Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 08 - Tiết 8 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 08 - Tiết 8 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1) Kiến thức: Nêu được bổn phận, trách nhiệm của công dân-HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 2) Kỹ năng: Có kỹ năng phân tich, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống. Tích cực học tập, tăng cường hiểu biết và tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 08 - Tiết 8 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày soạn
08
08
Bài 7:	 	KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY 
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (TT)
15-10-2006
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1) Kiến thức: Nêu được bổn phận, trách nhiệm của công dân-HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
	2) Kỹ năng: Có kỹ năng phân tich, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống. Tích cực học tập, tăng cường hiểu biết và tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
	3) Thái độ: - Tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dân tộc.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV:	- SGK và SGV GDCD 9. 
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
 - Tranh ảnh, các bài báo, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề
2) HS :	 	- Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)	 
1/ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể tên ít nhất 5 ví dụ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
2/ Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao? Đánh dấu x vào c và giải thích?
Việc làm
Giải thích 
a. Tham gia các lễ hội truyền thống	c
b. Hay xem bói toán	c
c. Đi thăm các di tích lịch sử văn hóa	c
- Đánh dấu x câu b. Giải thích: vì bản thân bói toán không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà là việc làm mê tín dị đoan, lạc hậu bị pháp luật nghiêm cấm.
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (2’)
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa của nó. Hôm nau chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của bài 7.
Giảng bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
12’
HĐ1: Cá nhân/cả lớp
- Giảng: Các em đã biết truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống là bảo tồn, giữ gìn những giá trị tốt đẹp đồng thời giao lưu học hỏi tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho truyền thống của chúng ta.
? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Nhận xét, ghi bảng.
-Giảng bổ sung: Chúng ta cần phê phán thái độ chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ, trì trệ hoặc ca ngợi CNTB, thích hàng ngoại, đua đòi
* Chuyển ý sang HĐ2
- Tìm hiểu trách nhiệm của CD-HS 
- Nghe giảng
- Dựa vào kiến thức hiểu biết và SGK để tìm ý trả lời.
3. Trách nhiệm của CD-HS:
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc.
- Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại đến truyền thống tót đẹp của dân tộc. 
12’
HĐ2: Nhóm
- Nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
? Hiện nay có nhiều bạn trẻ không thích các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc như chèo, tuồng, dân ca, cải lương Ý kiến của em như thế nào? 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết vấn đề trên với những nội dung sau:
 - Nhận xét các nhóm trình bày và chốt lại:
+ Nguyên nhân của vấn đề: Ít được thưởng thức, ít hiểu biết về các thể loại này, a dua, chạy theo mốt, thích những cái mới lạ)
+ Biện pháp đối với mỗi cá nhân HS: Tích cực học tập để hiểu biết các thể loại nghệ thuật dân tộc, thấy được cái hay, cái đẹp của nó; phải chủ động, khong chạy theo mốt, theo phong trào. Tích cực tham gia các hoạt động nghệ trhuật do nhà trường tổ chức.
+ Biện pháp đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện cho HS được thưởng thức các thể loại nghệ thuật dân tộc.
* Kết luận toàn bài.
Thảo luận giải quyết vấn đề thực tế trong HS
+ Liên hệ bản thân, trường, lớp, xác định thực trạng vấn đề.
+ Tìm nguyên nhân của vấn đề
+ Đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Phân tich ưu nhược điểm của các giải pháp.
+ Lựa chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết.
- Các nhóm thảo luận để giải quyết vấn đề.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp trao đổi, bổ sung 
	4. Luyện tập, củng cố: (12’)
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 1,3 SGK: 
	+ Bài tập 1: Ý kiến đúng: a; c; e, h; i.	
	+ Bài tập 3: Ý kiến đúng: a; b; c; e.
	- Thi hát về những làn điệu dân ca quả quê hương mình và mọi miền đất nước.
	+ Thi theo nhóm: Mỗi nhóm tự do hát 1-2 làn điệu dân ca
	+ GV cùng tham gia và nhận xét 
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ, làm bài tập còn lại trong SGK.
	- Oân tập từ bài 1 đến bài 7 để tuần sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc