Kiến thức:
- Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kì hiện nay.
Tuần 20 Tiết 20 Bài 11.Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kì hiện nay. - Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang cho tham gia lao động học tập. 3. Thái độ: - Tin tưởng vào đường lối mục tiêu xây dựng đất nước. - Có ý thức học tập rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. II.Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2.Thiết bị: - Tranh ảnh, câu chuyện -Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích. -Thảo luận nhóm. -Diễn giải - đàm thoại. III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: -Xem kĩ bài học ở nhà. -Xem trước bài tập. - Đọc trước bài ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: 2.Giới thiệu bài: a.Giới thiệu: Bác Hồ đã từng nói với thanh niên : Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên.. Câu nói của BH nhắn nhủ chúng ta điều gì ? b.Các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động1 :Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề HS: đọc GV: Tổ chức cho HS thảo luận Chia lớp thành 3 nhóm. GV: Gợi ý: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là sự nghiệp của thanh niên - cần hiểu rõ: Nhóm 1: Trong thư đồng chi Tổng bí thư có nhắc đến nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra như thế nào? HS: thảo luận, Nhóm 2: Nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa qua bài phát biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. HS: thảo luận. ? Vì sao Tổng bí thư cho rằng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm vẻ vang, là thời cơ to lớn của thanh niên.? HS: trả lời. Nhóm 3: Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đ/c TBT đòi hỏi thanh niên phải rèn luyện như thế nào? HS: trả lời. ? Nhóm 4: Em có suy nghĩ gì khi thảo luận về nội dung bức thư của Tổng bí thư gửi thanh niên? -HS: thảo luận nhóm. -GV: Yêu cầu mỗi học sinh đọc nhiều lần bức thư. -HS cử đại diện nhóm trình bày. -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. -GV:Tổng kết ý chính của nội dung thảo luận. -GV: Tổng kết thảo luận. Nhấn mạnh tình cảm của Đảng, của dân tộc và của chính thầy cô, nhà trường gửi gắm niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ các em. Hoạt động 3. Tìm hiểu mục tiêu và ý nghĩa của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. GV: cho HS thảo luận. 1. Thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa? GV: nhấn mạnh đến yếu tó con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa . ? Nêu ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa? HS: -GV: Kết luận Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi sự đóng góp tích cực của nhân dân cả nước nói chung và thanh niên nói riêng. Là một thách thức, cơ hội đối với thanh niên vì họ là lực lượng nòng cốt, là lực lượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc. I. Đặt vấn đề: 1. Nhiệm vụ mà Đảng đề ra là: - Phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh..” - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thành nước công nghiệp. 2. Vai trò, vị trí của thanh niên. - Đảm đương trấch nhiệm của lịch sự, tự rèn luyện vươn lên. - Xóa tình trạng đói nghèo kém phát triển. - Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. *Giải thích: -ý nghĩa cuộc đời của mỗi con người là vươn lên, gắn với xã hội, quan tâm đến mọi người, nhân dân và Tổ quốc. -Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ. -Vai trò cống hiến của tuổi trẻ cho đât nước. 3. Yêu cầu rèn luyện: - Học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học. - Rèn luyện tư cách đạo đức. - Kế thừa truyền thống dân tộc. - Sống tình nghĩa thủy chung. *Suy nghĩ về bức thư: -Hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. -Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. -Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và học sinh nói riêng. *Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: - Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp - ứng dụng vào cuộc sống sản xuất. - Nâng cao năng xuất lao động, đời sống. *ý nghĩa: - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lầ nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ. - Tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế xã hội, con người) - Để thực hiện lí tưởng “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 3.Luyện tập - Củng cố 1.Điền những từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau để làm rõ nhiệm vụ của thanh niên học sinh: “Nhiệm vụ của thanh niên học sinh là ra sức .., rèn luyện toàn diện để chuẩn bị vào đời. Mỗi học sinh phải xác định đúng đắn, tự vạch ra một học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh” 2. Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước? 3. Em có nhận xét gì về bức thư của TBT Nông Đức Mạnh? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét cho điểm 4. Hướng dẫn học ở nhà (3’). - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi. -Xem trước nội dung phần còn lại bài 11. IV.Rút kinh nghiệm. Tuần 21 Tiết 21 Bài 11.Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kì hiện nay. - Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang cho tham gia lao động học tập. 3. Thái độ: - Tin tưởng vào đường lối mục tiêu xây dựng đất nước. - Có ý thức học tập rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. II.Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2.Thiết bị: - Tranh ảnh, câu chuyện -Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích. -Thảo luận nhóm. -Diễn giải - đàm thoại. III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: -Xem kĩ bài học ở nhà. -Xem trước bài tập. - Đọc trước bài ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: Câu 1: Những suy nghĩ và việc làm dưới đây đúng hay sai đối với trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, điện đại hóa đất nước? Suy nghĩ, việc làm Đúng Sai A.Tích cực học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. B.Luôn tự hỏi mình đã làm được gì cho mọi người, cho đất nước. C.Ra sức học tập để có bằng cấp, địa vị cao, sống giàu có. D.Việc gì dễ thì làm, việc gì khó thì bỏ. Câu 2: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 2.Giới thiệu bài: a.Giới thiệu: Trong tiết 1 ác em đã được đọc bức thư của đồng chi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, qua đó Bác đã căn dặn thế hệ thanh niên hiện nay phải rèn luyện sức khỏe, học tập để tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật và là lực lượng quyết định cho tương lai của đất nước? b.Các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 2: Trao đổi về nhận thức và trách nhiệm của thanh niên. GV: Tổ chức cho HS thảo luận. HS: chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ. Nhóm 1: Nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. HS: trả lời. Nhóm 2: Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? HS: Nhóm 3: Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em? HS: trả lời - Thực hiện tốt nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, nhà trường giao phó. - Tích cực tham gia hoạt động tập thể xã hội. - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh về học tập, phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức. - Thường xuyên trao đổi về lí tưởng sống của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Cùng với thầy cô phụ trách lớp. GV: cho HS thảo luận. HS: thảo luận cử đại diện trình bày. GV: Kết luận, chuyển ý. Trách nhiệm của thanh niên nói chung và thanh niên HS nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. II. Nội dung bài học: 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: - Ra sức học tập văn hóa, KHKT, tu dưỡng đạo dức, tư tưởng chính trị. - Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực - Có ý thức rèn luyện sức khỏe. - Tham gia các hoạt động sản xuất. - Tham gia các hoạt động chính trị xã hội. 2. Nhiệm vụ của thanh niên HS: - Ra sức học tập rèn luyện toàn diện. - Xác định lí tưởng sóng đúng đắn. - Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới. 3.Luyện tập - củng cố: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. a. Nỗ lực học tập rèn luyện. b. Tích cự tam gia các hoạt động tập thể, HĐXH. c. Chưa tích cực, chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. d. Có ý thức giúp đỡ bạn bè xung quanh. đ.Sont61, học tập, làm việc luôn suy nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội. e. Học tập vì quyền lợi của bản thân. g.Học tập vì sự phát triển của đất nước. h.Vượt khó khăn để thực hiện kế hoạch đề ra. i.Ngại tham gia các phong trào Đoàn Đội và nhà trường tổ chức. k.Dồn sức vào việc học tập. -HS trả lời nhanh bài tập -HS: cả lớp cùng góp ý. -GV: Nhận xét, đưa ra kết luận đúng. Đánh giá cho điểm hs. -GV gợi ý HS giải thích trả lời biểu hiện e,h là đúng. -GV: giải thích cho hs để đi đến thống nhất ý kiến. -GV: Kết luận. GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai, xử lý tình huống. Cử 2 nhóm tham gia tiểu phẩm Nhóm 1: Tình huống: Tấm gương về 1 HS tích cực tham gia công tác tập thể, ngoan, học giỏi. HS: tự phân vai, tự viết lời thoại. HS: các nhóm thể hiện. HS: cả lớp tham gia, góp ý -GV: Kết luận. III. Bài tập: Đáp án: a,b,c,d,đ,g,h 4. Hướng dẫn học ở nhà (3’). - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi. -Xem trước nội dung bài 12.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. IV.Rút kinh nghiệm. Tuần 22 Tiết 22 Bài 12.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật. 2. Kĩ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật. - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân. - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình. 3. Thái độ: - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. - ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. II.Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2.Thiết bị: - Tranh ảnh, câu chuyện -Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích. -Thảo luận nhóm. -Diễn giải - đàm thoại. III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: -Xem kĩ bài học ở nhà. -Xem trước bài tập. - Đọc trước bài ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay.? Em học tập được gì ở họ? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 2.Giới thiệu bài: a.Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu : Ngày 1/10 ở Sơn La đã xảy ra 1 vụ tử vong, nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép co tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ, cô đã tự sát vì ko muốn lập gia đình sớm, đồng thời cô đã viết thư để lại cho gia đình trước khi tự vẫn, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định tương lai của cô. ? Suy nghĩ của các em về cái chết thương tâm của cô ? ? Theo các em cái chết đó trách nhiệm thuộc về ai b.Các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu những thông tin của phần đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho HS thảo luận. HS: chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ. GV: cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề. 1. Những sai lầm của T, M và H trong hai câu truyện trên? HS: thảo luận. ? Hậu quả của việc là sai lầm của MT? Hậu quả: T làm việc vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu. - K bỏ nhà đi chơi ko quan tâm đến vợ con. 2. Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các trường hợp trên? HS: trả lời. ? Hậu quả việc làm sai lầm của M-T? * Hậu quả: * Hậu quả: M sinh con giá và vất vả đến kiệt sức để nuôi con. - Cha mẹ M hắt hủi, hàng xóm, bạn bè chê cười. 3. Em thấy cần rút ra bài học gì? HS: thảo luận trả lời HS : Cử đại diện trình bày. GV: kết luận phần thảo luận. - ở lớp 8 các em đã học bài “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Lớp 9 đã trang bị cho các em những quan niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề tình yêu và hôn nhân đang đặt ra trước các em. Hoạt động 2: thảo luận giúp học sinh hiểu quan niệm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân. GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. HS: cả lớp trao đổi. 1. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? Nó dựa trên cơ sở gì? HS: trả lời 2. Những sai trái thường gặp trong tình yêu? 3. Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? HS: trả lời 4. Thế nào là hôn nhân trái pháp luật? GV: Kết luận: định hướng cho HS ở tuỏi THCS về tình yêu và hôn nhân. Qua sự hiểu biết của những bài đã học như: tình bạn, tình cảm gia đình, đồng thời qua các phương tiện thông tin đại chúng, những việc làm và những con người cụ thể mà các em biết, tiếp xúc. -Liệt kê các ý kiến của học sinh và kết luận. -GV: phân tích và lấy ví dụ vụ thể giúp hs rút ra 5 cơ sở tình yêu chân tính. -HS trao đổi thực sự mạnh dạn và hiểu biết. -GV: Kết luận phần thảo luận. Định hướng cho hs ở tuổi THCS về tình yêu và hôn nhân. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học GV : từ phần thảo luận trên, gv gợi ý HS trao đổi, rút ra nội dung bài học. -HS : trả lời các câu hỏi sau : Câu 1 : Hôn nhân là gì ? Câu 2: ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân? -HS: Bày tỏ ý kiến cá nhân. -HS : Cả lớp cùng trao đổi. -GV: Kết luận nội dung của bài học. -GV: giải thích, láy ví dụ thế nào là tự nguyện, bình đẳng.. Được pháp luật thừa nhận có nghĩa là thủ tục đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã, phường (Luật hôn nhân - gia đình). -HS: ghi bài -GV: Cho hs nhắc lại nội dung bài học. -GV: Kết luận. I. Đặt vấn đề: - T học hết lớp 10 đã kết hôn. - Bố mẹ T ham giầu ép T lấy chồng mà ko có tình yêu. - Chồng T là 1 thanh niên lười biếng, ham chơi, rượu chè. - M là cô gái đảm đang hay làm - H là chàng trai thợ mộc yêu M. - Vì nể sợ người yêu giận, M quan hê và có thai. - H giao động trốn tránh trách nhiệm. - Giai đình H phản đối ko chấp nhận M *Bài học cho bản thân: - Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS. - Không yêu, lấy chồng quá sớm. - Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật quy định. 1. Cơ sở của tình yêu chân chính: - Là sự quyến luyến của hai người khác giới. - Sự đồng cảm giữa hai người. - Quan tâm sâu sắc, chân thành tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. - Vị tha nhân ái, thủy chung. 2.Những sai trái thường gặp trong tình yêu - Thô lỗ, cẩu thả trong tình yêu. - Vụ lợi, ích kỉ. - Yêu quá sớm. - Nhầm tình vbạn vời tình yêu. 3.Hôn nhân đúng pháp luật: - Là hôn nhân trên cơ sở của tình yêu chân chính. - Vì tiền, dục vọng, bị ép buộc. 4.Hôn nhân trái pháp luật: -Không dựa trên tình yêu chân chính: vì tiền bạc, vì dục vọng, bị ép buộc II.NộI DUNG BàI HọC 1.Hôn nhân là: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng 1 gia đình hòa thuận hạnh phúc. 2.ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân -Cơ sở quan trọng của hôn nhân. -Chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hòa hợp - hạnh phúc. 3.Luyện tập - củng cố: GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai, xử lý tình huống. Cử 2 nhóm tham gia tiểu phẩm Nhóm 1: Tình huống: - 1 Bạn gái bị cưỡng hôn HS: tự phân vai, tự viết lời thoại. HS: các nhóm thể hiện. Nhóm 1: Tình huống: Nhầm tưởng tình bạn là tình yêu. HS: cả lớp tham gia, góp ý 4. Hướng dẫn học ở nhà (3’). - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. -Xem trước nội dung phần còn lại bài 12.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. IV.Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: