Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 01 năm 2009

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 01 năm 2009

 Giúp HS :

- Hiểu thế nào là chí công vô tư , những biểu hiện của chí công vô tư , vì sao phải có chí công vô tư .

- Biết phân biệt hành vi chí công vô tư hoặc chí công không vô tư trong cuộc sống hàng ngày .

- BIết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư .

 

doc 32 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 01 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Soạn giảng
Tiết 1 bàI 1 
chí công vô tư
I- Mục tiêu cần đạt .
 Giúp HS :
- Hiểu thế nào là chí công vô tư , những biểu hiện của chí công vô tư , vì sao phải có chí công vô tư .
- Biết phân biệt hành vi chí công vô tư hoặc chí công không vô tư trong cuộc sống hàng ngày .
- BIết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư .
- Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư .
- Phê phán hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi , thiếu công bằng trong giảI quyết công việc .
II- Chuẩn bị .
1- Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, tư liệu tham khảo .
2- Trò : SGK, xem trước bàI ở nhà .
III- Tiến trình dạy học .
1- ổn định lớp 
2- Kiểm tra bàI cũ. Kiểm tra SGK, dụng cụ học tập của học sinh 
3- BàI mới .
-Vào bài : GV nêu ‏‎y nghĩa , sự cần thiết và tác dụng của phẩm chất chí công vô tư
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung 2 câu chuyện SGK cho học sinh nghe 
Tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau : 
Câu 1. Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá . Vì sao Vũ Tán Đường lại chọn Trần Trung Tá thay ông lo việc nước ? Việc làm của Tô Hiến Thành thể hiện đức tính gì ? 
Câu 2. Mong muốn của Bác Hồ là gì ? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ra sao ? Suy nghĩ của em qua câu chuyện này là gì ? 
Câu 3. Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ có chung một phẩm chất gì ? 
Qua hai câu chuyên trên em rút ra được bàI học gì cho bản thân ? 
GV chốt lại : Đó là những phẩm chất của con người , những phẩm chất đó không chỉ biểu hiện bằng lời nói mà cần thể hiện bằng những việc làm cụ thể đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn.
GV cho học sinh làm bàI tập nhanh .
Những việc làm nào sau đây thể hiện chí công vô tư ? Vì sao những việc làm còn lại không phảI là chí công vô tư? 
Làm việc vì lợi ích chung 
GiảI quyết công việc công bằng 
Chỉ chăm lo lợi ích của riêng mình 
Không thiên vị 
Dùng tiền bạc, của cải nhà nước làm việc cá nhân.
Đặt câu hỏi cho cả lớp 
Em hiểu thế nào là chí công vô tư ? 
‏‎ ‏‎y nghĩa của phẩm chất chí công vô tư ? 
Cho học sinh làm bài tập nhanh (bảng phụ)
Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư ? 
Giải quyết công việc thiên vị .
Sống ích kỷ , chỉ lo cho cá nhân 
Tham lam , vụ lợi 
Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng 
Che giấu khuyết điểm cho người thân , người có chức quyền .
Em hãy tìm thêm các ví dụ trong cuộc sống hàng ngày về lối sống chí công vô tư và chí công không vô tư ?
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”
Từ những ví dụ trên ta cần rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào ? (để rèn luyện đức tính này ta cần phân biệt rõ hai biểu hiện này )
I- Đặt vấn đề.
Nhóm 1 :
 Tô Hiến Thành bị ốm Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trong khi đó Trần Trung Tá mảI việc chống giặc ở biên cương .
- Tô Hiến Thành dùng người với mục đích ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
- Ông là người công bằng , không thiên vị , giảI quyết công việc theo lẽ phảI , xuất phát từ lợi ích chung 
Nhóm 2.
- Mong muốn của Bác Hồ là tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no hạnh phúc .
- Nhân dân kính trọng , tin yêu và khâm phục Bác 
- Bản thân em luôn tự hào là con cháu Bác Hồ .
Nhóm 3.
- Là những biểu hiện tiêu biểu về phẩm chất chí công vô tư .
- Học tập , tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại để góp phần xây dựng đất nước .
II- Nội dung bài học .
1- Chí công vô tư .
- Thể hiện sự công bằng, không thiên vị , giảI quyết công việc theo lẽ phảI , xuất phát từ lợi ích chung ..
- Đáp án đúng : 1,2 và 4
- Đáp án sai là : 3, 5
2- y nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
- Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội , làm cho xã hội giàu mạnh , công bằng, dân chủ và văn minh .
-Đán án đúng : 1,2,3 và 5
VD : Chí công vô tư 
+ làm giàu bằng sức lực của mình 
+ Hiến đất để xây dựng trường học 
+ Bỏ tiền xây dựng cầu cho dân đi 
+ Dạy học miễn phí cho trẻ me nghèo .
VD : Chí công không vô tư .
+ Chiếm đoạt tài sản của nhà nước 
+ Lấy đất công bán thu lợi riêng 
+ Bố trí việc làm cho con cháu họ hàng 
+ Trù dập những người tốt .
3- Rèn luyện chí công vô tư .
- ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư .
- Phê phán hành động trái với chí công vô tư .
 IV- Bài tập .
Bài tập 1. Em tán thành và không tán thành với những việc làm nào sau đây ? Tại sao ? 
- Đáp án đúng : d,đ
BàI tập 2. Em làm gì trong các trường hợp sau đây ? Vì sao ? 
HS trình bày y kiến cá nhân , giáo viên củng cố thêm 
GV tổ chức cho HS chơI trò chơI nhanh mắt , nhanh tay khi tổ chức bàI tập này .
Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em có hành động như vậy không ? 
 “Trống chùa ai vỗ thì thùng
 Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
GV tổng kết toàn bài . 
V- Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài .
- Làm các bàI tập còn lại 
- Sưu tầm thêm ca dao, tục ngữ 
- Chuẩn bị bài 2.
Tuần 2 . Tiết 2 . Soạn 9/9 Giảng13/9
Bài 2 : Tự chủ
A.Mục tiêu cần đạt .
 Giúp HS: 
- Hiểu được thế nào là tự chủ , những biểu hiện của tính tự chủ ; ‏‎y nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân , gia đình và xã hội .
- Biết đánh giá , nhận xét hành vi của tính tự chủ , biết hành động đúng với tính tự chủ .
- ủng hộ, tôn trọng những người có tính tự chủ , có biện pháp , kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
B. Chuẩn bị . 
1- Thầy : SGK, SGV, các mẩu chuyện, tấm gương về tính tự chủ 
2- Trò : SGK, đọc trước ở nhà .
C.- Tiến trình dạy học 
1- ổn định lớp 
2- Kiểm tra bài cũ.
Nêu ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn học sinh , một thầy giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết ? 
3- Bài mới .
- Vào bài: GV kể câu chuyện về anh Trần Ngọc Tuấn .
	Qua câu chuyện về anh Trần Ngọc Tuấn , em có suy nghĩ gì ? Việc làm của anh thể hiện đức tính gì ? Để hiểu hơn về đức tính của anh chung ta vào bàI học hôm nay .
GV yêu cầu học sinh đọc to câu chuyện SGK 
Chia lớp thành 4 nhóm tổ chức học sinh thảo luận .
Câu 1. Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào ? Bà Tâm đã làm gì trước nối bất hạnh đó ? Việc làm cảu bà thể hiện đức tính gì ? 
Câu 2. Trước đây N là một HS có những ưu điểm gì gì? Những hành vi sai trái của N sau này là gì ? Vì sao N có kết quả xấu như vậy ? 
Câu 3. Qua hai câu chuyện về bà Tâm và N , em rút ra được bàI học gì cho bản thân ?
Câu 4. Nếu như trong lớp các em có bạn như N thì các em sẽ xử lí như thế nào ? 
GV kết luận: Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước nguy cơ , thách thức lớn đó là mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng , ích kỷ, sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có nhứng nguyên nhân là không làm chủ được bản thân. Vì vậy.
 GV đối thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bàI học .
Biết làm chủ bản thân là người có đức tính như thế nào ? 
Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực nào ? 
GV tổ chức cho học sinh xử lí tình huống .
- Có bạn tự nhiên ngất trong lớp 
- Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra
- Chăm sóc người nhà bị ốm nặng trong bệnh viện 
- Bị bạn bè nghi oan 
- Bố mẹ chưa đáp ứng được những mong muốn của em.
GV cho học sinh làm bài tập nhanh .(bảng phụ)
Hãy xác định nhanh những biểu hiện thiếu tính tự chủ .
- Nổi nóng , cãI vã , gây gổ khi gặp những việc không vừa y .
- Hoang mang , sợ hãI trước những khó khăn 
- Sa ngã, bị cám dỗ , bị lợi dụng .
- Nói tục , chửi bậy , xử sự thiếu văn hoá.
*Theo em đức tính tự chủ có y nghĩa như thế nào với mỗi chúng ta ta ? 
GV hướng dẫn học sinh đề ra phương pháp rèn luyện .
- Tập điều chỉnh hành vi, tháI độ 
- Xa lánh sự cám dỗ, việc xấu 
- Suy nghĩ trước, trong và sau hành động 
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa những khuyết điểm .
I- Đặt vấn đề .
Nhóm 1. 
- Con trai bà nghiện ma tuy và nhiếm HIV/ AIDS
- Bà nén chặt nỗi đau chăm sóc con , bà tích cực giúp đỡ người nhiễm HIV/ AIDS khác và vận động mọi người cùng tham gia .
- Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình .
Nhóm 2. 
- N trước đây là một học sinh ngoan và khá 
- N bị bạn bè rủ rê hút thuốc , uống rượi , đua xe máy , N trốn học thi trượt tốt nghiệp . N nghiện hút, ăn cắp , ăn trộm .
- N là người không làm chủ được bản thân (tình cảm và hành vi ) gây hậu quả cho bản thân , GĐ và XH.
Nhóm 3. 
- Bà Tâm là người tự chủ vượt qua khó khăn , không bi quan chán nản. N không có tính tự chủ , thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
Nhóm 4. 
- Trách nhiệm của các em là gần gũi ,động viên , giúp đỡ bạn hoà nhập với cộng đồng để trở thành người tốt , phải có tính tự chủ không mắc sai lầm nữa.
II- Nội dung bài học .
1- Tự chủ .
- Làm chủ bản thân . Người biết tự chủ là người biết làm chủ tình cảm , suy nghĩ, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện .
2- Những biểu hiện của tính tự chủ .
- Thái độ bình tĩnh , tự tin 
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình , biết kiểm tra , đánh giá bản thân 
3- y nghĩa của tính tự chủ .
- Là một đức tính quí giá 
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, có đạo đức và văn hoá hơn .
- Có tính tự chủ giúp con người vượt qua những thử thách khó khăn và cám dỗ.
4- Rèn luyện tính tự chủ .
- Suy nghĩ trước , trong và sau khi hành động , xem xét tháI độ, hành vi của mình đúng hay sai 
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm 
4.- Bài tập .
BàI tập 1. GV cho hoc sinh liên hệ xử lí tình huống rèn luyện tính tự chủ .
- ĐI học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm
- Nhiều bài tập khó em giải mãi không ra .
- Có bạn rủ chơi bài ăn tiền 
- Giờ kiểm tra không làm được bài , bạn bện cạnh cho chép 
- Bị một người đi đường va vào mình 
- Nhặt được chiếc ví trong có nhiều tiền và giấy tờ .
Học sinh cả lớp cùng suy nghĩ và giải quyết 
GV đánh giá, nhận xét và cho điểm 
BàI tập 2. (SGK)
- Đáp án đúng : a,b,c,e
BàI tập 3.
- Câu ca dao nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng , không thay đổi ‏‎y định của mình .
5. Hướng dẫn về nhà .
- Học thuộc bàI 
- làm các bàI tập còn lại , sưu tâm ca dao, tục ngữ, các mẩu chuyện 
- Xem trước bàI dân chủ và kỷ luật.
 Tuần 3	Soạn 15/9
Tiết 3 bàI 3	Giảng 20/5	
 dân chủ và kỷ luật 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Giúp HS: 
- Hiểu được thế nào là dân chủ và kỷ luật , những biểu hiện của dân chủ và kỷ luật trong nhà trường và trong cuộc sống xã hội hàng ngày .
- Hiểu được y nghĩa của việc tự thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ và kỷ luật là cơ hội , điều kiện để mọi người phát triển nhân cách , và góp phần xây dựng xã hội công bằng , dân chủ và văn minh .
- Biết giao tiếp , ứng xử và phát huy được vai trò của việc thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật như biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc , đúng chỗ , biết hóp y kiến voíư bạn bè và mọi người xung quanh .
- Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện hoặc chưa tốt tính dân chủ và kỷ luật .
- Có y thức tự rèn luyện tính kỷ luật , phát huy dân chủ trong học tập , trong hoạt đ ...  bản sắc riêng của con người và dân tộc Việt Nam .
IV- Bài tập 
Bài tập 1 SGK: Y kiến đúng 
- Truyền thống là những kinh nghiệm quí gía 
- Nhờ có truyền thống mỗi dân tộc mới giữ được bản sặc riêng 
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào 
- Không được để các truyền thống bị mai một , lãng quên 
Bài tập 2 : GV tổ chức trò chơi sắm vai .
- TH1. Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyềnd thống tốt đẹp của dân tộc .
- TH1. Trò chơi tiếp sức : Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương, đất nước - HS tự do phát biểu , lần lượt từng em ghi nối tiếp nhau.
- TH3. Thi hát về các làn điệu dân ca Việt Nam (Mỗi đội từ 3-5 em)
V- Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại SGK
- sưu tầm ca dao , tục ngữ, câu chuyện về truyền thống dân tộc .
- Tìm hiểu và tập hát các làn điệu dân ca 
- Chuẩn bị chu đáo bài 8.
Tuần 9 giáo án môn gdcd lớp 9	
Tiết 9 kiểm tra 
I- Mục tiêu cần đạt 
- Đánh giá được khả năng nhận thức và nắm bắt kiến thức từ bài 1-8 của học sinh . GV kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bài làm của học sinh thông qua : hành vi, thái độ , biểu hiện.
- Đánh giá và phân loại được đối tượng học sinh : G-K-TB-Y. Từ đó , giáo viên có biện pháp cụ thể , thiết thực trong quá trình dạy học .
- Giáo dục y thức tự giác , tích cực , chủ động và trung thực trong kiểm tra và học tập .
- Rèn kỹ năng hệ thống, khái quát, liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế bài làm.
II- Chuẩn bị 
1- Thầy : Đề bài + đáp án và biểu điểm 
2- Trò : Ôn tập , nắm vững kiến thức.
III- Tiến trình bài dạy
1- ổn định lớp 
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Kiểm tra .
 Phần I : Trắc nghiệm 
 Câu 1. Nêu cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau : 
Giờ kiểm tra không làm được bài , bạn bên cạnh cho chép .
Có bạn rủ chơi bài ăn tiền 
Bị một người đi đường đâm vào xe của mình 
Có bạn nghi ngờ em lấy tiền của bạn .
Câu 2. Lựa chọn phướng án trả lời đúng bằng cách đánh dấu X vào ô trống .
a- Hành vi nào sau đây có dân chủ : 
- Tham gia bàn bạc y kiến xây dựng tập thể lớp ,trường 
- Cử tri đóng góp y kiến với đại biểu quốc hội 
- Các hộ gia đình thống nhất xây dựng làng văn hoá.
- Cả ba y trên 
b- Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỷ luật .
- Đất có lề, quê có thói 
- Nước có vua , chùa có bụt 
- Cả hai câu trên 
 Câu 3. Những câu tục ngữ , cao dao , danh ngôn sau nói về truyền thống gì? (Đánh dấu X vào ô thích hợp)
Tục ngữ - ca dao - danh ngôn
Yêu nước
Đạo đức
Lao động
Đoàn kết
Vì nước quên thân , vì dân phục vụ 
x
Đến tay xong việc 
x
Đồng cam cộng khổ 
x
Lá lành đùm lá rách 
x
Thương người như thể thương thân 
x
Tôn sư trọng đạo 
x
Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết. đại thành ...
x
Cả bè hơn cây nứa
x
Nuôi lợn ăn cơm nằm , nuôi tằm ăn cơm đứng 
x
Uống nước nhớ nguồn 
x
 Phần II: Tự luận 
Câu 1. Em hiểu thế nào là hợp tác ? Trong học tập có cần phải hợp tác không ? Y nghĩa của việc hợp tác này là gì ? 
Đáp án và biểu điểm
Phần I : Trắc nghiệm (5đ)
Câu 1: (2đ) ở mỗi tình huống nêu được cách ứng xử phù hợp thể hiện tính tự chủ được o.5đ
Câu 2: (0.5đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ
- Đáp án đúng : Xem phần trên 
Câu 3: (2.5đ).Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ
Phần II: Tự luận (5đ)
- Y1 : (1đ) Hợp tác là cùng chung sức làm việc , giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì lợi ích chung .
- Y2 : (2đ) Trong học tập mỗi người phải tự cố gắng song luôn cần có sự hợp tác , giúp đỡ (phân tích và lấy thêm ví dụ)
- Y3 : (2đ) Y nghĩa : + Cùng giải quyết khó khăn trong học tập 
 + Tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau 
 + Để đạt được mục tiêu chung là học tập tốt.
Cuối giờ giáo viên thu bài và nhận xét giờ làm bài của cả lớp
IV- Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập , nắm chắc kiến thức đã học 
- Tự đánh giá và cho điểm bài làm của mình 
- Xem trước bài : Năng động, sáng tạo
Trường THCS An Sơn 
Họ và tên: ............................... Kiểm tra - 45 phút
Lớp: ........................................ Môn GDCD lớp 9 
Điểm
Nhận xét của thầy, cô giáo
Phần I - Trắc nghiệm (4điểm)
Câu 1. Nêu cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau : 
a- Giờ kiểm tra không làm được bài , bạn bên cạnh cho chép .
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b- Có bạn rủ chơi bài ăn tiền 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c- Bị một người đi đường đâm vào xe của mình 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d- Có bạn nghi ngờ em lấy tiền của bạn 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2. Lựa chọn phướng án trả lời đúng bằng cách đánh dấu X vào ô trống .
a- Hành vi nào sau đây có dân chủ : 
- Tham gia bàn bạc y kiến xây dựng tập thể lớp ,trường 
- Cử tri đóng góp y kiến với đại biểu quốc hội 
- Các hộ gia đình thống nhất xây dựng làng văn hoá.
- Cả ba ý trên 
b- Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỷ luật .
- Đất có lề, quê có thói 
- Nước có vua , chùa có bụt 
- Cả hai câu trên 
Câu 3. Những câu tục ngữ , cao dao , danh ngôn sau nói về truyền thống gì? (Đánh dấu X vào ô thích hợp)
Tục ngữ - ca dao - danh ngôn
Yêu nước
Đạo đức
Lao động
Đoàn kết
Vì nước quên thân , vì dân phục vụ 
Đến tay xong việc 
Đồng cam cộng khổ 
Lá lành đùm lá rách 
Thương người như thể thương thân 
Tôn sư trọng đạo 
Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết. đại thành ...
Cả bè hơn cây nứa
Nuôi lợn ăn cơm nằm , nuôi tằm ăn cơm đứng 
Uống nước nhớ nguồn 
 Phần II: Tự luận 
Câu 1. Em hiểu thế nào là hợp tác ? Trong học tập có cần phải hợp tác không ? ý nghĩa của việc hợp tác này là gì ? 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGd cong dan 9.doc