Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Long Thành Bắc - Trần Thị Thu Đào

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Long Thành Bắc - Trần Thị Thu Đào

. Kiến thức:

- HIV và AIDS có từ bao giờ và nguy hiểm hay không?

- Vì sao nói ma túy mại dâm là bạn đồng hành của AIDS.

- Cách phòng chống HIV như thế nào?

- Để phòng chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào?

- Học sinh chúng ta phải làm gì để phòng chống HIV?AIDS?

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Long Thành Bắc - Trần Thị Thu Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 35	
Ngày dạy: /5/2011 – Tuần CM: 36
NGOẠI KHOÁ (HIV/AIDS)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HIV và AIDS có từ bao giờ và nguy hiểm hay không?
- Vì sao nói ma túy mại dâm là bạn đồng hành của AIDS.
- Cách phòng chống HIV như thế nào?
- Để phòng chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào?
- Học sinh chúng ta phải làm gì để phòng chống HIV?AIDS?
 2. Kĩ năng:
	- Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp các người khác phòng, chống.
	- Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/AIDS.
	- Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng.
	- Kĩ năng thực hiện cảm thông / chia sẻ đối với người có HIV/AIDS và gia đình của họ.
 3. Thái độ:
	- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
	- Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
II. Trọng tâm:
	- Để phòng chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào?
	- HS biết cách phòng , chống nhiễm HIV/AIDS.
III. Chuẩn bị:
 1. GV: Pháp lệnh phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
 Bộ luật hình sự năm 1999.
 Tư liệu tham khảo.
 2. HS: Tập – SGK (xem trước: Ngoại khoá HIV/AIDS)
IV. Tiến trình:
 1/. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện.
 2/. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Câu 1: (4đ)
Nêu quan hệ giữa sống có đạo dức và làm theo pháp luật?
Câu 2: (6đ)
Học sinh chúng ta phải làm gì để phòng chống HIV?AIDS?
* Đáp án:
Câu 1: (4đ)
 	Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo pháp luật:
 	 Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng là thực hiện theo một giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Câu 2: (6đ)
Học sinh chúng ta phải làm gì để phòng chống HIV?AIDS?
	- Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và cho gia đình. (2đ)
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. (2đ)
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. (2đ)
 3/. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS.
Nội dung bài học.
HĐ 1: Vào bài.
Tiết 35: Ngoại khoá (HIV/AIDS).
HĐ 2: Nội dung bài học:
Pháp lệnh phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
Bộ luật hình sự năm 1999.
1. Ma túy là gì?
 Ma túy là một thực thể hóa học hay thực thể hỗn hợp khi đưa vào cơ thể người sẽ làm thay đổi các chức năng tâm sinh lí của con người.
2. Nghiện ma túy là gì?
 Nghiện ma túy là một trạng thái nhiễm độc theo chu kì có tác hại cho cá nhân và cả xã hội do con người dùng lập đi lập lại một cách thường xuyên dẫn đến nghiện.
3.Tại sao nói ma túy là một tệ nạn xã hội:
 Lôi cuốn thanh niên vào con đường nghiện ngập .
 Là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/ AIDS.
 Là bạn đồng hành của sự gia tăng tội phạm.
 Làm suy kiệt trí tuệ, sức khỏe, nòi giống dân tộc.
4. Nghiện ma túy có ảnh hưởng gì đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân vì:
 Làm suy sụp sức khỏe , mất khả năng lao động trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội là cạn kiệt về kinh tế vìø hạnh phúc gia đình.
 Nghiện ma túy làm suy sụp nhân cách , mất lòng tự trọng, người nghiện ma túy không thể là một người lao động lương thiện , gây thiệt hại cho xã hội rối loạn trật tự kĩ cương.
5. Ma túy có nguy hiểm đối với con người không? Tại sao mọi người kể cả lớp trẻ vẫn bị mắc nghiện? 
 Ma túy rất nguy hiểm với con người vì nếu ma túy đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi các chức năng tâm lý xinh lý của con người, biến con người trở thành người nghiện.
 Mọi người kể cả lớp trẻ vẫn bị mắc nghiện.
 Do bản thân không làm chủ được mọi tình huống, không tỉnh táo để phân biệt đúng sai.
 Do tò mò bắt chước, đua đòi thích cản giác lạ.
 Do ảnh hưởng lối sống ăn chơi không lành mạnh (chạy theo đời, theo mốt, đua đòi).
 Do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo bị khống chế.
 Do cơn sốt về tinh thần (thất tình lừa dối, bế tắc trong cuộc sống).
 Do các đoàn thể tổ chức xã hội chưa có nhiều hoạt động để thu hút thanh niên.
6. Để phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường và ngoài xã hội trách nhiệm của học sinh phải làm gì?
 Trách xa ma túy, tuyệt đối không hút hít tiêm chích ma túy.
 Giúp mọi người xung quanh hiểu rỏ tác hại của ma túy và việc phòng chống ma túy là của mình, cho mình và cho cả cộng đồng.
 Vận động gia đình, bạn bè, người thân tránh xa ma túy, chấm dứt gieo trồng những loại cây nghiện như cây túc, cây cần sa . . . mà phải chuyển sang trồng những loại cây có ích 
 Tuyên truyền thuyết phục người thực hiện đi cai nghiện giúp họ thấy rõ các trách nhiệm của mình đối với bản thân gia đình và xã hội.
 Tích cực đấu tranh không khoan nhượng kẻ mua bán , sử dụng, tìm mọi cách thông báo kịp thời cho công an và chính quyền địa phương.
 Phải tích cực học tập lao động tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động của đoàn thể xã hội nhằm xây dựng nếp sống văn minh.
HĐ 3 : Bài tập:
Thảo luận nhóm: 6 nhóm
Tình huống:
 Có ý kiến cho rằng: “Tất cả những người bị nhiễm HIV/AIDS đều có lối sống buông thả, tham gia vào các tệ nạn xã hội, nếu ta gần gũi với họ thì sẽ lây nhiễm và ảnh hưởng đến đạo đức”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Đại diện từng nhóm trả lời.
GV nhận xét, bổ sung:
* Không với ý kiến trên vì:
 - HIV/AIDS không lây truyền bình thường( + Lây truyền qua đường máu.
 + Lây truyền qua quan hệ tình dục.
 +Lây truyền từ mẹ sang con)
 - Gần gũi, an ủi, động viên giúp đỡ họ và gia đình không nên kì thị, xa lánh . . .
* Nội dung bài học:
1. HIV và AIDS có từ bao giờ và nguy hiểm hay không?
* HIV và AIDS con người biết đến từ những năm 1980 của thế kỉ này. Đầu tiên là ở Hoa Kì 1981 sau đó lan rộng khắp toàn cầu với tốc độ ngày càng lớn giữa toàn thế giới trở thành đại dịch.
Tính đến nay trên thế giới có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV.
Ở Việt Nam tính đến ngày 31/08/2003 đã có:
 - 70780 người nhiễm HIV được phát hiện
 - 10840 bệnh nhân AIDS.
 - 6065 người chết do AIDS.
Nhiễm HIV thật sự nguy hiểm sức khỏe, tính mạng, đến tương lai nòi giống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội.
2. Vì sao nói ma túy mại dâm là bạn đồng hành của AIDS.
Vì:
+ Người nghiện ma túy thường tiêm chích qua các tĩnh mạch là điều kiện để lây truyền HIV.
+ Người hoạt động mại dâm thường có quan hệ tình dục với nhiều người do đó điều kiện lây truyền HIV rất cao.
+ Bản thân AIDS không phải là 1 tệ nạn xã hội nhưng HIV lây lan qua đường ma túy và AIDS là bạn đồng tình thân thein65 của nhau.
3. Cách phòng chống HIV như thế nào?
- Sống chung thủy một vợ , một chồng không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Phải tiệt trùng dụng cụ y tế trước khi sử dụng dùng bom tiêm 1 lần rồi bỏ, không dùng chung các dụng cụ có thể gây dính máu như dao cạo, bàn chảy đánh răng, kiềm cắt móng tay , đồ bấm lỗ tai . . . 
- Xét nghiệm HIV trước khi truyền máu.
- Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên mang thai.
4. Để phòng chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào?
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/ AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình,và xã hội, tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/ AIDS tại gia đình và cộng đồng.
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/ AIDS khác.
- Người nhiễm HIV?AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV?AIDS của mình, không bị phân biệt đói xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
5. Học sinh chúng ta phải làm gì để phòng chống HIV?AIDS?
- Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và cho gia đình.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
* Pháp lệnh phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người(HIV/AIDS) ngày 31/5/1995.
Điều 1: 
Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Nhà nước có chính sách và biện pháp kịp thời để bảo đảmviệc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả.
4/. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 ? Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người. Làm sao để nhận biết bị nhiễm HIV/AIDS, mọi người có thể phòng chống HIV được không? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết. Nếu người thân em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?
	* Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người.
 HIV/AIDS là một đại dịch củ thế giới và của VN. Đó là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với Sức khỏe và tính mạng con người và Tương lai nòi giống, dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội đất nước.
* Để biết bị nhiễm HIV phải xét nghiệm ít nhất 2 lần mới có thể biết được có bị nhiễm HIV hay không. Mọi người có thể phòng chống được HIV nếu hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và có thể chủ động phòng, tránh cho mình và cho gia đình và cho xã hội. Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
* Những biện pháp phòng, tránh nhiễm HIV/AIDS:
Tránh tiếp xúc với máu của người đã nhiễm HIV/AIDS.
Không dùng chung bơm kim tiêm.
Không quan hệ tình dục bừa bãi.
Với đồ dùng cá nhân có thể dây dính máu: Dao cạo mặt, dụng cụ làm móng tay, bàn chải răng . . ., bạn cần dùng riêng.
Truyền máu khi thật cần thiết và nguồn truyền máu cần được kiểm tra HIV.
Nếu sử dụng các loại y dụng cụ bằng thủy tinh, kim loại thì trước khi dùng lại, bạn cần phải khử trùng bằng cách nấu sôi liên tục 20 – 30 phút tính từ lúc bắt đầu sôi.
Vậy chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AIDS nếu có hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng ngừa.
* Nếu bạn thân em bị nhiễm HIV/AIDS em phải:
Em sẽ không kỳ thị xa lánh bạn mà đối xử bình đẳng, tôn trọng, động viên và tạo điều kiện giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, tuyệt vọng về căn bệnh, sống có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Em sẽ khuyên bạn ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, không bi quan chán nản. 
* GDKNS
* Qua bài học:
- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
	- Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
 5/. Hướng dẫn học sinh tự học:
	Về xem lại bài.
	Thực hiện tốt Ngoại khóa (HIV/AIDS)
V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung:	
 	- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
KIỂM TRA TUẦN 36
TTCM
Nguyễn Thị Thu Quí

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 35 N.K(AID)10-11.doc