Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 04 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 04 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình

1) Kiến thức: Hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.

 2) Kỹ năng: + Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chông chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.

 + Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện.

 3) Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6002Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 04 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày soạn
04
04
Bài 4 	BẢO VỆ HÒA BÌNH
14-9-2006
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1) Kiến thức: Hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.
	2) Kỹ năng: + Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chông chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.
	+ Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện.
	3) Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV:	- SGK và SGV GDCD 9. 
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, máy và băng cassets.
 - Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình.
2) HS :	 Sách GDCD , vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là dân chủ? Cho ví dụ.
- Thế nào là kỉ luật? Cho ví dụ?
- Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (3’)
- Nêu ra các thông tin:
+ Trong chiến tranh thế giới thứ nhất có 10triệu người chết, hàng triệu người bị thương. Kinh tế châu Âu bị đình đốn, đất đai bỏ hoang.
+ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có 60 triệu người chết, đặc biệt 2 quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống Nhật Bản trong giây lát làm 400 ngàn người chết.
+ Ở Việt Nam, trong 30 năm qua, sau chiến tranh có có 1 triệu trẻ em và người lớn bị di chứng của chất độc màu da cam.
? Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên?
- HS: Trả lời
* Chốt lại: Hòa bình là khát vọng, là ước nguyện của mỗi người, là hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại. Để tìm hiểu về vấn đề trên, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Giảng bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
7’
HĐ1: Lớp/cá nhân
- Viết to từ hòa bình lên bảng và nêu câu hỏi:
? Thế nào là hòa bình?
- Yêu cầu mỗi HS lấy 1 tờ giấy nhỏ và viết ý kiến của mình ra giấy, lần lượt từng em nêu ý kiến ngắn gọn.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện ý HS trả lời và kết luận ghi bảng.
? Hãy nêu biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
- Nhận xét, bổ sung Hs trả lời và cho ví dụ liên hệ thực tế.
* Chuyển y sang HĐ2ù 
- Hiểu thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?
- Lấy giấy trả lời câu hỏi.
- Trình bày ý kiến của mình
- Đọc ý kiến của cả lớp.
- Giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. Không để xảy ra chiến tranh xung đột.
1. Thế nào là hòa bình:
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc, giữa con người với con người.
10’
HĐ2: Nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: (Hai nhóm 1 câu) 
1. Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?
2. Nêu sự đối lập giữa hòa bình với chiến tranh?
3. Phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa?
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện ý HS trả lời và kết luận ghi bảng:
* Chuyển ý sang HĐ3
- Hiểu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình?
- Các nhóm làm việc, cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. + Chiến tranh: Gây đau thương chết chóc, đói nghèo, thất học, là thảm họa của loài người. 
+ Hòa bình: Đem lại cuộc sống bình yên, tự do, nhân dân được ấm no hạnh phúc, là khát vọng của loài người.
3. Chiến tranh phi nghĩa: là cuộc chiến tranh giết người cướp của, xâm lược nước khác, phá hoại hòa bình,
 + Chiến tranh chính nghĩa: Chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ hòa bình,.
2. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
10’
HĐ3: Cá nhân/ cả lớp
 - Đặt câu hỏi:
? Hiện nay em theo dõi báo, đài, tivi thấy tình hình giữa các khu vực trên thế giới như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện ý HS trả lời: 
? Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện ý HS trả lời và kết luận ghi bảng: Hiện nay xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia đang diễn ra, ngòi nổ chiến tranh đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Vì vậy bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện ý HS trả lời và kết luận ghi bảng:
* Kết luận toàn bài: Nêu muục tiêu bài học và hướng phấn đấu của HS.
- Cần làm gì để bảo vệ hòa bình.
- Các thế lực phản động hiếu chiến đang âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới như: chiến tranh vùng Vịnh (1991), chiến tranh I-rắc, chiến tranh Pa-le-xtin và Ix-ra-en, Ix-ra-en và Li-băng..
- Dựa vào SGk và vàkiến thức hiểu biết để tìm ý trả lời câu hỏi.
3. Cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
- Bảo vệ hòa bình là trách nhiêm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại.
- Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần:
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người 
+ Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
	4. Luyện tập, củng cố: (9’)
- Bài tập 1: (Ghi bảng phụ)
	Những hoạt động nào sau đây bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh?
1. Đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh 	c	
3. Giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau	 	c
2. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người và người	c	
4. Quan hệ tổ chức thân thiện, tôn trọng giữa	 các quốc gia trên thế giới. 	c
	- Làm bài tập 1,2 SGK. 
	5. Dặn dò: (1’)
	- Học bài cũ, làm bài tập 1,2,3 SGK.
	- Sưu tầm hình ảnh trên báo, tạp chí nói về hòa bình.
	- Xem trước bài 5
IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc