Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 15 - Tiết 15 - Thực hành các nội dung đã học

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 15 - Tiết 15 - Thực hành các nội dung đã học

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học và áp dụng các tình huống trong thực tế khắc sâu thêm những nội dung kiến thức đã học.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng ứng xử linh hoạt cho HS.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1489Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 15 - Tiết 15 - Thực hành các nội dung đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Tiết 15
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
Thực hành các nội dung đã học
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học và áp dụng các tình huống trong thực tế khắc sâu thêm những nội dung kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng ứng xử linh hoạt cho HS.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần học tập và lòng yêu thích bộ môn.
B. Nội dung
- GV đưa ra các tình huống cho HS xử lí, sau đó HS tự lấy ví dụ phân tích vấn đề.
- HS đóng vai nhân vật.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV 9.
- Những tình huống, ví dụ về các chuẩn mực đã học.
- Giấy khổ lớn, bút dạ (Máy chiếu).
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra: ? Em hãy nêu cách rèn luyện để trở thành người có lí tưởng?
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Đóng vai.
- GV tổ chức trò chơi đóng vai.
- GV đưa ra 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: Ông An. Một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
+ Tình huống 2: Ông Mạnh, phụ trách một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
- GV đánh giá, kết luận.
- GV tiếp tục đưa ra 2 tình huống để HS đóng vai:
Nhóm 1: Giới thiệu tấm gương hợp tác tốt (có thể chưa tốt).
Nhóm 2: Giới thiệu về một thành quả hợp tác tốt ở địa phương.
- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho HS tham gia thảo luận nhóm để giúp HS biết liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày về tính tự chủ.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Chia câu hỏi theo 3 nhóm chủ đề.
+ Nhóm1: Tình huống có thể gặp ở nhà (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Tình huống 1: Đi học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
b. Tình huống 2: Em trai đòi mẹ mua nhiều đồ chơi, quần áo làm mẹ bực mình.
c. Nhiều bài tập Toán khó, em giải mãi vẫn không ra kết quả.
d. Bố mẹ đi vắng, ở nhà một mình trông em.
+ Nhóm2: Tình huống gặp ở trường (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Có bạn rủ chơi bài ăn tiền.
b. Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
c. Xe bị hỏng nên em đến trường muộn.
d. Em làm thủ công rất đẹp, được điểm cao nhưng cô cho rằng em nhờ bố mẹ làm.
+ Nhóm3: Tình huống gặp ngoài xã hội (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Bị một người đi đường đâm vào xe của mình.
b. Nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các loại giấy tờ.
c. Đi mua vé xem phim phải xếp hàng.
d. Gặp một em nhỏ bị ngã.
- HS thảo luận, cử đại diện và thư kí.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút.
- Sau khi thảo luận xong các nhóm trình bày.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi " Hái hoa dân chủ".
- GV sử dụng phiếu học tập, các phiếu được làm theo mẫu cắt các hình khác nhau, có nhiều màu sắc, có thể treo hoặc dán để HS tự mình lấy trả lời. 
- GV cử 1- 2 em dẫn chương trình.
- GV đánh giá ( cho điểm).
Câu hỏi:
1. Hành vi nào sau đây có dân chủ:
+ Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp.
+ Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu
 Quốc hội.
+ Các hộ gia đình thống nhất xây dựng
 gia đình văn hoá ở địa phương.
+ Cả ba ý trên.
2. Kể một vài hành vi vi pham kỉ luật của HS?
3. Bác Hồ có bài thơ nào nói về kỉ luật?
4. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật:
+ Đất có lề, quê có thói.
+ Nước có vua, chùa có bụt.
+ Cả hai câu trên.
5. Em cho biết ý đúng:
+ Nhà trường cần phát huy tính dân chủ 
cho HS.
+ Dân chủ nhưng cần phải có tổ chức,
 có ý thức xây dựng tập thể lớp, trường.
+ Cả 2 ý trên.
- HS xung phong lên trả lời nhanh các câu hỏi.
- GV nhân xét từng câu trả lời của HS.
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị ôn tập học kì I.
Bình Giang, ngày........tháng........năm 2006
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15.doc