Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 9 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 9 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết

Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức:

- Giúp HS nắm chắc kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 7. những biểu hiện, những hành vi và việc rèn luyện của bản thân.

2/ Kĩ năng:

- Kiểm tra, đánh giá được sự hiểu kiến thức thể hiện ở thái độ tình cảm.

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá phân biệt đúng sai khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1731Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 9 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn:01/10/2010
Tiết 9 Ngày kt: 06/10/2010
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Giúp HS nắm chắc kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 7. những biểu hiện, những hành vi và việc rèn luyện của bản thân.
2/ Kĩ năng:
Kiểm tra, đánh giá được sự hiểu kiến thức thể hiện ở thái độ tình cảm.
Kĩ năng nhận xét, đánh giá phân biệt đúng sai khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống.
3/ Thái độ:
Có ý thức học tập, noi gương những việc tốt, những người thực hiện tốt chí công vô tư, tự chủ, dân chủ và kỉ luật, yêu hòa bình, hợp tác với bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II/ Đề bài:
A/ Trắc nghiệm khách quan . ( 3đ )
 Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đó : (1đ )
1. Hành vi nào sau đây trái với tự chủ :
 a. Biết làm chủ bản thân trước mọi tình huống . 
 b. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình 
 c. Giải quyết công việc theo cảm tính 
 d . Luôn bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra 
2. Việc làm thể hiện chí công vô tư: 
 a. Chăm lo lợi ích cho bản thân . 
 b. Phân công công việc theo đúng năng lực của họ .
 c. Dùng quỹ chung để chi tiêu việc riêng .
 d. Luôn bảo vệ những người thân của mình bất kể họ làm việc gì .
3. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật :
 a. Nước có vua ,chùa có bụt b. Đất có lề ,quê có thói 
 c. Ao có bờ ,sông có bến d. Cả 3 câu trên đều đúng .
4. Câu nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
a, Những người ở các nước có chiến tranh thì không có quyền sống trong hòa bình.
b, Chỉ có các nước lớn, giàu mới có thể ngăn chặn được chiến tranh.
c, Muốn bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
d, Một dân tộc muốn có hòa bình thì điều quan trọng nhất là phải có tiềm lực kinh tế mạnh.
Câu 2:Nối A với B sao cho phù hợp (1đ)
A ( Truyền thống )
B (Biểu hiện )
1. Uống nước nhớ nguồn 
a. Thương người như thể thương thân
2. Tương thân ương ái 
b. Chăm học ,chăm làm
3. Cần cù lao động 
c. Các làn điệu dân ca
4. Văn hoá,nghệ thuật 
d. Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 
 Nối : 1. , 2.. ,3.. , 4.
Câu 3. Điền từ thích hợp vào ô trống (1 đ)
 Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cườngvới các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc.........................,
chủ quyền,của nhau, không .. vào công việc nội bộ của nhau
A: toàn vẹn lãnh thổ; B:hợp tác; C:độc lập; D:tôn trong độc lập; E: tranh chấp;F:can thiệp.
B.Tự luận:( 7đ)
Câu 1: Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ? (3đ) 
Câu 2: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?Tác dụng của dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống, lao động và học tập? (4đ)
III. Đáp án:
A/ Trắc nghiệm khách quan . ( 3đ )
Câu 1: 1.c; 2.b; 3.d; 4.c
Câu 2: 1-d; 2-a; 3-b; 4-c
Câu 3: B-D-A-F
B.Tự luận:( 7đ)
Câu 1: Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ? (3đ)
1. Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Ý nghĩa:
Tự chủ là một đức tính quý giá.
Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa.
Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
3. Cách rèn luyện:
Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
Câu 2: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?Tác dụng của dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống, lao động và học tập? (4đ)
1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật?
* Dân chủ:
Mọi người làm chủ công việc, được biết, được cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát.
* Kỉ luật:
Tuân theo quy định của cộng đồng.
- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung.
- Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dan chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
3. Tác dụng:
Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt.
IV. Thống kê kết quả
Lớp
Sĩ số
9,10
7,8
5,6
TTB
3,4
1,2
DTB
Ghi chú
9A1
9A2
9A3
9A4
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan9.doc