Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần một năm 2011

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần một năm 2011

. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là chí công vô tư.

- Những biểu hiện của chí công vô tư.

- Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện chí công vô tư.

3. Kĩ năng:

 

doc 109 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần một năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:
Tiết 1 	 Ngày dạy:
 Bài 1. chí công vô tư
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là chí công vô tư.
- Những biểu hiện của chí công vô tư.
- ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện chí công vô tư.
3. Kĩ năng:
	- Biết biểu hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện 
- SGK, SGV GDCD 9. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra vở ghi và SGK của HS
3. Bài mới:
GV: Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường nhắc đến sự chí công vô tư như: "Vị quan ấy thật chí công vô tư", " Toà án xét xử thật công bằng"..... Vậy để hiểu về phẩm chất chí công vô tư, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu chuyện trong mục đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi (2')
N1: Em nhận xét cách dùng người của Tô Hiến Thành.
N2: Việc làm của Tô Hiến Thành thể hiện những đức tính gì?
N3: Mong muốn của Bác là gì? Tình cảm của nhân dân ta với Bác ra sao?
N4: Từ đó, em rút ra những bài học gì?
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và tuyên dương nhóm làm tốt.
- GVKL: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, thể hiện ở nhiều khía cạnh.
I. Tìm hiểu truyện đọc SGK
- N1: Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước
- N2: Ông là người công bằng, ko thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
- N3:Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi, thân thiết.
- N4:Bài học: Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương BH để gốp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong muốn của Bác
GV nêu một số VD về chí công vô tư hoặc không chí công vô tư. 
? Em hãy lấy VD về chí công vô tư hoặc không chí công vô tư.
? Vậy em hiểu thế nào là chí công vô tư.
VD: 
- Ngân là bạn thân của lớp trưởng Tú nhưng Tú đã sẵn sàng phê bình Nga trước 
lớp khi Nga mắc lỗi.
- Ông Ba là giám đốc nhà máy, nhưng ông luôn bình đẳng với mọi người ,ai sai ông đều thẳng thắn phê bình góp ý,thưởng phạt nghiêm minh
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, chơi trò chơi tiếp sức.
- HS 2 đội lần lượt lên điền vào bảng của mình.
2. Biểu hiện: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải.
N1: Tìm những biểu hiện của chí công vô tư.
N2: Tìm những biểu hiện trái với chí công vô tư.
GV dùng bảng phụ
- GV nhận xét bài làm của mỗi nhóm.
* Lưu ý: Phân biệt giữa chí công vô tư thật sự với giả danh chí công vô tư.
- GV lấy VD: HS mong muốn đạt HSG, người nông dân mong muốn làm giàu, người cán bộ mong muốn được thăng chức.... đó là những mong muốn chính đáng, họ bằng sức lực, trí tuệ thật sự của mình, phấn đấu để đạt được.
Có người nói chí công vô tư nhưng những việc làm của họ lại không chí công vô tư. đó là giả danh chí công vô tư.
? Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa ntn.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, lấy VD chứng minh và chốt.
? Là HS, em sẽ làm gì để rèn cho mình có phẩm chất chí công vô tư.
- HS trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
Chí công vô tư
Chưa chí công vô tư
- Lo việc chung trước
- Xét xử công bằng
- Làm việc chung với tinh thần trách nhiệm cao
- Không ăn hối lộ
- Tham lam, lấy của công làm của tư
- ích ký, vụ lợi.
- Giải quyết công việc không công bằng
- ăn hối lộ
3. ý nghĩa:
- Đối với cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người kính nể.
- Đối với tập thể và XH: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội và đất nước
4. Rèn luyện
- ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Lên án, phê phán những hành động không chí công vô tư
- Bản thân học tập, rèn luyện để có thói quen giải quyết công việc công bằng.
 GVKL chung: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần thiết của mỗi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình có được phẩm chất đó để góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, bản thân mỗi người sẽ thanh thản hơn.
 4. Củng cố: 
 GV tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai
 GV đưa 2 tình huống:
1. Ông Cẩm là một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
2. Ông Sỹ, phụ trách của một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản nhà nước.
- HS phân vai viết kịch bản để vào vai 1, trong 2 tình huống trên.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
 5. Hướng dẫn học bài:
- Học và nắm chắc nội dung bài học.
- Làm đầy đủ bài tập vào vở.
- Thực hiện chí công vô tư ngay trong trường lớp, trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chuẩn bị bài 2: Tự chủ.
--------------------------------------------------------------------
Tuần 2 Ngày soạn: 26/ 8/ 2010
Tiết 2 	 Ngày dạy:
 bài 2: tự chủ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tự chủ.
- Những biểu hiện của tự chủ.
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống, mọi người phải tự chủ.
2. Kĩ năng:
	- HS phân biệt các hành vi thể hiện tự chủ và không tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người tự chủ.
3. Thái độ:
	- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
II. Tài liệu và phương tiện: 
- SGK, SGV, một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ về tự chủ. Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là chí công vô tư, tìm 5 hành vi thể hiện sự chí công vô tư.
? HS cần rèn luyện phẩm chất CCVT như thế nào? Liên hệ bản thân.
3. Bài mới: 
GV giới thiệu: Ca dao có câu:
"Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"
? ý nghĩa của câu ca dao đó là gì?
 Câu ca dao khuyên người ta về tính tự chủ. Vậy thế nào là tự chủ, tại sao phải tự chủ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV cho 2 HS đọc phần đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận(2')
N1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm là gì? Trước nỗi bất hạnh đó, bà Tâm đã làm gì? Việc làm của bà thể hiện đức tính gì?
N2:Trước đây N là một HS ntn.
? Những hành vi sai trái sau này của N là gì? Vì sao?
N3: Qua 2 câu truyện trên, em rút ra bài học gì?
- HS cử đại diện ghi ý kiến của nhóm và cử đại diện trình bày.
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn sẽ làm gì.
- GV nhận xét bài làm của HS và chốt.
- GVKL: Qua 2 câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy nếu biết tự chủ sẽ có kết quả tốt và ngược lại. Tự chủ là một đức tính hết sức cần thiết của con người.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV dùng bảng phụ, đưa bài tập tình huống, yêu cầu HS ứng xử.
"Trong tiết kiểm tra môn Sử, do chưa học kỹ bài nên Hoa hơi lúng túng. Hải ngồi bàn trên thì thào "giở sách ra mà coi". Nga ngồi bên cạnh lại nói "nếu ngại giở sách thì chép của tớ đây này".
- Em hãy dự kiến các cách ứng xử của Hoa.
- Nếu là Hoa, em sẽ chọn cách ứng xử nào.
- HS nêu cách ứng xử.
- GV nhận xét.
GV: ứng xử như vậy là em đã làm chủ được bản thân mình. 
? Vậy theo em, thế nào là tự chủ.
- HS trả lời.
- GV chốt
- GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm:
Hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?
a. Thái độ bình tĩnh, tự tin.
b. Bột phát trong giải quyết công việc.
c. Thiếu cân nhắc chín chắn.
d. Kẻ xấu không thể lôi kéo, lợi dụng được
e. Bỏ dở công việc khi gặp khó khăn.
g. Khi gặp việc không vừa ý vẫn điềm đạm, bình tĩnh.
- HS làm bài tập
- GV nhận xét bài làm và chốt về biểu hiện của tự chủ.
? Em hãy nêu những biểu hiện của tự chủ.
? Theo em, tự chủ có ý nghĩa ntn trong cuộc sống.
- HS trả lời. GV nhận xét và chốt,
? Ngày nay, trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có quan trọng ko? Vì sao.Cho ví dụ minh hoạ.
HS bày tỏ quan điểm cá nhân
GV lấy VD minh hoạ, nx và kết luận
? Là HS, em sẽ rèn luyện tính tự chủ ntn.
- HS đưa ra ý kiến.
- GV khuyến khích HS trả lời và nhận xét.
- GVKL:Nội dung bài học SGK.
I. Đặt vấn đề.
-N1: Nỗi đau của bà Tâm: Con trai nghiện ma tuý và nhiễm HIV/AIDS. Bà đã nén nỗi đau chăm sóc con, giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS. Vận động mọi người gần gũi và giúp đỡ họ. Bà Tâm là người tự chủ được tình cảm và hành động của mình.
-N2: N vốn là một HS ngoan, học khá. Giờ đây N nghiện ma tuý, trượt tốt nghiệp, trộm cắp.... Bởi vì N đã không làm chủ được bản thân mình, bị bạn bè xấu rủ rê hút thuốc, uống bia, đua xe máy....
- N3:Bài học: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải làm chủ được bản thân, biết vượt lên khó khăn, không bi quan chán nản.
- Nếu lớp em có bạn như N, chúng em sẽ: trước hết gần gũi và chỉ cho bạn thấy cái sai của bạn, sau đó sẽ động viên, giúp đỡ để bạn sửa chữa, trở thành người tốt, hoà hợp với tập thể.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh.
2. Biểu hiện của tự chủ.
- Biểu hiện của tính tự chủ là: biết tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, tình cảm của mình, tự kiểm tra đánh giá bản thân mình
3. ý nghĩa.
- Là đức tính quý giá.
- Giúp con người cư xử đúng đắn có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4. Rèn luyện.
- Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và làm.
- Xem xét thái độ, lời nói, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
 4. Củng cố 
? Tìm những câu danh ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ nói về sự tự chủ.
- HS suy nghĩ nhanh và trả lời nhanh.
VD: - Một điều nhịn là chín điều lành. 
- Dĩ hoà vi quý.
- Chín bỏ làm mười.
- Suy nghĩ ba lần và uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Học và nắm chắc nội dung bài học.
- Làm đầy đủ bài tập vào vở.
- Làm bài tập tình huống GDCD 9.
- Chuẩn bị bài 3: Dân chủ và kỷ luật.
Tuần 3 Ngày soạn: 
Tiết 3 Ngày dạy:
 bài 3: dân chủ và kỷ luật
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là dân chủ, kỷ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ, kỷ luật.
- HS nhận thức ý nghĩa của dân chủ, kỷ luật.
2. Thái độ:
	- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Kĩ năng:
	- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi, việc làm thiếu tính dân chủ hoặc vô kỉ luật ở nhà trường và cộng đồng địa phương)
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về dân chủ và kỉ luật, mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
III. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ về dân chủ, kỷ luật.
Bảng phụ 
IV. Tiến trình tổ chức d ... àng 3, kéo đẩy nhau, phóng nhanh vượt ẩu, thả hai tay, rẽ trước đầu xe cơ giới
- Đi đúng phần đường, đi đúng chiều, đi bên phải, vượt bên trái.
II. Ngoại khoá
Gợi ý ứng xử
1:
- Thái độ: cương quyết không chơi
- Hành động: Ngăn các bạn; Khuyên các bạn; Giải thích cho các bạn hiểu là các bạn đang vi phạm Luật ATGT, có thể đưa ra các tác hại nếu các bạn cố tình chơi.
2: Thái độ: Cương quyết không đua xe
Hành động: Giải thích về tác hại của việc đua xe.
(Tương tự)
* Củng cố:
- GV nhận xét thái độ tham gia buổi ngoại khoá, có thể cho HS phát biểu cảm nhận về nội dung bài ngoại khoá.
* Hướng dẫn học tập:
- Tìm hiểu và thực hiện các quy định về trật tự ATGT
- Chuẩn bị các nội đã học để ôn tập học kì II.
-----------------------------------------------------------------
Tuần: 34
Tiết: 34
 Ngày soạn: 12/05/2008
 Ngày dạy: 19/05/2008
ôn tập học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD
- Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.
B. Nội dung
1. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
	4. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân.
5 Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
6. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện
1. Phương pháp: Ôn luyện, kích thích tư duy, nêu và giải quyết vấn đề...
2. Tài liệu và phương tiện: bài tập và các câu hỏi về nội dung ôn tập.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép vào phần ôn tập)
3. Ôn tập
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết.
- GV lần lượt hướng dẫn HS nhắc lại các kiến thức đã học
?/ Pháp luật quy định ntn về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
?/ Pháp luật quy định ntn về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
?/ Trình bày các dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật?
?/ Có các loại VPPL nào? Tương ứng là các trách nhiệm pháp lí nào?
?/ Trình bày nội dung các quyền tham gia quản lí NN và xã hội của công dân?
?/ Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Ngày nay đất nước không còn chiến tranh, chúng ta có cần bảo vệ Tổ quốc nữa không? Vì sao?
?/ Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập dựa trên các kiến thức đã học.
I. Lí thuyết
1. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
- Pháp luật quy định:
+ Kê khai đúng số vốn
+ Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép.
+ Không kinh doanh những lĩnh vực NN cấm.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
a. Quyền lao động: 
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề và tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
b. Nghĩa vụ lao động:
- Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hôi, duy trì sự phát triển của đất nớc.
3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệmmpháp lí của công dân.
* Các dấu hiệu nhận biết VPPL:
- Là hành vi trái pháp luật: 
+ Thực hiện pháp luật không nghiêm (VD: trốn thuế giá trị gia tăng....)
+ Thực hiện pháp luật không đúng (VD: đi vào đờng cấm...)
- Là hành vi cụ thể của con ngời. Tức là phải thể hiện bằng hành động chứ không phải là chỉ trong suy nghĩ, tư tưởng.
- Là hành vi có lỗi: tức là chủ thể có lỗi khi biết rằng việc làm của mình gây ra tác hại ntn nhưng vẫn làm.
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lý: (người tâm thần, trẻ em thì không có khả năng này)
+ Có khả năng nhận thức hành vi của mình 
+ Có khả năng lựa chọn và quyết định cách xử sự
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm việc làm của mình.
* Các loại VPPL
- Vi phạm hành chính 
- Vi phạm hình sự 
- Vi phạm dân sự 
- Vi phạm kỉ luật 
* Các loại trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỉ luật
4. Quyền tham gia quản lí NN và xã hội của công dân:
- Quyền tham gia ý kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
+ Bàn bạc góp ý kiến vào chủ trương, chính sách của nhà nước, vào kế hoạch phát triển xã hội.
+ Góp ý kiến dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật
+ ở địa phương thì góp ý vào nội dung, kế hoạch chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện hay xã mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nớc.
+ Góp ý về hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ ứng cử, bầu cử
+ Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế dộ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXH CN Việt Nam.
- Vì sao phải bảo vệ tổ quốc vì:
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính nước ta
6. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:
a. Sống có đạo đức
- Suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực đạo đức
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi ngời
- Lấy lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc làm mục tiêu sống
- Kiên trì hành động để thực hiện mục đích.
b. Tuân theo pháp luật:
- Hành động theo những quy định của pháp luật.
II. Bài tập:
Câu 1: Hãy nối 1 ý ở cột A với 1 ý ở cột B sao cho đúng:
A
B
a. Việc kết hôn phải đợc đăng kí tại cơ quan NN có thẩm quyền
1. Nghĩa vụ của ngời sử dụng lao động
b. Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề
2. Nghĩa vụ của ngời kinh doanh
c. Các cơ sở sản xuất không đợc nhận trẻ dới 15 tuổi vào làm việc
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
d. Ngời kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
4. Quyền lao động của công dân
e. Mọi hoạt động kinh doanh thu hút lao động (đúng quy định) đều đợc NN khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ
2. Hãy chọn ý đúng trong các ý sau:
a. Từ đời thứ 3 được kết hôn
b. Không cần thiết kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn
c. Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc chọn bạn đời
d. Người chồng là người quyết định những việc lớn trong gia đình thì gia đình mới có nề nếp.
3. Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với họ và gia đình của họ.
4. Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng lười học, lười rèn luyện thân thể, đua đòi ăn chơi của một số thanh niên hiện nay
Thanh niên HS cần làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước?
5. Cho tình huống: "Cửa hàng nhà bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.
Bà trả lời:
- Lắm chuyện quá! Đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi, tôi còn hơn họ là có giấy phép kinh doanh. Chẳng lẽ tôi lại đi xin 2 giấy phép kinh doanh à?"
- Theo em, việc làm của bà Ba là đúng hay sai? Vì sao?
* Hướng dẫn học tập:
- Nắm chắc cá kiến thức đã học, vận dụng linh hoạt để làm các bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
------------------------------------------------
Tuần: 35
Tiết: 35
 Ngày soạn: 20/04/2011
 Ngày dạy: 14 /05/2011
 Ngày soạn:25/12/2007
 Ngày dạy: /2007
Kiểm tra học kỳ ii
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Củng cố, hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học.
Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Giáo dục tinh thần làm bài tự giác, sáng tạo, trung thực.
B. Nội dung cơ bản:
1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
2. Thực hiện trật tự an toàn giao thông
3. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
4. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
5. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 
	3. HS làm bài kiểm tra.
I. Ma trận
 Các cấp độ tư duy
Nội dung kiến thức
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
 (mức thấp)
Vận dụng
(mức cao)
Tổng
1. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Câu3(1đ)
Câu3(1đ)
1
2.Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Câu1- ýa (1đ)
Câu1- ýb (1đ)
1
3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân
Câu2- ýa
(1,5đ)
Câu2- ýb (0,5đ)
1
4. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Câu4(2đ)
Câu5- ý1 (1đ)
1
5. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
Câu5- ý2 (1đ)
1
 Tổng số câu hỏi
1
1,5
1,5
1
5
 Tổng điểm
2,5
2,5
3
2
10
 Tỷ lệ(%)
25%
25%
30%
20%
100%
	 II. Đề bài
Câu 1(2đ): 
Thế nào là vi phạm pháp luật ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2(2đ ):
	a. Trình bày nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của 	công dân? 
	b. Em hãy nêu 4 việc công dân có thể làm để tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội?
Câu 3(2đ ) Cho tình huống: 
Hàng cơm gần nhà Hà có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải 	gánh những thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.
Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm gì?
 b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 4(2đ):
 Lấy 3 ví dụ về biểu hiện sống thiếu đạo đức và 3 ví dụ về biểu hiện sống không tuân theo pháp luật.
Câu 5(2đ): 
- Nếu người thân của em trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ quân sự.
- Em nhìn thấy nhà bên cạnh đang đánh bạc và bán ma túy.
III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm
 Câu
Nội dung
Điểm
1
 (2đ)
2
(2đ)
 3
(2,5đ)
4
(1,5đ)
5
(2đ)
- VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .
- Nêu 2 ví dụ 
a:- Quyền tham gia ý kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
b: VD (0,25 điểm/ý)
+ Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau:
+ Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc
+ Bắt trẻ làm những việc nặng nhọc, quá sức
+ Ngược đãi người lao động
b. Nếu là người chứng kiến , em sẽ:
+Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà
+ Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai lầm của mình.
VD: (0,25 điểm/ý đúng)
- Anh em bất hoà, học sinh vô lễ với thầy cô giáo, con bất hiếu với cha mẹ,vô lễ với người lớn tuổi.
- Trốn thuế, buôn bán ma tuý, đi xe đạp hàng 3 trên đường, trả thù người khiếu nại tố cáo.
- Học sinh giải thích tốt mỗi ý được 1đ
1
1
1,5
0,5
1
1,5
0,75
0,75
2
D. Thu bài.
- GV thu bài kiểm tra, sau đó nhận xét giờ làm bài của học sinh.
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh (nếu có).

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 moi giam tai 2011.doc