Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập cuối học kì I

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập cuối học kì I

Học xong bài này, HS cần:

 1- Về kiến thức:

 Được củng cố, mở rộng và khắc sâu về các giá trị đạo đức các em đã được học trong học kì I.

 2- Về kĩ năng:

 - Có kĩ năng phân biệt được những ý kiến, quan điểm, hành vi, việc làm phù hợp với các giá trị đạo đức đã học.

 - Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 5/12/2010. ND: 6/12/2010
TUẦN 16- TIẾT 16
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, HS cần:
 1- Về kiến thức:
 Được củng cố, mở rộng và khắc sâu về các giá trị đạo đức các em đã được học trong học kì I.
 2- Về kĩ năng:
 - Có kĩ năng phân biệt được những ý kiến, quan điểm, hành vi, việc làm phù hợp với các giá trị đạo đức đã học.
 - Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học.
 3- Về thái độ:
- Tin tưởng vào các giá trị đạo đức đã học.
- Đồng tình, ủng hộ những ý kiến, quan điểm, hành vi, việc làm phù hợp.
II/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
* GV: SGK- SGV GDCD 9, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD – THCS Nxb GD.
 	Bộ đề kiểm tra Môn GDCD 9- Bộ GD& ĐT.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THCS – Nxb GD VN 2009
Tài liệu: Tích hợp bảo vệ môi trường, GD tư tưởng Hồ Chí Minh.
* HS: chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở tiết trước.
( Bổ sung: GV yêu cầu HS ngoài phần học 10 bài, GV chia lớp thành 2 nhóm- 2 dãy bàn chuẩn bị vẽ tranh theo chủ đề: Dãy 1 chuẩn bị 5 bài đầu, dãy 2 chuẩn bị 5 bài còn lại; mỗi bàn chuẩn bị bút màu-giấy vẽ A4 , cử trưởng nhóm để trình bày ).
III/ PHƯƠNG PHÁP:
GV sử dụng các phương pháp: TLN ( Cả lớp, bàn, cặp đôi )
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1- Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành, sẽ thực hiện trong tiết học.
 2- Giới thiệu bài: (Ôn tập) GV nêu các yêu cầu trong tiết học để học sinh biết và thực hiện ( Sẽ thực hiện ôn tập theo chủ đề). 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
25’
HĐ 1: Ôn tập lí thuyết.
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập lại các kiến thức trọng tâm các bài.
Cách tiến hành: Thông qua tổ chức trò chơi vẽ tranh , các nhóm(bàn) trình bày bài thuyết minh tranh.
* GV nêu cách tiến hành: Trong vòng 4’ mỗi nhóm (bàn) vẽ 1 bức tranh về chủ đề đã học( Bốc thăm yêu cầu ) 2’ trình bày.
* GV gọi từ 6- 8 nhóm trình bày
( Tuỳ điều kiện thời gian ).
FSau mỗi phần trình bày của 1 nhóm, cả lớp cùng thảo luận , đánh giá.
- GV nêu câu hỏi chủ đề 1- Quan hệ bản thân: Gồm 1 bài (B2).
? Tự chủ là gì? Ý nghĩa.
GV kết luận.
Chủ đề 2. Quan hệ với công việc. Gồm 4 bài ( B. 1, 3, 8, 9 ).
- GV: Theo em vì sao lại xếp 4 bài này cùng 1 chủ đề ? Nêu mối quan hệ giữa các bài này. Nêu ví dụ.
- GV kết luận.
Chủ đề 3: Quan hệ với cộng đồng, đất nước gồm 5 bài ( B. 4, 5, 6, 7, 10).
? Nêu mối quan hệ giữa các bài trên.
- GV gọi HS trình bày qua sơ đồ. GV bổ sung.
Chuyển HĐ: Để khắc sâu kiến thức bài đã học ta cùng vào HĐ 2: Nhìn tranh nêu ý nghĩa các bài học
* HS thảo luận, vẽ, cử đại diện trình bày, gồm các ý chính:
+ Chủ đề tranh là gì ?
+ Chủ đề ( Bài) có ý chính gì-Kn ?
+ Biểu hiện của đức tính này là gì?
+ Cách rèn luyện ?
- HS trả lời cá nhân.
- HS thảo luận bàn, nêu các ý:
+ Vì đây là các đức tính liên quan đến công việc cá nhân hàng ngày.
+ Chí công vô tư à Dân chủ-kỉ luật à Sáng tạo à Có năng suất, CL, hiệu quả.
+ HS tự nêu ví dụ.
* HS thảo luận ( bàn), cử đại diện trình bày, lớp bổ sung- nhận xét.
- HS trình bày cá nhân (Theo sơ đồ )
I/ NỘI DUNG ÔN TẬP
1- Tự chủ: Làm chủ bản thân àlàm chủ:suy nghĩ, tình cảmcủa mình à bình tĩnh, tự tin.
- Sống đúng đắn, cư xử có đạo đức- có văn hóaà đứng vững trước khó khăn.
2- Trong quan hệ với công việc ta cần đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân, hết lòng vì việc chung. Ta cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong mọi việc, chú ý đến bảo vệ môi trường.
SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÀI (B. 4, 5, 6, 7, 10 )
( Chủ đề 3 )
Biểu hiện: Chung sức làm việc vì cộng đồng, tôn trọng nhau, kiểm chế 
Ý nghĩa: Giúp mọi người thêm hiểu nhau, tôn trọng tránh các mối bất hòa à xung đột
Rèn luyện: cần rèn luyện tình yêu thương con người, kiềm chế, giúp nhau cùng tiến bộ 
Hợp tác cùng phát triền
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại
Bảo vệ hòa bình
Kế thừa & phát huy truyền thống thống 
Lí tưởng sống của thanh niên
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
15’
HĐ 2. Nêu ý nghĩa bài qua trò chơi.
Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, thái độ, nhận thức của bản thân qua trò chơi.
Cách tiến hành: Chơi trò chơi.
- GV nêu cách tiến hành: Trò chơi “Em là phóng viên nhỏ”, - - GV trình bày 5 ảnh về các chủ đề đã học, lần lượt các em sẽ trình bày ý kiến bản thân qua ảnh dưới sự điều khiển của “Phóng viên nhỏ”
- HS quan sát tranh, trình bày, lớp nhận xét.( Y/cầu: HS nêu các vấn đề có liên quan bài học )
Tranh dùng cho trò chơi “Em là phóng viên nhỏ”
4
1
2
5
3
Cái bắt tay mở ra kỉ nguyên hợp Quyển nhật kí đã giúp TN Sự hy sinh là vô cùng Bảo tồn các nghề truyền Công cụ lao động mới
 tác mới giữa VN-Hoa Kì VN có cái nhìn mới về mình vĩ đại thống của kĩ sư “Hai Lúa” VN
- GV kết luận.
Ảnh 1: Việt Nam mong muốn hợp tác với tất cả các nước nhằm cùng phát triển
Ảnh 2, 3: Hòa bình là nguyện vọng ngàn đời của DT Việt Nam
Ảnh 4: Cần giữ gìn và phát huy bản sắc DT 
Ảnh 5: Năng động-sáng tạo nhằm tạo năng suất cao nhất.
3/ Tổng kết (2’)
Giáo viên nhắc lại các kiến thức trọng tâm cần lưu ý trong chương trình HKI.
4/ Công việc về nhà ( 3’):
- Học các bài ( SGK), xem lại các bài tập, sưu tầm tục ngữ- ca dao- danh ngôn có liên quan đến các bài; chuẩn bị thật tốt cho bài KT học kì I .
- HS chuẩn bị Bài 2. Thực hiện TTATGT để ngoại khóa vào tuần sau kiểm tra ( Sách do thư viện cung cấp )
BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP HKI nen.doc