Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần: 28 - Tiết: 57 - Bài 13: Thông tin đa phương tiện (tiết 1)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần: 28 - Tiết: 57 - Bài 13: Thông tin đa phương tiện (tiết 1)

I. Mục tiêu:

 Kiến thức:

 Biết thế nào là đa phương tiện.

 Biết lợi ích của đa phương tiện.

 Kỹ năng: Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

 Thái độ: tập trung nghe giảng, nghiêm túc tiếp thu kiến thức.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần: 28 - Tiết: 57 - Bài 13: Thông tin đa phương tiện (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phú Lâm	Ngày soạn: 01/03/2011
GVHD: Mai Vũ Dương	Ngày dạy:	18/03/2011
GSTT: Nguyễn Thị Kim Thoa	Lớp: 97	
Tuần: 28	 Tiết:57	
Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
	(Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết thế nào là đa phương tiện.
Biết lợi ích của đa phương tiện.
Kỹ năng: Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
Thái độ: tập trung nghe giảng, nghiêm túc tiếp thu kiến thức.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: phương tiện dạy học, giáo án và bài tập.
Học sinh: sách giáo khoa, đọc bài trước ở nhà.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Các bước tạo hiệu ứng động cho trang chiếu: (sắp xếp thứ tự).
a. Chọn trang chiếu.
b. Chọn hiệu ứng thích hợp.
c. Mở bảng chọn Slide Show -> Slide Transtion.
Câu 2: Nêu các bước chèn hình ảnh vào trang chiếu?
Đáp án: a -> c -> b.
B1: Chọn trang chiếu.
B2: Chọn lệnh Insert -> Picture -> From File.
B3: Chọn thư mục lưu tệp tin.
B4: Chọn hình ảnh và nháy Insert.
Hoạt động 2: 
ĐA PHƯƠNG TIỆN LÀ GÌ?
Trong xã hội con người sống và lao động hàng ngày luôn tiếp nhận rất nhiều thông tin thuộc nhiều dạng khác nhau.
Vậy ai có thể cho cả lớp biết con người tiếp nhận thông tin qua những giác quan nào?
Trong một số trường hợp, con người tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản: đọc truyện (văn bản), nghe mp3 (âm thanh) và trong một số trường hợp khác con người tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau trong cùng một lúc.
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong SGK trang 128.
Đó là những ví dụ điển hình về tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
Vậy đa phương tiện là gì?
Như ta đã biết rằng, bằng chương trình máy tính có thể tạo ra sản phẩm chỉ chứa thông tin cơ bản.
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
Ngày nay với sự phát triển của máy tính và tin học ta có thể tạo ra các sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện và nó được gọi là gì?
Ngày nay sản phẩm đa phương tiện được hiểu như thế nào?
Lắng nghe.
Con người tiếp nhận thông tin qua 5 giác quan: thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, thính giác.
Lắng nghe.
Đọc ví dụ.
Lắng nghe.
Đa phương tiện là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
Lắng nghe.
Văn bản (Word), dạng hình ảnh (Paint), dạng âm thanh (ca khúc, bản nhạc dạng số hóa).
Sản phẩm đa phương tiện.
Những sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính thường được hiểu là sản phẩm đa phương tiện.
Bài 13:
THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
Đa phương tiện là gì?
Đa phương tiện là sự kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được thể hiện một cách đồng thời.
Hoạt động 3: 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Để biết thêm về sản phẩm đa phương tiện chúng ta qua phần tiếp theo.
Như chúng ta đã biết đa phương tiện là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
Tại sao ngày nay người ta thường sử dụng đa phương tiện?
Ví dụ truyền đạt thông tin đa phương tiện khi không sử dụng máy tính.
Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị.
Hãy cho biết các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính?
Lắng nghe.
Đa phương tiện được sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu truyền đạt thông tin ngay cả khi không sử dụng máy tính.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
Trả lời.
Một số ví dụ về đa phương tiện.
Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị.
Trang Wed.
Bài trình chiếu.
Từ điển bách khoa đa phương tiện.
Phần mềm trò chơi.
Hoạt động 4: 
ƯU ĐIỂM CỦA ĐA PHƯƠNG TIỆN
Ngày nay đa phương tiện được sử dụng rộng rãi và tại sao đa phương tiện lại được ưa chuộng như thế ta sẽ đi tim hiểu những ưu điểm của nó.
 Qua những sản phẩm về đa phương tiện, các em cũng có thể thấy được ưu điểm của đa phương tiện. Vậy em hãy cho biết đa phương tiện có những ưu điểm nào?
Nghe.
Trả lời.
Ưu điểm của đa phương tiện.
Một số ưu điểm chính ở khía cạnh sử dụng:
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy - học
Hoạt động 5: 
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 1: Đa phương tiện có những ưu điểm và hạn chế sau:
	a. Thu hút sự chú ý hơn, vì sự kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với chỉ một dạng thông tin cơ bản.
	b. Không thích hợp với việc sử dụng máy tính, mà chỉ thích hợp cho tivi, máy chiếu phim, máy nghe nhạc.
	c. Rất phù hợp cho giải trí, nâng cao hiệu quả dạy và học.
	d. Thể hiện thông tin tốt hơn.
Hãy chọn câu trả lời sai 
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
 Phần mềm máy tính nào dưới đây là ví dụ về sản phẩm đa phương tiện:
	a. Phần mềm đồ họa
	b. Phần mềm trình chiếu
	c. Phần mềm trò chơi
	d. Phần mềm xử lý ảnh
Đáp án: câu b
Đáp án: câu c
Hoạt động 6: 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Về nhà đọc trước bài mới “4. Các thành phần của đa phương tiện và 5. Ứng dụng của đa phương tiện”.
Học bài và làm bài tập 1, 2 trong SGK trang 137
Rút kinh nghiệm:
	 Phú Lâm ngày 01 tháng 03 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn	 	 Giáo sinh thực tập
 Mai Vũ Dương	 	 Nguyễn Thị Kim Thoa

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 13_9 (t1).doc