày soạn : 17/9/2010 Tiết 7 Ngày dạy :22/9/2010 Bài 7 : THỪA KẾ VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC(T1) I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và biết được một số truyền thống của dân tộc ta. Thế nào là thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2/ Kĩ năng: Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với Phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu cần xóa bỏ. Có kĩ năng phân tích, đành giá những quan niệm, thái độ cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống. 3/ Thái độ: Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thống dân tộc. II/ Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ đề. Những tình huống thực tế. III/ Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc. Vậy để hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như thế nào hôm nay các em tím hiểu bài 7 để giúp các em hiểu hơn về truyền thống của dân tộc ta. Hoạt động 2: Tìm hiểu về 2 câu chuyện phần đặt vấn đề Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HS thảo luận theo nhóm nhỏ. Nhóm 1: ? Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? ? Hãy kể một số cuộc kháng chiến tiêu biểu mà em biết? Nhóm 2: ? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì? Nhóm 3: ? Cụ Chu Văn An là người như thế nào? ? Cụ đã có những đóng góp gì cho đất nước? Nhóm 4: ? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì? ? Các hành vi của học trò cũ của cụ Chu Văn An: Đứng giữa sân vái chào vào nhà. Chào to kính cẩn. Không giám ngồi sập. Xin ngồi ghế kế bên. Trả lời cặn kẽ mọi việc. Nhóm 5: ? Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết và nêu một số biểu hiện của truyền thống đó? Nhóm 6: ? Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? Em rút ra bài học gì? I. Đặt vấn đề: * Lòng yêu nước thể hiện: * Biểu hiện của truyền thống: * Cách cư xử: * Truyền thống tốt đẹp: Yêu nước, đoàn kết. Tôn sư trọng đạo. Phong tục tập quán tốt đẹp. Nhân đạo. * Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay. Biết ơn, kính trọng thầy cô dù mình là ai đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An. Hoạt động 3:Phân tích nội dung bài học HS: trả lời cá nhân. ? Em hiểu thế nào là truyền thống? ? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết và nêu một số biểu hiện của truyền thống đó? ? Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu? Em có đồng ý với ý kiến trên không vì sao? Khái niệm : - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: - Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo. - Văn hoá, nghệ thuật. Hoạt động 4: Truyền thống mang yếu tố tích cực- tiêu cực: HS cả lớp thảo luận ? Theo em, bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực không? Nêu một vài ví dụ? HS: lên bảng trình bày. GV: liệt kê ý kiến lên bảng. ? Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục? GV giải thích: - (Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu gọi là phong tục) - (Ngược lại truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu gọi là hủ tục). ? Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp? Yếu tố tích cực Yếu tố tiêu cực Truyền thống yêu nước. Truyền thống đạo đức. Truyền thống đoàn kết. Truyền thống cần cù lao động. Tôn sư trọng đạo. Phong tục tập quán lành mạnh. Tập quán lạc hậu. Nếp nghĩ, lối sống tùy tiện. Coi thường pháp luật. Tư tưởng địa phương hẹp hòi. Tục lệ ma chay cưới xin lễ hội lãng phí, mê tín dị đoan. + Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là: trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống phát triển và tỏa sáng. 4. Củng cố: Tìm những thái độ hành vi thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 5. Đánh giá: . . . 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ, chuẩn bị tiếp bài 7. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về truyền thống dân tộc, dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì? * Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: