Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( tiết 1)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Lao động là gì.

- Ý nghĩa của lao động đối với con người và xã hội.

- Hiểu sơ lược về bộ luật lao động.

2. Về kỹ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 24
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
	Bài 14
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
( Tiết 1)
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Lao động là gì.
- ý nghĩa của lao động đối với con người và xã hội.
- Hiểu sơ lược về bộ luật lao động.
2. Về kỹ năng:
- Biết được các loại hợp đồng lao động.
- Biết ý nghĩa của lao động đối với bản thân.
3. Về thái độ:
- Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
B. Nội dung
1. Thế nào là lao động.
2. ý nghĩa của lao động.
3. Bộ luật lao động.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Bộ luật lao động.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
D. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra:
? Theo em Nhà nước lấy nguồn kinh phí chủ yếu nào để trả lương cho các bác sĩ, giáo viên và các công chức nhà nước?
? Hãy cho biết thuế được sử dụng vào những việc gì?.
? Vì sao các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh phải đóng thuế?
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài: 
Từ xưa, con người đã biết làm các công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên (trồng lúa, đồ gốm...) tạo ra của vật chất phục vụ cuộc sống của mình. Dần dần khoa học và kĩ thuật phát triển, công cụ lao động được cải tiến và hiệu quả sản xuất ngày càng cao, phục vụ đầy đủ hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của mình. Có được các thành quả đó chính là nhờ con người biết lao động.
Để hiểu vấn đề lao động cũng như quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, chúng ta đi tìm hiểu bài.
3. Phát triển chủ đề:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề:
 	 Mục tiêu: Giúp HS nắm được khái niệm lao động.
- GV cho HS đọc tình huống.
- GV cho HS thảo luận lớp để phân tích tình huống.
+ Câu 1: Ông An đã làm việc gì?
- Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có ích lợi gì?
- Việc làm của ông An có đúng mục đích không?
+ Câu 2: Hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An?
- GV giải thích cho HS biết được việc làm của ông An sẽ có người cho là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi.
n
+? Từ các nội dung trên, hãy cho biết thế nào là lao động?
+? Có mấy lọai lao động?VD?
+?Lao động có ý nghĩa gì đối với con người và xã hội?Lấy ví dụ?
- GV giải thích thêm về vai trò của lao động.
- HS đọc.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu từng câu hỏi.
- Cả lớp góp ý kiến.
+ C1:
- Ông An tập trung thanh niên trong làng mở lớp dạy nghề , hướng dẫn họ sản xuất, làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán.
- Việc làm của ông giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết những khó khăn cho xã hội.
- Việc làm của ông là đúng mục đích.
+ C2: Ông An đã làm một vịêc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, người khác và xã hội.
- HS trả lời.
+ Có 2 loại: Trí óc và chân tay.
- HS trả lời, lấy ví dụ.
1 Đặt vấn đề:
- Lao động là hoạt động có mục đích nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Lao động quuyết định sự tồn tại, phát triển của con người.
 	 Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về Bộ luật lao động:
 	 Mục tiêu: Giúp HS biết về Bộ luật LĐ và điều kiện lao động.
+? Việc giải quyết các tranh chấp về lao động phải dựa trên cơ sở nào?
- GV ghi nội dung lên bảng phụ hoặc máy chiếu: Ngày 23/6/1994, QH khoá IX đã thông qua Bộ luật LĐ và ngày 2/4/2002 kì họp thứ XI QH khoá X thông qua luật sửa đổi bổ sung.
- GV đọc Điều 1, 2 BLLĐ.
- GV cho HS đọc phần 2 mục ĐVĐ.
+? Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long có phải là Hợp đồng lao động không?
+? Chị Ba có thể tự ý thôi việc không? Như vậy có phải vi phạm HĐLĐ không?
- Pháp luật: Bộ luật lao động.
- HS theo dõi.
- HS đọc.
- HS trả lời.
+ Đó là HĐLĐ vì văn bản kí kết giữa người lao động và người sử dụng lao động quy định: Tiền công...
+ Không. Chị Ba vi phạm HĐLĐ và sẽ bị xử lí theo BLLĐ.
- Để giải quyết những tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động đ Luật lao động.
+ Luật LĐ quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động.
- Hợp đồng lao động.
- Các điều kiện liên quan: Bảo hiểm, bảo hộ lao động...
4. Củng cố, luyện tập. 
- HS làm bài tập 4 SGK.
 a. Đúng nhưng chưa đủ, không phải cứ tạo ra thu nhập mới là lao động.
b. Đúng vì đây là hoạt động có mục đích của lao động.
- HS đọc nội dung 1 - SGK.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học.
- Tìm hiểu một số quyền của người lao động.
- Chuẩn bị bài mới – Tiết 2.
	Bình Giang, ngày... tháng..... năm 2007
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc