A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được những nhiệm vụ quan trọng nhất của thanh niên trong sự phát triển KTXH thời kì CNH-HĐH đất nước.
- Biện pháp và việc làm cụ thể của thanh niên trong việc thực hiện CNH-HĐH đất nước.
2. Về kỹ năng:
Tuần 20 Tiết 20 Ngày soạn: ................ Ngày dạy: ................. Bài 11 Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (Tiết 2) A. mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: - Hiểu được những nhiệm vụ quan trọng nhất của thanh niên trong sự phát triển KTXH thời kì CNH-HĐH đất nước. - Biện pháp và việc làm cụ thể của thanh niên trong việc thực hiện CNH-HĐH đất nước. 2. Về kỹ năng: - Biết xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang tham gia lao động, học tập.. 3. Về thái độ: - Có ý thức học tập, rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. B. Nội dung 1. Trách nhiệm của thanh niên trong CNH-HĐH là gì? 2. Nhiệm vụ của thanh niên HS? 3. Phương hướng phấn đấu của lớp, cá nhân? C. Tài liệu, phương tiện - SGK, SGV. - Những ví dụ về tấm gương những người lao động sáng tạo của sự nghiệp CNH-HĐH. - Giấy khổ lớn, bút dạ. VI. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: 2. Giới thiệu bài: Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước và yêu cầu đối với thế hệ trẻ hiện nay. Để thấy rõ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, chúng ta tiếp tục học bài hôm nay. 3. Phát triển chủ đề: - GV ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động 1: Trao đổi về nhận thức trách nhiệm của thanh niên: Mục tiêu: Giúp HS thấy trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận. + Nhóm 1: Thanh niên có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước? + Nhóm2: Nhiệm vụ của thanh niên , HS trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước? + Nhóm 3: Phương hướng phấn đấu của lớp và bản thân em là gì? - GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng nhóm trong quá trình thảo luận. - GV chốt ý, kết luận. - Các nhóm thảo luận. - HS cử đại diện trình bày. - HS cả lớp nhận xét, góp ý kiến. +N1: Trách nhiệm: - Ra sức học tập văn hoá, KHKT. Tu dữơng đạo đức, tư tưởng chính trị. - Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực. - Có ý thức rèn luyện sức khoẻ. - Tham gia lao động sản xuất. - Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. +N2: Nhiệm vụ: - Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện. - Xác định lí tưởng đúng đắn. - Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới. +N3: Phương hướng: - Thực hiện tốt nhiệm vụ Đoàn TN nhà trường giao phó. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội. - Xây dựng tập thể vững mạnh, về học tập phải rèn luyện tu dưỡng. - Thường xuyên trao đổi về lí tưởng, trách nhiệm thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH. - Cùng thầy co giáo phụ trách lớp. 2. Nội dung: - Phần 1 - Nội dung bài học. - Phần 2 - Nội dung bài học. Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Giúp HS củng cố thêm phần kiến thức vừa học. - GV ghi bài tập lên giấy to hoặc chiếu lên máy. - GV yêu cầu HS giải thích vì sao? - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, cho điểm. + Bài tập: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: 1. Trẻ không chơi, già sẽ thiệt thòi. 2. Được đến đâu, biết đến đấy, không việc gì phải suy nghĩ lo lắng. 3. Nước đến chân mới nhẩy. 4. Há miệng chờ sung. 5. Trẻ uống nước trà, già tập thể dục. 6. Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ nhìn về phía sau. - HS theo dõi và làm bài. - Trả lời nhanh bài tập. - Cả lớp cùng góp ý. - Cho HS trao đổi và rút ra bài học cho bản thân. 3. Bài tập: - Bài 6 - SGK trang 39. + Biểu hiện có trách nhiệm: a, b, d, đ, g, h. + Biểu hiện thiếu trách nhiệm: c, e, i, k. Hoạt động 3: Rèn luyện liên hệ thực tế. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện liên hệ để củng cố lại kiến thức bài. - GV tổ chức cho HS trò chơi sắm vai: + Nhóm 1: Tình huống: Biểu hiện của một số thanh niên đua xe máy, lười học, nghiện ma tuý, đua đòi ăn chơi. (chọn 2 trong 4 tình huống). + Nhóm 2: Tấm gương của một HS tích cực tham gia công tác tập thể ngoan, học giỏi. +? Em có nhận xét gì về 2 việc làm trên? Em rút ra bài học gì qua 2 tình huống đó? - HS tự phân vai, viết lời thoại. - Các nhóm thể hiện. - Cả lớp góp ý kiến. - HS tự rút ra bài học. 4. Củng cố: - HS đọc lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài mới – Bài 12 "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân". Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2007 Tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: