Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Hiền Chung - Nguyễn Thị Hồng

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Hiền Chung - Nguyễn Thị Hồng

1. Kiến thức

+ Chí công vô tư là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư.

2. Kỹ năng

 + Hs biết phân biệt hành vi chí công vô tư và hành vi trái với chí công vô tư; tự đánh giá hành vi của bản thân để rèn luyện trở thành người chí công vô tư.

3. Thái độ:

+ ủng hộ, noi gương người chí công vô tư; phê phán hành vi vụ lợi, ko công bằng

 B. PHƯƠNG PHÁP

+ Thảo luận nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề

 

doc 56 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Hiền Chung - Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 
	 	Ngày dạy: 
Tiết 1 - Bài 1: 	CHí CÔNG VÔ TƯ
A. mục tiêu
Kiến thức 
+ Chí công vô tư là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư. 
2. Kỹ năng
 + Hs biết phân biệt hành vi chí công vô tư và hành vi trái với chí công vô tư; tự đánh giá hành vi của bản thân để rèn luyện trở thành người chí công vô tư.
3. Thái độ:
+ ủng hộ, noi gương người chí công vô tư; phê phán hành vi vụ lợi, ko công bằng 
 b. phương pháp 
+ Thảo luận nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề
c. chuẩn bị
+ GV: soạn giáo án, sưu tầm tư liệu 
+ HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D.TIếN TRìNH LÊN LớP
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: gv giới thiệu khái quát chương trình GDCD 9
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1	Khái niệm chí công vô tư
HS đọc 2 mẩu chuyện trong SGK
GV tổ chức, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
HS chia làm 4 nhóm, thảo luận các vấn đề sau:
Nhóm 1 và 2:
? Hãy nhận xét việc làm của Vũ Tá Đường và và Trần Trung Tá?
? Vì sao Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá thay thế ông để lo việc nước? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3 và 4:
? Mong muốn của Bác Hồ là gì? Suốt cuộc đời Bác đã theo đuổi mục đích nào?
? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ntn?
HS trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét, bổ sung
? Việc làm của THT và Bác Hồ thể hiện đức tính gì?
? Em hiểu Chí công vô tư là gì?
GV kết luận, chuyển ý
Khái niệm
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức thể hiện:
- công bằng, không thiên vị
- giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung
- đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân 
Hoạt động 2:	ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
GV tổ chức cho HS làm BT tiếp sức
? Tìm những hành vi thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống?
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
--Làm việc vì lợi ích chung
- Giải quyết mọi việc công bằng
- Luôn tôn trọng lẽ phải
- Nghiêm túc trong thi cử
-
- Che giấu khuyết điểm cho bạn thân
-Thiên vị trong bình bầu thi đua
- Làm việc vì cí lợi cho bản thân.
? ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống?Lấy ví dụ minh hoạ?
HS phát biểu
GV bổ sung, kết luận
2. ý nghĩa
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng
- Làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Được mọi người tin cậy, kính trọng
Hoạt động 3: 	Liên hệ bản thân
GV hướng dẫn HS làm BT3(sgk)
HS đưa ra ý kiến cá nhân, bổ sung
GV nhận xét, giải thích
? Cần phải làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
HS thảo luận, trả lời
GV kết luận.
3. Cách rèn luyện
- ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
- Phê phán hành vi trái với chí công vô tư 
- Làm nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư 
4. Củng cố:
GV hướng dẫn HS làm BT2(sgk)
HS trình bày quan điểm và giải thích vì sao?
GV bổ sung, đáp án đúng d và đ
GV kết luận toàn bài
5 Dặn dò:
- Làm BT còn lại trong sgk
- Tìm những tấm gương về chí công vô tư
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về chí công vô tư
- Xem bài “Tự chủ”
	Ngày soạn: 
	 	Ngày dạy: 
Tiết 2 - Bài 2: 	Tự CHủ
A. mục tiêu
Kiến thức 
+ Tự chủ là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ. 
2. Kỹ năng
+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ, có những việc làm thể hiện tính tự chủ
3. Thái độ:
 + ủng hộ, noi gương người có tính tự chủ; có kế hoạch, biện pháp rèn luyện tính tự chủ
 b. phương pháp 
+ Thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề
c. chuẩn bị
+ GV: soạn giáo án, sưu tầm tư liệu,tranh ảnh 
+ HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D.TIếN TRìNH LÊN LớP
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu chí công vô tư là gì? nêu ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
GV kể về tấm gương anh Trần Ngọc Tuấn ở hội người mù thành phố Hà Nội
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1	Tìm hiểu khái niệm tự chủ 
HS đọc chuyện sgk
GV tổ chức hướng dẫn thảo luận nhóm
HS chia làm 2 nhóm, thảo luận các câu hỏi:
* Nhóm 1: 
? Gia đình bà Tâm gặp nổi bất hạnh nào? Bà Tâm đã làm gì trứơc nổi bất hạnh đó?
? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
* Nhóm 2:
? Trước đây, N là học sinh có những ưu điểm gì?
? N đã có những hành vi sai trái nào? Vì sao N lại có kết cục xấu như vậy?
HS trình bày, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
? Làm chủ bản thân ở những lĩnh vực nào?
GV gợi ý bằng ví dụ cụ thể
HS trả lời
GV kêt luận
Khái niệm
Tự chủ là làm chủ bản thân về:
- Suy nghĩ
- Tình cảm
- Hành vi
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của cuộc sống
Hoạt động 2	Tìm hiểu biểu hiện của tính tự chủ
GV nêu tình huống
? Em sẽ làm gì khi: 
 - Một bạn bị ngất trong giờ học
 - Em bị bạn bè nghi oan lấy cắp đồ 
? Hành vi nào là trái với tự chủ:
 - Bột phát trong giải quyết công việc
 - Hoang mang, sợ hãi trước khó khăn
 - Nổi nóng, cãi vã khi không vừa ý
HS trao đổi, phát biểu ý kiến
GV nhận xét
? Tính tự chủ được biểu hiện ntn ?
GV chuyển ý
Biểu hiện
- Thái độ bình tĩnh, tự tin
- Biết tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ; tự kiểm tra; tự đánh giá bản thân
Hoạt động 3	ý nghĩa của tính tự chủ
? Qua 2 câu chuyện ở phần ĐVĐ em rút ra được bài học gì?
HS: Phải biết tự làm chủ bản thân để không mắc sai lầm và vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ trong cuộc sống
? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS phát biểu ý kiến
GV phân tích ví dụ, kết luận
ý nghĩa
Tự chủ là đức tính quý giá giúp mổi người:
- Sống đúng đắn, cư xử có dạo đức, có văn hoá
- Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, cám dỗ
Hoạt động 4	Cáh rèn luyện tính tự chủ
GV tổ chức cho HS thảo luận liên hệ thực tế
GV chia các câu hỏi theo 3 chủ đề
Gia đình
Đi học về trưa, mẹ chưa nấu cơm
Nhà trường
Giờ kiễm tra, bạn bên cạnh cho chép bài
Xã hội
Nhặt được chiếc ví trong đó có nhiều tiền
HS thảo luận, xử lí tình huống
GV bổ sung
? Rèn luyện tính tự chủ ntn?
HS trả lời
GV kết luận
Cách rèn luyện
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động
- Xem xét lời nói, thái độ, việc làm của bản thân 
- Biết tự rút kinh nghiệm và sữa chữa.
4. Củng cố:
GV hướng dẫn HS làm BT1(sgk)
HS làm bài tập, trình bày
GV nhận xét, lết luận toàn bài.
5. Dặn dò:
- Làm các BT còn lại trong sgk
- Sưu tàm ca dao tục ngữ nói về tự chủ
- Giải thích câu ca dao “ Dù ai nói ngã nói nghiêngkiềng 3 chân”
- Xem bài “ Dân chủ và kỉ luật”
Ngày soạn: 
	 	Ngày dạy: 
Tiết 3 - Bài 3: 	dân chủ và kỉ luật
A. mục tiêu
Kiến thức 
+ Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 
Kỹ năng
 + Có thói quen rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; đánh giá và thực hiện theo dân chủ và kỉ luật
Thái độ:
+ Đồng tình, ủng hộ việc làm phát huy dân chủ và thực hiện tốt kỉ luật; phê phán hành vi thiếu dân chủ, vô kỉ luật 
b. phương pháp 
+ Thảo luận nhóm, đàm thoại, giải quyết tình huống
c. chuẩn bị
+ GV: soạn giáo án, sưu tầm tư liệu 
+ HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D.TIếN TRìNH LÊN LớP
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Tự chủ là gì? Nêu một số việc làm thể hiện tính tự chủ của người học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1	Khái niệm dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ
HS đọc chuyện trong SGK
GV tổ chức cho HS làm BT tiếp sức
* Nhóm 1:
? Hãy nêu những chi tiết thể hiện tính dân chủ và kỉ luật ở 2 câu chuyện trên
Dân chủ
Thiếu dân chủ
- Sôi nổi thảo luận
- Đề xuất chi tiết, cụ thể về biện pháp thực hiện
- Tự nguyện tham gia hoạt động tập thể
- Thành lập “Đội thanh niên cờ đỏ”
- Công nhân không được bàn bạc, góp ý kiến
- Không quan tâm đến đk lao động chủ công nhân
- Giám đốc không chấp nhận lời kiến nghị của công nhân
* Nhóm 2:
? Sự kết hợp giữa biện pháp dân chủ với tính kỉ luật của lớp 9A thể hiện ntn?
Biện pháp Dân chủ
Biện pháp kỉ luật
- Mọi người cùng tham gia, bàn bạc
- ý thức tự giác chấp hành
- Đề xuất biện pháp thực hịên
- Tuân theo quy định tập thể
- Cùng thống nhất trong hoạt động
- Nhắc nhở, đôn đốc nhau thực hiện
HS thảo luận, làm bài tập
GV nhận xét, bổ sung
? Dân chủ là gì? kỉ luật là gì? cho ví dụ?
? Dân chủ và kỉ luật có mqhệ ntn?
Hs phát biểu
GV lấy ví dụ, kết luận. Chuyển ý
Khái niệm
a. Dân chủ là: 
- Làm chủ công việc
- Được biiết, cùng tham gai
- Góp phần thực hiện, kiễm tra, giám sát
b. Kỉ luật là:
 - Tuân theo quy định của tập thể, cộng đồng
 - Hành thống nhất để đạt kết quả cao trong công việc
c. Mối quan hệ:
- Dân chủ là cơ sở để thể hiện, phát huy sự đóng góp vào việc chung
- Kỉ luật là điều kiện để thực hiện dân chủ có hiệu quả.
Hoạt động 2	ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
? Qua việc những việc làm ở 2 câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
HS tự liên hệ, rút ra bài học
GV lấy ví dụ:
* Tục ngữ, ca dao:- “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước”
 - “Bề trên ở chẳng kỉ cương, cho nên bề dưới lập đường mây mưa”
* Bác Hồ: ”Nước ta là một nước dân chủcông cuôc đổi mới, xây dựng đất nước là trách nhiệm của nhân dân”
? Tính dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa ntn?
HS phát biểu ý kiến
GV phân tích ví dụ, kết luận
ý nghĩa
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động,
- Là điều kiện cho cá nhân phát triển,
- Góp phần xây dựng xã hội về mọi mặt.
Hoạt động 3	Cách rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật
? Nêu các hoạt động xã hội thể hiện tính dân chủ mà em biết?
? Nêu một số việc làm thiếu dân chủ và hậu quả của nó?
HS thảo luận, lấy ví dụ
GV bổ sung ví dụ, kết luận.
? Cần phải rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật ntn?
Cách rèn luyện
- Có ý thức tự giác chấp hành kỉ luật
- Các cán bộ và tổ chức cần tạo điều kiện phát huy dân chủ cho cá nhân
- HS chấp hành tốt nội quy trường, lớp và pháp luật của nhà nước.
4. Củng cố:
Gv hướng dẫn HS làm BT1 (sgk)
HS làm bài tập, giải thích vì sao?
GV nhận xét. Kết luận toàn bài
5. Dặn dò
- Làm bài tập 2,3,4 (sgk)
- Nắm nội dung bài học, liên hệ việc làm của bản thân
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về dân chủ, kỉ luật
- Xem trước bài “Bảo vệ hoà bình”
	Ngày soạn: 
	 	Ngày dạy: 
Tiết 4 - Bài 4: 	Bảo vệ hoà bình
A. mục tiêu:
1. Kiến thức
 + HS hiểu được giá trị của hoà bình, tác hại cuả chiến tranh. Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
2. Kỹ năng
+ Tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
3. Thái độ
+ quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết yêu hoà bình, ghét chiến tranh 
 b. phương pháp: 
+ Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, trực quan, đàm thoại 
c. chuẩn bị:
+ GV: soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh 
+ HS: Học bài, làm bài tập và xem trước bài mới 
D. tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hiểu dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới: GV cho HS xem bức tranh về hậu quả của chiến tranh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 	Phân t ... âu hỏi:
? Quy định trên ban hành nhằm mục đích gì?
? Người vi phạm quy định sẽ chịu trách nhiệm gì?
? Vì sao Nhà nước lại đưa ra những hình thức xử phạt trên đối với người vi phạm và hành vi vi phạm? 
HS trao đổi và trả lời
? Vậy trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? 
GV chốt ý chính, lấy ví dụ minh họa
? Là 1 CD chúng ta có trách nhiệm gì? Lấy ví dụ 
- Đối với công dân?
- Đối với học sinh ?
GV yêu cầu HS xem phần Tư liệu tham khảo sgk
3. ý nghĩa:
- Trừng phạt, ngăn ngừa hành vi vi phạm, răn đe, cải tạo người phạm tội 
- Giáo dục ý thức tôn trọng PL, bồi dưỡng lòng tin vào PL. 
- Hạn chế, ngăn chặn những hành vi vi phạm PL.
4. Trách nhiệm 
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt PL. 
- Có lối sống lành mạnh 
- Tránh xa các tệ nạn xã hội 
- Đ/t với các hiện tượng xấu 
4. Củng cố:
+ So sánh hành vi vi phạm đạo đức và hành vi vi phạm pháp luật
+ Gợi ý HS làm BT8, 9, 10 BT tình huống
+ Chốt lại ý chính 
+ Kết luận toàn bài
5. Dặn dò:
+ Về nhà làm BT6 (SGK tr56) 
+ Nắm nội dung bài học, liên hệ thực tế 
+ Xem bài 16 " Quyền tham gia quản lý Nhà nước quản lý xã hội của công dân (T1) 
 	Ngày soạn 
	 Ngày dạy 
Tiết 29, 30 Bài 16: quyền tham gia quản lý nhà nước
 và quản lý xã hội của công dân (T1) 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
+ Nội dung, cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội. 
	2. Kỷ năng: 
+ Rèn luyện kỷ năng nắm vững quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình. 
 	3. Thái độ: 
+ Giáo dục niềm tin và ý thức tự giác tích cực khi góp phần mình vào công việc chung. 
B. Phương pháp: 
+ Thảo luận nhóm, kể chuyện, tổ chức trò chơi, nêu và giải quyết vấn đề... 
C. Chuẩn bị: 
GV: Soạn giáo án, sưu tầm tranh ảnh tài liệu có liên quan đến bài dạy 
HS: chuẩn bị bài trớc khi đến lớp 
D. Tiến trình lên lớp :
	1. ổn định tổ chức lớp. 
	2. Kiểm tra bài cũ. 
+ Trách nhiệm pháp lý là gì ? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý ? Lấy VD minh họa . 
	3. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 	Tìm hiểu phần đặt vấn đề. 
GV mời 1 HS đọc phần ĐVĐ 
? Em hãy nêu 1 số quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước mà em đã được học? Vì sao CD có những quyền đó?
? Ngoài những quyền trên, CD còn có quyền nào khác?
? Theo em những quy định trên thể hiện quyền gì của CD?
HS thảo luận, trả lời
GV kết luận:
- CD có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do nhân dân xây dung nên để phục vụ nhân dân
- Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước; có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách và pháp luật của nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi công vụ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 
GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu:
HS đọc mục 1 phần nội dung bài học
? Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là gì? Nội dung của quyền này thể hiện ntn?
? Liên hệ việc thực hiện quyền này ở trường lớp và địa phương em?
HS các nhóm lấy ví dụ cụ thể cho từng nội dung của quyền:
- Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân
- Tham gia góp ý kiến xây dựng hiến pháp, pháp luật.
- Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lý nhà nước.
GV nêu thêm các ví dụ khác liên quan đến HS
 1. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là gì ? 
* Là quyền của công dân:
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, 
- Tham gia bàn bạc công việc chung, 
- Tham gia thực hiện, giám sát và đánh giá hoạt động, công việc chung của đất nước và xã hội. 
Hoạt động 3: 	Tìm hiểu cách thức thực hiện quyền:
HS đọc mục 2 phần nội dung bài học, sau đó làm BT3 (SGK)
? Cách thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ntn? Cho ví dụ?
2. Phương thức thực hiện
- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước và xã hội
- Gián tiếp: Là thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 
Tiết 2
 ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: 
? Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có ý nghĩa ntn? Cho ví dụ?
HS tìm hiểu và trả lời
GV bổ sung, chốt ý:
VD: - Tham gia góp ý, bàn biện pháp để khu phố nơi mình sinh sống ngày càng văn minh, lịch sự. 
- Góp ý về cách tổ chức của cán bộ lớp để giúp hoạt động của lớp có hiệu quả hơn.
- Em gia nhập hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên... đưa ý kiến để làm cho tổ chức của mình vững mạnh hơn. 
=> Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân
3. ý nghĩa:
* Là quyền chính trị quan trọng nhất của CD:
- Đảm bảo CD thực hiện quyền làm chủ
- Để CD thực hiện trách nhiệm của mình với nhà nước và xã hội
 Trách nhiệm của nhà nước và của công dân: 
? Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội nhà nước và CD có trách nhiệm gì?
HS thảo luận và trả lời
GV kết luận
? HS có thể làm gì để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này? 
- Học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện đạo đức
- Tích cực trong hoạt động phong trào của lớp, trường
- Tham gia các hoạt động ở địa phương (tuyên truyền phòng chống TNXH, xây dung nếp sống văn hoá)
4. Trách nhiệm: 
a. Trách nhiệm của nhà nước. 
- Quy định bằng pháp luật 
- Thanh tra, giám sát việc thực hiện. 
b. Trách nhiệm của CD 
- Nhận thức đúng, hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, cách thực hiện. 
- Nâng cao hiểu biết, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, năng lực
4. Củng cố: 
GV: Chốt lại nội dung bài học bằng sơ đồ củng cố
HS làm bài tập 2 ( SGK). Đáp án đúng: c 
GV hướng dẫn HS làm BT 6,7,8 sách tình huống
HS trình bày, nhận xét.
5. Dặn dò: 
Học sinh nắm nội dung bài học, làm BT 4, 5 (SGK : 59 - 60 ) 
Làm BT9, 10, 11(Sách BTTH 9)
Xem phần trước bài 17 "Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” 
Tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương về bảo vệ ANTT, tham gia NVQS
	Ngày soạn 
	 Ngày dạy 
Tiết 31 - Bài 17: 	Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
Giúp h/s hiểu bảo vệ tổ quốc là gì? Những việc phải làm và trách nhiệm của chúng ta trong thời bình. 
	2. Kỹ năng: 
Giáo dục cho học sinh có kỷ năng biết phân tích, nhìn nhận và đánh giá công việc bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và cao quý. 
 	3. Thái độ: 
Giáo dục cho h/s có lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời đóng góp công sức của mình vào công việc bảo vệ Tổ quốc . 
B. Phương pháp: 
Thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai, nêu và giải quyết vấn đề... 
C. Chuẩn bị: 
GV: Soạn giáo án, sưu tầm tranh ảnh tài liệu có liên quan đến bài dạy 
HS: chuẩn bị bài trớc khi đến lớp 
D. Tiến trình lên lớp 
	1. ổn định tổ chức lớp. 
	2. Kiểm tra bài cũ. 
? Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì? Công dân chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong quyền này? 
	3. Bài mới: Giới thiệu bài
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" 
? Câu nói trên là của ai và có ý nghĩa như thế nào? Để có độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỗ ấy chúng ta phải làm gì? 
=> chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Quan sát ảnh, thảo luận tìm hiểu nội dung ĐVĐ: 
HS xem hình ảnh trong SGK
? Em hãy nêu nội dung của từng bức ảnh trên? 
Bức ảnh 1: Chiến sĩ Hải quân đang bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. 
Bức ảnh 2: Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng bảo vệ Tổ quốc. 
Bức ảnh3: Tình cảm của thế hệ trẻ đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng
=>Những người đã đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 
? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh trên? 
Thấy được trách nhiệm BVTQ của mọi người dân Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong thời bình .
Hoạt động 2: 	Tìm hiểu nội dung bài học: 
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các vấn đề:
? Bảo vệ Tổ quốc là gì? Thế nào là nghĩa vụ BVTQ?
? Vì sao chúng ta phải bảo vệ Tổ quốc 
? Bảo vệ Tổ quốc bằng cách nào? 
? Công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nghĩa vụ BVTQ?
HS chia làm 4 nhóm, trao đổi và trả lời, lấy ví dụ 
GV gợi ý các câu trả lời, bổ sung các ví dụ
VD: Tên Hoàng Minh Chính nhà nước ta nuôi ăn học có bằng tiến sĩ triết học nó bêu rếu bôi nhọ chế độ của ta.
VD: Sự kiện nổi loạn ở Tây Nguyên năm 2001: Lợi dụng dân trí còn thấp của đồng bào miền núi, chúng gây nên các vụ bạo loạn gây chia rẽ tình cảm giữa người kinh và người dân tộc. 
- Bọn Phôn - Rô đã rũ rê lôi kéo đồng bào miền núi sang Campuchia và hứa hẹn một cuộc sống sung sướng nhưng thực chất là sống trong các trại tị nạn . 
=> Đó là lý do để chúng ta bảo vệ Tổ quốc => Là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, của toàn Đảng, toàn dân và của mỗi cá nhân chúng ta. 
? Thanh niên bao nhiêu tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự?
? Em có nhận xét gì về việc tham gia nghĩa vụ quân sự hiện nay ở địa phương em?
? Vậy để cho công dân làm tròn nghĩa vụ đó nhà nước ta phải làm gì? 
? Đối với học sinh cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
? Bên cạnh việc BVTQ, CD có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo vệ hoà bình thế giới? 
ĐA; Lên án, phê phán các vụ bạo động khủng bố gây chia rẽ sắc tộc, chủng tộc.... chống lại chiến tranh ở các nước đang có chiến tranh. 
GV chốt lại nội dung bài học
=> BVTQ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý và của mỗi công dân. 
1. Khái niệm : 
a. BVTQ là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 
b. Nghĩa vụ BVTQ: là những việc mà CD phải làm để góp phần vào sự nghiệp BVTQ.
2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc
- Đó là thành quả của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
- Các thế lực thù địch vẫn đang âm mưu thôn tính, phá hoại công cuộc xây dung và đổi mới đất nước của ta.
3. Nội dung Bảo vệ Tổ quốc: 
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, 
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự 
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, 
- Giữ gìn trật tự an ninh xã hội
4. Trách nhiệm: 
- Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
 - Bảo vệ an ninh trật tự ở trường học và nơi cư trú 
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự
- Vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. 
Hoạt động 3:	Tìm hiểu các quy định pháp luật về BVTQ:
GV chia lớp thành 2 nhóm và giao cho các nhóm tìm hiểu các quy định pháp luật về BVTQ (SGK
HS đọc phần tư liệu tham khảo SGK. Sau đó đại diện HS đóng vai luật sư trả lời công dân về các nội dung liên quan.
GV nhắc lại những ý cơ bản.
4. Củng cố: 
HS trình bày các hoạt động BVTQ, giữ gìn ANTT ở địa phương mình
GV giới thiệu thêm một vài hoạt động khác bằng hình ảnh.
HS làm BT 2, 3 SGK
GV Chốt lại ý chính. Kết luận toàn bài. 
	5.Dặn dò:
Dặn học sinh làm BT 1, 4 (SGK- tr 65) 
Xem trước bài 18 "Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật”
Liên hệ thực tế, tìm hiểu những tấm gương sống có đạo đức và thực hiện tốt pháp luật.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9.doc