1) Kiến thức: Giúp HS củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các baì đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện.
2) Thái độ : Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
3) Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ htống hóa kiến thức.
TUẦN TIẾT TÊN BÀI HỌC Ngày soạn 16 16 ÔN TẬP HỌC KÌ I 22-11-2006 I) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: Giúp HS củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các baì đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện. 2) Thái độ : Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp. 3) Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ htống hóa kiến thức. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1) GV: - SGK và SGV GDCD 9. - Bảng phụ ghi sơ đồ bài ôn tập. 2) HS : Sách GDCD 9, vở ghi chép, Vở bài tập, soạn trước nội dung bài ôn tập đã hướng dẫn ở tiết trước. III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) GV: Kiểm tra vở bài tập và vở soạn bài ôn tập của vài HS, nhận xét, đánh giá cho điểm 3) Giảng bài mới: Giới thiệu bài học: (2’) Các em đã được học qua các bài học về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập 10 bài đã học qua. GV: Ghi đề bài lên bảng. Giáng bài mới (27’) GV hướng dẫn HS Tổng hợp nội dung đã học theo bảng dưới đây: Đức tính Biểu hiện Yù nghĩa PP rèn luyện Chí công vô tư - Công bằng, ông thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lớiich chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. - Được mọi ngừi tin cậy và kính trọng. - Có thái độ ủng hộ và quí trọng người chí công vô tư - dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. Tự chủ - Làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình. - Con người biết sống đúng đắn và cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Giúp chúng ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và nhưngc thách thức cám dỗ. - Tập suy nghĩ trước khi hành động. - Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa. Dân chủ và kỉ luật - Dân chủ: Làm chủ cộng việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần giám sát những công việc chung của tập thể. - Kỉ luật: Tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội nhằm tao ra sự thống nhất hành động. - Dân chủ: là để mọi người thể hiện và phát huy sự đóng góp của mình vào những công việc chung. - Kỉ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. - Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển , xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp. - Tự giác chấp hành kỉ luật. - Nhà nước và các tổ chức xã hội cần tạo điều kiện cho mọi người được phát huy dân chủ. - HS vâng lời cha mẹ, thực hiện nội qui của trường, lớp, tham gia dân chủ có ý thức kỉ luật của một công dân. Bảo vệ hòa bình - Giữ gìn cuộc sống bình yên. - Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. - Không để xay ra chiến tranh xung đột. - Làm cho mọi người xích lại gần nhau. - Sống chan hòa, đoàn kết nhau. - Giúp laòi người thoát khỏi thảm tàn khốc của chiến tranh. - Đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho con người. - Quan hệ tôt với bạn bè và mọi người xung quanh mình. - Tránh gây mâu thuẫn, xung đột. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới - Quan hệ thân thiện giữa con người với con người, giữa nước này với nước khác. - Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt. Tạo sự hiểu biết lẫn hau,tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng g xung đột. - Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng thân thiệ trong cuộc sống hàng ngày. Hợp tác cùng phát triển - Chung sức làm việc, giúp đỡ hổ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung - Là một vấn đề cấp thiết nhằm giải quyết những vấn đề bứ xúc có tính toàn cầu mà không một QG nào có thể giải quyết được. - Có nhiều việc làm cụ thể về sự hợp tác trong học tập, lao động và hoạt động xã hội. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo - Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật - Góp phần tổ chức vào phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. - Chúng ta cần phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc. Năng động, sáng tạo - Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong công việc. - Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đề ra nhanh chóng. Tìm cách học tập tốt nhất cho mình. - Tích cực vận dụng những điều đx biết vào cuộc sống. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. - Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe - Lao động tự giác, có kỉ luật. - Luôn năng động, sáng tạo Lí tưởng sống của thanh niên - Luôn khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng. - Mỗi cá nhân học tập tốt, rèn luyện đạo đức lối sống, tham gia các hoạt động xã hội. 4) Củng cố – Luỵen tập: (5’) GV Chốt lại các nội dung để HS về hhà tiếp tục ôn tập. 5) DẶN DÒ : (5’) Tiếp tục ôn tập các bài đã học qua, xem lại các bài tập trong SGK. Tuần sau làm bài kiểm tra thi học kỳ I. IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: