Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần :21 - Tiết :21 - Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần :21 - Tiết :21 - Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

1) Kiến thức: - Hiểu được hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam

 - Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

 - Ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật; những tác hại của hôn nhân trái pháp luật.

 2) Kỹ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần :21 - Tiết :21 - Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :29/01/2008
Tuần :21
Tiết :21 Bài 12 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN.
 I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC	
	1) Kiến thức: - Hiểu được hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam
	- Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
	- Ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật; những tác hại của hôn nhân trái pháp luật.
	2) Kỹ năng: 	- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
	- Biết ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về hôn nhân của bản thân.
	- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân gia đình.
	3) Thái độ: 	- Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân
	- Uûng hộ những việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân gia đình.
	- Có cuộc sống lành mạnh, nghiêm túc với bản thân và thực hiện đúng luật hôn nhân gia đình.
 II ) CHUẨN BỊ:
GV:	- SGK và SGV GDCD 9, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, bài tập thực hành.
- Tranh ảnh, tư liệu, các bài báo, tấm gương, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề 
2) HS :	- Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập
 III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)	 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước là gì?
 + Ra sức HT, tu dưỡng đạo đức
+ Có lối sống lành mạnh, RL kỹ năng phát triển năng lực.
+ Có ý thức RL sức khoẻ.
+ Tham gia LĐSX và các HĐCT-XH.
	2. Thanh niên có nhiệm vụ gì trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước?
+ Ra sức HT, Rl toàn diện
+ Xác định lý tưởng đúng đắn
+ Có phương pháp HT tốt để phấn đấu trở thành những chủ nhân của đất nước.	 
3)Giảng Bài mới
a) Giới thiệu bài : (2’) 
- Giáo viên đặt vấn đề: Vì sao tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân hạnh phúc? Điều gì xảy ra nếu như không có tình yêu chân chính trong hôn nhân? Như trường hợp hôn nhân ép buộc, vì tiền, vì danh tiếng, để trả ơn
Tục ngữ có câu "Thuận vợ thuận chống tát biển đông cũng cạn" sựhoà thuận, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng được tạo lập trên cơ sở tình yêu chân chính và thực hiện tốt, nghĩa vụ của mỗi người trong hôn nhân. Để biếùt được quyền và nghĩa vụ của công dân về hôn nhân và gia đình như thế nào? Hôm nay các em tìm hiểu bài 12
b) Tiến trình bài dạy
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
15'
HĐ1: Thảo luận nhóm về những thông tin trong phần đặt vấn đề
GV:- Cho HS đọc 2 mẩu chuyện trong phần đặt vấn đề
GV:- - Yêu cầu các nhóm thảo luận những câu hỏi sau:
GV:+ Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân qua những trường hợp trên?
GV:+ Theo em, thế nào là tình yêu chân chính?
GV:+ Hôn nhân là gì?
+ Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?
* GV chốt lại, ghi bảng.
Hs:- Đọc chuyện
Hs :- Các nhóm TL và ghi kết quả lên bảng nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả TL
- Lớp trao đổi bổ sung
Hs :- + Tình yêu và hôn nhân qua những trường hợp trên là sai trái, không đúng đắn vì đó là tình yêu mù quáng, nhẹ dạ và sự vô trách nhiệm trong tình yêu " hôn nhân đó không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính mà là hôn nhân ép buộc. Cả hai trường hợp trên đều dẫn đến hậu quả xấu là sự bất hạnh trong đời sống hôn nhân.
Hs :- + Tình yêu chân chính là tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người, là sự chân thành, tin cậy và tin tưởng nhau. Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm không bền vững, có thể là vụ lợi (tham giaud, tham địa vị), tình yêu đơn phương (chỉ từ một phía), sự thiếu trách nhiệm trong tình yêu.
Hs + Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng 1 gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Hs + Vì: có tình yêu chân chính thì con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh.
1. Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận
 2.Ý nghĩa 
Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân
10'
HĐ2: HS tự nghiên cứu
- Cho HS tự nghiên cứu những nguyên tắc của chế độ hôn nhân trong phần nội dung bài học và ghi ra vở nháp những nội dung chưa hiểu.
GV:- Nêu câu hỏi để HS trao đổi
 GV:Em hiểu thế nào là tựnguyện?thế nào là tiến bộ?
? Thế nào là 1 vợ 1 chồng?
? Thế nào là bình đẳng?
? Em hiểu gì về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình?
* Giải đáp thắc mắc và chốt lại.
- Cá nhân tự nghiên cứu theo yêu cầu của GV
- Trao đổi nội dung câu hỏi hoặc nêu câu hỏi thắc để lớp và GV cùng giải đáp
3. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân VN
(SGK)
10'
HĐ3: Thi hỏi đáp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và ý nghĩa của nhứng qui định đó.
- Cho HS tự nghiên cứu phần b/mục 2 phần nội dung bài học (trang 41, 41 SGK)
- Chia HS thành 2 dãy, mỗi dãy cử ra 5 đại diện của mình để tham gia hỏi đáp, hai dãy lần lượt hỏi nhau, dãy nào trả lời nhanh, đúng và đủ nhiều hơn thì thắng cuộc.
* Điều chỉnh những câu trả lời của HS và chốt lại:
GV:- Những hành vi vi phạm PL về hôn nhân: Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng chưa đủ tuổi qui định của PL), lấy nhau không đăng kí kết hôn, lấy nhau trong những trường hợp cấm kết hôn, vợ chống không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghề nghiệp của nhau
GV:- Ý nghĩa: Nhằm bảo đảm nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân, để bảo vệ sức khoẻ công dân, nòi giống và những truyền thống đạo đức của dân tộc
Hs:- Nghiên cứu theo yêu cầu của GV
- Thi hỏi đáp: Bên hỏi bên đáp và ngược lại:
+ Để kết hôn cần có những điều kiện gì?
+ Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
+ Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?
+ Thế nào là những người cùng dòng máu về trực hệ?
+ Thế nào là những người có họ trong phạm vi 3 đời?
+ PL qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng/
+ những hành vi như thế nào là vi phạm PL về hôn nhân?
+ Vì sao PL lại có những qui định chặt chẽ như vậy?
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
(SGK)
4. Dặn dò: (2’)
 - Về nhà tìm hiểu xem nơi mình ở có những trường hợp vi phạm qui định PL về hôn nhân không. Vi phạm điều gì và hậu quả của nó.
- Sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ về hôn nhân và gia đình.
- Học bài cũ, làm các bài tập trong SGK
 IV) RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc