Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Tổng hợp

Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Tổng hợp

1.Kiến thức :

Hệ thống hoá cấc kiến cơ bản về: chất mối quan hệ giữa các chất, qui tắc hoá trị, ĐLBTKLcác chất, mối quan hệ giữa mol,KL mol KL(m),thể tích mol của chất khí ĐKTC,giải bài toán theo PTHH,nồng độ C%,nồng độ CM.

2. Kỹ năng :Vận dụng các qui tắc ĐL,công thức để giải các bài tập hoá học.

3. Thái độ Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị :

 

doc 138 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2011
Ngày dạy: 23/8/2011
Tiết: 1 	 ÔN tập.
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Hệ thống hoá cấc kiến cơ bản về: chất mối quan hệ giữa các chất, qui tắc hoá trị, ĐLBTKLcác chất, mối quan hệ giữa mol,KL mol KL(m),thể tích mol của chất khí ĐKTC,giải bài toán theo PTHH,nồng độ C%,nồng độ CM.
2. Kỹ năng :Vận dụng các qui tắc ĐL,công thức để giải các bài tập hoá học.
3. Thái độ Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :bảng phụ ghi nội dung 1 số bài tập định tính định lợng
2. Học sinh :ôn lại các kiến thức có liên quan
III. Các bớc lên lớp :
A. ổn định tổ chức :
B. Kiểm tra bài cũ : 
C. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1 :
-GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời 1 số câu hỏi:
+Cho biết hạt đại diện cho NTHH ? cho chất?
+Có mấy loại chất? cho VD về mỗi loại chất?
+Cho VD về mối quan hệ giữa:
Đơn chất + hợp chất.
Đơn chất + Đơn chất. 
Hợp chất + Hợp chất.
Hợp chất bị phân huỷ.
-HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8 thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi.
-GV: gọi đại diện 1 nhóm phát biểu đ nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại :
GV hỏi :cho biết mỗi PƯHH trên thuộc loại PƯHH nào ?
HĐ2: 
GV: yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học cho biết :
+ Qui tắc hoá trị ? viết dạng tổng quát ?
+ Dựa qui tắc hoá trị cho biết CTHH sau công thức nào đúng công thức nào sai? tại sao?
1- AlCl, AlCl2,, AlCl3
2- AlSO4, Al2(SO4)3 , Al3(SO4).
+ Phát biểu ĐLBTKLCC? vận dụng cân bằng các PƯHH sau ?
Cu + O2 đ CuO
 p + O2 đ P2O5
Fe + HCl đ FeCl2 + H2 ư
HS : Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành các câu hỏi ?
- Đại diện học sinh phát biểu, lốp bổ sung.
HĐ3 :
GV cho học sinh luyện tập và củng cố về :
+Khái niệm mol ? KL mol ?
+Công thức chuyển đổi giữa :
1- Số mol (n) và KL (m)
2- Số mol (n) và V(đktc)
HS dựa vào kiến đã học để hoàn thành các câu hỏi 
- Đại diện 1 học sinh phát biểu, lớp nhận xxét bổ sung.
GV yêu cầu HS vận dụng giải nhanh các bài tập :
1- Tính số mol n của 8 g khí O2? tính khối lợng m của 0.5 mol H2 ?
2- Tính số mol n của 11.2 l khí N2 ở đktc ? tính V 
của 0.75 mol khí CH4 (đktc) ?
HS vận dụng công thức đẻ tính toán 
GV gọi 1,2 HS lên bảng giải bài tập HS dới lớp nhận xét bổ sung.
HĐ4 :
GV yêu cầu HS cho biết :
+ Nồng độ D D là gì ?
+ Nồng độ C% là gì ? nồng độ CM
+ Các bớc giải bài toán theo PTHH ?
HS phát biểu GV chuẩn kiến thức.GV yêu cầu HS vận dụng giải BT trong bảng phụ.
I- Chất và mối quan hệ giữa chất.
 * KL: Đơn chất 
- Có 2 loại hợp chất :
 Hợp chất
- ĐC + ĐC : H2 + O2 đ H2O
-ĐC + HC : Zn + HCl đ ZnCl2 + H2
-HC + HC : CaO + H2O đ Ca(OH)2
- HC bị phân huỷ :
KClO3 đ KCl + O2 ư
II- Qui tắc hoá trị, định luật BTKL
 KL :
 AaxBby ta có : x .a = y . b
 x/y = b/a
CTHH đúng : AlCl3, Al2(SO4)3.
III- Mol, KL mol, các công thức chuyển đổi.
* KL :
 n = m/M = > m = n .M
 n = V/22.4 = > V = n .22.4
IV-Nồng độ dung dịch,các bớc giải bài toán theo PTHH ?
*KL: C% = mct .100/md d
 CM = n/V(l)
Giải bài toán theo phơng trình gồm 4 bớc :
-Tìm số mol chất cho theo đầu bài.
-Lập đúng PTHH .
-Lập tỉ lệ số mol giữa chất cho biết và chất cần tìm ( theo PTHH và theo đầu bài).
-Chuyển đổi theo yêu cầu của bài toán.
D. Củng cố, dặn dò :
- Chuẩn bị bài : Tính chất hoá học của oxit.
Ngày soạn: 22/8/2011
Ngày dạy: 24/8/2011
Tiết 2 : Tính chất hoá học của o xit Khái quát về sự phân loại o xit.
I: Mục tiêu:
1:Kiến thức :
	-Nắm được tính chất của o xít : một số o xít tác dụng o xit ba zơ tác dụng với nước tạo thành ba zơ; o xit ba zơ tác dụng với a xit tạo thành muối ; o xit ãit tác dụng với ba zơ tạo thành muối và nước ; o xit ba zơ tác dụng với a xit tạo muối và nước ; o xit a xit tác dụng với nứoc tạo thành a xit .
học sinh biết dựa vào tính chất hoá học đặc trưng để phân loại o xit .
2:Kỹ năng:
-Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
	-Học sinh biết cách làm bài tập định tính và định lượng hoá học .
II: Phương tiện dạy học :
	- ống nghiệm:2.6 chiếc.
	- ống hút :1.6 chiếc.
	- Đồng (II) o xit.
	- Dung dịch HCl.
III: Tổ chức hoạt động dạy học:
1:kiểm tra đầu giờ:
Nhắc lại khái niệm o xit? Cho ví dụ một số công thức hoá học của o xit?
2;Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài
 Hoạt động1: 
 Tìm hiếu tính chất hoá học của oxit bazơ 
 Mục tiêu:Học sinh nắm được tính chất hoá học của o xitba zơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Khi cho một số o xit như :Na2O;K2O;BaO tác dụng với nước thì thu được sản phẩm gì?Viết PTHH minh hoạ?
?Muốn biêt sản phẩm sinh ra có phải là ba zơ không ta phải làm như thế nào?.
?Qua đó rút ra nhận xét gì về tính chất hoá học của o xit ba zơ khi cho tác dụng với nước ?.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh hoá chất , dụng cụ và mục đích của thí nghiệm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Ngoài CuO có phản ứng với HCl các o xit như Fe2O3; CaOcũng có phản ứng tương tự.
?Vậy o xit ba zơ còn có tính chất hoá học gì khác?
? Tại sao vôi sống để lâu trong không khí lại bị hoá rắn ?
Giáo viên gợi ý:
Vôi sống là CaO, trong không khí có khí CO2
?Vậy o xit ba zơ còn có tính chất hoá học
1: O xit ba zơ có những tính chất hoá học nào ?.
a : Tác dụng với nước:
KL:Một số o xit ba zơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch ba zơ ( kiềm).
PTHH:
Na2O + H2O đ NaOH + H2ư
b : Tác dụng với a xit:
HS nghe hd của GVvà tiến hành làm TN theo nhóm.Các nhóm QS hiện tượng xảy ra , nêu nhận xét về tính chất và viết PTHH.
Đại diện nhóm báo cáo , nhóm khác nhận xét và bổ sung.
KL:O xit ba zơ tác dụng với a xit tạo thành muối và nước .
PTHH:
CuO + HCl đ CuCl2 + H2O
c : Tác dụng với a xit:
Học sinh trả lời câu hỏi và rút ra nhận xét về tnính chất , đồng thời viết PTHH.
1HS trả lời.
KL: O xit ba zơ tác dụng với o xit a xit tạo thành muối.
PTHH: CaO +CO2 đ CaCO3
Hoạt động 2
 Tìm hiểu tính chất hoá học của o xit a xit.
Mục tiêu:HS nắm vững tính chất hoá học của o xit a xit.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
?Nhắc lại TN đốt phốt pho trong không khí và sau đó lấy sản phẩm lắc đều với một chút nước . Sản phẩm thu được là gì?Làm cách nào để nhận biết được sản phẩm?.Viết PTHH minh hoạ?
?Rút ra nhận xét về tính chất hoá học của o xit a xit?
GV gọi 2 HS lên bảng viết PTHH theo sơ đồ sau:
 SO3 + H2O đ 
 CO2 + H2O đ
? Hãy nhắc lại hiện tượng khi sục khí CO2 vào d d nước vôi trong? ViếtPTHH/Qua đó nhận xét giì về tính chất hoá học của ô xit a xit ?? Từ tính chất hoá học của o xit ba zơ hãy cho biết o xit a xit còn có tính chất hoá học náo nữa??Hãy nhận xét sự khác nhau về tính chất hoá học giữa o xit ba zơ và o xit a xit ? Phân tích sự khác nhau về chất tg pư và sp của pư?. 
a : Tác dụng với nước :
HS hoạt động nhóm nhỏ nhớ lại kiến thực cũ để trả lời câu hỏi .
1HS trả lời , HS khác nhận xét và bổ sung.
KL: Nhiều o xit a xit tác dụng với nước tạo thành dung dịch a xit .
PTHH:P2O5 + 3 H2O đ2 H3PO4
b: Tác dụng với ba zơ:
1HS nhắc lại hiện tượng , nêu nhận xet về tính chất và viết PTHH.
HS khác nhận xét và bổ sung.
KL: O xit a xit tác dụng với ba zơ tạo thành muối và nước.
PTHH:CO2 + Ca (OH)2 đ CaCO3 ¯+ H2O.
c: Tác dụng với o xít ba zơ:
1HS trả lời .
KL:O xit a xit tác dụng với o xit a xit tạo thành muối
 SO3 + H2O đ H2SO4
HS so sánh nhận xét sự khác nhau và phân tích.
Ngày soạn: 26/8/2011
Ngày dạy: 30/08/2011
Tiết: 3 Một số oxit quan trọng 
I:Mục tiêu:
1:Kiến thức:	HS nắm được những tính chất vật lý và tính chất hoá học của can xi o xit.
2:Kỹ năng;	-Rèn kỹ năng làm TN theo nhóm.
	 -Rèn kỹ năng giải bài tập tính theo PTHH.
II:Phương tiện dạy học:
	Dụng cụ -hoá chất cho 6 nhóm.
	+ống nghiệm :2
	+ống hút:1.
	+d d HCl;H2O;vôi sống;quì tím.
	Tranh phóng to H1.4;H1.5.
III:Tổ chức hoạt động dạy học:
1:ổn định tổ chức:
2:Kiểm tra bài cũ:
HS!:Trình bày tính chất hoá học của o xit ba zơ ?.Viết PTHH minh hoạ?
HS2:Trình bày tính chất hoá học của o xit a xit ?.Viết PTHH minh hoạ?
3:bài mới:
GV giới thiệu bài:
Can xi o xit còn có tên gọi là vôi sống và được sử dụng rộng rãi trong đời sống . Vậy can xi o xit có những tính chất hoá học gì , ứng dụng như thế nào trong đời sống và tr SX bằng cách nào?.câu trả lời sẽ rõ trong bài học hôm nay.
 Hoạt động 1
Tìm hiểu tính chất của can xi o xit.
Mục tiêu:HS nắm được tính chất vật lý và tính chất hoá học của can xi o xit.
 Hoạt động của thầy và trò 
-GV cho HS cả lớp QS mẫu vật CaOvà y/c HS nhận xét về trạn thái , màu sắc của chúng trong ĐK thường?
-HS QS và nhận xét về tính chất vật lý củaCaO
?Rút ra nhận xét về tính chất vật lý của CaO?.
-GV cho HS biết can xi o xit là o xit ba zơ.
-Vậy hãy dự đoán những tính chất hoá học của CaO?.
-GV tổ chức cho HS kiểm tra những dự đoán bằng TN .
-HS dự đoán những tính chất hoá học của CaO.
 Nội dung chinh I:Can xi o xit có những tính chất nào?
- KL:Tính chất vật lý:CaO là chất rắn , màu trắng , nóng chảy ở nhiệt độ cao khoảng 2585C0.
- KL:Tính chất hoá học :
+Tác dụng với nước tạo thành can xi hiđrô xit.
PTHH: CaO + H2O đ Ca(OH)2.
+Tác dụng với a xit tạo thành muối can xi và nước.
PTHH:
CaO + HCl đ CaCl2 + H2O.
-HS hđ nhóm lớn làm TN chứng minh.
-Đại diện các nhóm nêu hiện tượng qs được ,nhận xét về tính chất và viết PTHH.
-Nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-Trong quá trình HS làm TN y/c HS q/s hiện tượng để rút ra nhận xét về tính chất và viết PTHH.
?Qua những tính chất trên hãy phân loại CaO?
+ Tác dụng với o xit a xit tạo muối can xi.
PTHH: CaO + CO2 đ CaCO3.
*Vậy CaO là o xit ba zơ .
Hoạt động 2 
Tìm hiểu nhưng ứng dụng của can xi o xit.
Mục tiêu: HS nắm được những ứng dụng của CaO.
Hãy kể những ứng dụng của CaO mà em biết ?
Hs hđ cá nhân liên hệ với thực tế để nêu nhữg ứng dụng của CaO.
1HS trả lời , các HS khác nhận xét và bổ sung để xd đáp án.
GV chuẩn kiến thức
KL:CaO dùng để:
 +Trong CN luyện kim.
 +Là nguyên liệu trong CN.
 + Dùng để khử chua, xử lý nước thải CN ,sát trùng , XD.
 Hoạt động 3
Tìm hiểu quá trình sản xuất can xi o xit.
Mục tiêu:HS nắm được nguyên liệu, nguyên tắc SX và các pư xảy ra khi SX CaO.
? Hãy cho biết nguyên liệu để SX CaO?
? Cho biết những PƯHH xảy ra khi SX CaO ?
-HS thảo luận theo nhóm lớn để trả lời các câu hỏi.
-Đại diện nhóm báo cáo , các nhóm khác nhận xét và XD đáp án.
 -Viết PTHH minh hoạ?
? Cho biết ưu , nhược điểm của từng loại lò nung vôi?
KL:
1:Nguyên liệu:đá vôi ( CaCO3)
2:Các PƯHH xảy ra :
C + O2 đ CO2 + Q
CaCO3 đ CaO + CO2 
3: Ưu , nhược điểm của từng loại lò nungvôi.(SGK).
IV:Củng cố:
+HS đọc mục :Em có biết.
+ HS làm bài tập 1,2 tại lớp.
GV hd HS làm bài tập 3 về nhà.
Ngày soạn: 26/8/2011
Ngày dạy:31/08/2011
Tiết: 4 Một số o xit quan trọng (tiếp).
I : Mục tiêu:
1: Kiến thức: HS nắm được những tính chất , cách điều chế và ứng dụng của SO2.
2: Kỹ năng : + Rèn kỹ năng làm TN và qs theo nhóm.
	 +Rèn kỹ năng làm bài tập hoá học.
II:Phương tiện dạy học :
Dụng cụ hoá chất cho 6 nhóm .
	+ ống nghiệm +nút cao su + ống dẫn ... ử.- - GV giới thiệu thành phần của phân tử protein.
- HS ghi nhớ.
- GV giới thiệu cấu tạo phân tử protein.
- HS tự rút ra kết luận cuối cùng.
HĐ3. Tính chất.
1 - Phản ứng thuỷ phân.
- GV giới thiệu khi đun nóng protein trong dd axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra các amino axit.
- GV yêu cầu 1 hs viết pt chữ của phản ứng.
2 – Sự phân huỷ bởi nhiệt.
- GV hớng dẫn hs làm thí nghiệm đốt cháy tóc.
- Yêu cầu hs nêu hiện tợng.
3- Sự đông tụ.
- GV hướng dân hs làm thí nghiệm cho rượu etylic vào nòng trắng trứng. HS quan sát nhận xét.
- GV rút ra kết luận cuối cùng.
HĐ4. ứng dụng.
- GV yêu cầu hs nêu các ứng dụng của protein.
- GV rút ra kết luận cuối cùng.
I. Trạng thái thiên nhiên.
- Protein có trong cơ thể ngời, động vật và thực vật nh: Trứng, thịt, máu, sữa, tóc, móng, rễ.
II. Thành phần và cấu tạo phân tử.
1. Thành phần phân tử.
- Thành phần chủ yếu C, H, N, O một lượng nhỏ S, P, kim loại
2. Cấu tạo phân tử.
- Protein đợc tạo ra từ các phân tử amino axit, mỗi phân tử amino axit là một mắt xích trong phân tử protein.
III. Tính chất. 
1 - Phản ứng thuỷ phân.
Protein + Nớc -> hỗn hợp amino axit
2 – Sự phân huỷ bởi nhiệt.
- Khi đun nóng mạnh lhông có nớc, protein sẽ bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
3- Sự đông tụ.
- Khi đun nóng hoặc cho thêm rợu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa.
- KL: Một số protein tan trong nớc tạo thành dd keo khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào các dung dịch này thờng xảy ra kết tủa. Hiện tợng đó gọi là sự đông tụ.
IV. ứng dụng. SGK
IV. Củng cố - luyện tập.(6)
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- HS làm bài tập 1, 2, 3 sgk.
V. Dặn dò.(01)- Tìm hiểu trớc bài mới.
Ngày soạn: 22/4/2009
Ngày giảng:
Tiết 65: Polime
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm đợc khái niệm về polime, cấu tạo và tính chất của polime.
+ HS nêu đợc các ứng dụng của polime, nêu đợc khái niệm chất dẻo, tơ, cao su.
+ Biết đợc 1 số tính chất của cao su, ứng dụng và sự tồn tại của cao su
2.Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, làm BT
3. Thái độ : Giáo dục cho hs lòng yêu thích bộ môn
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ, tranh vẽ
HS: KT cũ
III/ Tiến trình bài giảng
	1, ổn định lớp: (1’) 
	2, Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tính chất của protein?
? BT4
	3, Bài mới:
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
 Giới thiệu bài: Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đợc trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? Nó có cấu tạo và ứng dụng nh thế nào?
 Hoạt động 1 
GV: Thông báo polietilen (- CH2-CH2-)n, tinh bột và Xenlulozơ đều có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích kết hợp với nhau -> gọi là polime. 
	Vậy polime là gì? 
HS: Trả lời câu hỏi
? Có mấy loại polime? Là những loại nào? 
HS: trả lời câu hỏi
Hoạt động 2 
GV: Đa bảng phụ một số polime, công thức chung và các mắt xích của chúng.
? Có mấy loại mạch polime? Là những loại nào?
HS: trả lời câu hỏi
GV: ? Nêu tính chất của polime?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Gọi HS khác nhận xét, GV kết luận
I/ Khái niệm về polime
1) Polime là gì?
Polime là những chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên
Có 2 loại polime: 
- Polime thiên nhiên: Tinh bột, xenlulozơ, pr, cao su thiên nhiên...
- Polime tổng hợp : Do con ngời tổng hợp nên
VD: PE, PVC, tơ nilon, cao su buna,
2) Polime có cấu tạo và tính chất nh thế nào ?
- Cấu tạo : Đều đợc cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau/
VD : PE : Công thức chung :
(- CH2- CH2-)n, do nhiều mắt xích (- CH2- CH2-) liên kết với nhau tạo nên
+ Có 3 loại mạch polime:
Mạch thẳng
Mạch nhánh
Mạng không gian
- Tính chất: Polime thờng là chất rắn, không bay hơi, hầu hết không tan trong nớc hoặc các dung môi thông thờng
+ Một số tan đợc trong axeton, xăng,
IV/ Củng cố
- GV hệ thống toàn bài
- HS làm BT 1,2,3 
V/ Dặn dò: 
- Học bài, làm BT vào vở BT
- N/c trớc phần II
Ngày soạn: 22/4/2009
Ngày giảng:
Tiết 66: Polime (Tiếp)
I/ ổn định lớp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: 
	? Nêu cấu tạo và tính chất của polime?
III/Bài mới:
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
Giới thiệu bài: : Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? Nó có cấu tạo và ứng dụng như thế nào?
 Hoạt động 1 
GV: Thông báo: 1 số loại polimephổ biến được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật
GV: Y/c HS đọc thông tin và cho biết chất dẻo là gì?
Thành phần chủ yếu của chất dẻo là gì? 
HS: Trả lời câu hỏi
?Chất dẻo có những u điểm gì? 
HS: trả lời câu hỏi
Hoạt động 2 
GV: Gọi HS đọc thông tin SGK
? Tơ là gì? 
Tơ được phân loại nh thế nào?
HS: trả lời câu hỏi
GV: Lu ý HS khi sử dụng các vật bằng tơ : Không giặt bằng nớc nóng, tránh phơi nắng, là, ủi ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 3: 
? Cao su là gì? 
? Hãy kể tên những vật dụng bằng cao su mà em biết? T/c chung của chúng?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Cao su có những đặc điểm gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Gọi HS khác nhận xét, GV kết luận
II/ ứng dụng về polime
1) Chất dẻo là gì?
Chất dẻo là 1 vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo
VD: Vỏ bút, chai nhựa
- Thành phần chất dẻo chủ yếu là polime, ngoài ra có hoá chất dẻo, chất độn, chất phụ gia
- Ưu điểm : Nhẹ, bền, cách nhiệt, cách điện, dễ gia công.
2) Tơ là gì?
- Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
Có 2 loại :
Tơ thiên nhiên
Tơ hoá học: +Tơ nhân tạo
 +Tơ tổng hợp
3, Cao su là gì?
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
Cao su gồm : Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
- Cao su có nhiều u điểm : Tính đàn hồi, không thấm nớc, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện,...-> nhiều ứng dụng.
4,Củng cố
- GV hệ thống toàn bài
- HS làm BT 4,5 
5, Dặn dò: 
- Học bài, làm BT SGK vào vở BT
Ngày soạn: 30/4/2009
Ngày giảng:
Tiết 67:: Thực hành: Tính chất của Gluxit.
I: Mục tiêu:
1: Kiến thức:Giúp HS củng cố các kiến thức đã học về gluxit .
2:Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng về thựch hành thí nghiệm.
3: Thái độ:
Giáo dục ý thức tự giác và cẩn thận trong nghiên cứu khoa học.
II: Phương tiện;
Dụng cụ , hoá chất: Chuẩn bị cho 6 nhóm.
Hoá chất:
dd AgNO3, dd NH3 , dd glucôzơ, dd sâccrozơ, hồ tinh bột, dd I2,.
Dụng cụ:
ống nghiệm; 5 chiếc.
đèn cồn: 1 chiếc.
Cốc thuỷ tinh 250ml: 1 chiếc.
Pi pet: 2 chiếc.
III: Tổ chức hoạt động dạy học.
1: ổn định tổ chức.
2:Kiểm tra bài cũ.
( GV kiểm tra vào phần ôn kiến thức cũ để lấy điểm).
3: Bài mới.
GV vào bài.
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức cũ.
Gv yêu cầu hS trả lời các câu hỏi:
? Hãy trình bày tính chất hoá học của glucôzơ? Cách nhận biết dd glucôzơ?
?Hãy nêu cách phân biệt 3 chất : Hồ tinh bột, đờng glucôzơ và đờng saccrozơ?
HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm.
Gv phát hoá chất và dụng cụ cho các nhóm HS và treo bảng phụ ghi nội dung của các thí nghiệm. Gv yêu cầu hS đọc kĩ các TN và tiến hành làm lần lợt các TN theo yêu cầu của bài thực hành.
GV hớng dẫn các nhóm tiến hành TN và giúp đỡ , nhắc nhở các nhóm thực hiện TN an toàn hiệu quả.
Sau khi các nhóm đã tiến hành xong các TN gGV yêu cầu đại diện một nhóm trình bày các dấu hiệu của phản ứng trong TN đã tiến hành?
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Gv nhận xét về dấu hiệu của phản ứng.
Hoạt động 3.Hoàn thiện phiếu thực hành.
GV yêu cá nhận HS hoàn thiện phiếu thực hành trong thời gian 10 phút tại lớp nh sau:
Tên Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tợng quan sát.
Giải thích .
PTHH.
Tác dụng của glucôzơ với bạc
nitrat trong dd amoniac.
Phân biệt glucôzơ, saccrozơ , tinh bột.
IV: Củng cố và rút kinh nghiệm giờ thực hành.
GV nhắc nhở những hS còn sơ xuất trong quá trình làm thực hành, những HS còn cha cẩn thận , cha nhiệt tình .
Gv yêu cầu hS thu dọn phòng học để chuẩn bị cho tiết học sau.
GV thu bài để chấm lấy điểm hệ số 2.
V: Dặn dò:
HS ngiên cứu bài ôn tập cuối năm.
Ngày soạn: 2/5/2009
Ngày giảng:
Tiết 68-69: ôn tập cuối năm
I: Mục tiêu:
1: Kiến thức:
 Hs luyện tập về : mối quan hệ qua lại giữa các hợp chất vô cơ và kim loại, phi kim,; Tính chất hoá học cơ bản của một số hợp chất hữu cơ .
 2:Kĩ năng:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập.
II: Phương tiện;
Bảng phụ ghi nội dung mối quan hệ giữa các laọi hợp chất vô cơ.
Bảng phụ ghi phản ứng hoá học thể hiện mối quan hệ( sơ đồ bằng chữ).
III: Tổ chức hoạt động dạy học.
1: ổn định tổ chức.
2:Kiểm tra bài cũ.
( GV kiểm tra vào phần ôn kiến thức cũ để lấy điểm).
3: Bài mới.
GV vào bài.
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức hoá học vô cơ.
Hoạt động cuả thầy.
Hoạt động của trò.
Gv treo bảng phụ ghi nội dung mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ và yêu cầu hS hoạt động theo nhóm bàn để hoàn thiện phần PTHH minh hoạ cho sơ đồ đó trong thời gian là 5 phút.
Sau đó GV yêu cầu HS báo cáo, Gv nhận xét và chốt kiến thức.
HS nghiên cứu bảng sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ và hoạn thiện bài tập phần viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ.
 Đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo kết quả , các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2.
Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
Hoạt động cuả thầy.
Hoạt động của trò.
Gv yêu cầu hS cả lớp làm bài tập 1,2,3,4 tại lớp . Sau đó Gv yêu cầu cá nhận HS lên bảng để giải các bài tập đó.
GV yêu cầu một HS giỏi lên bảng làm bài tạp 5.
Gv hớng dẫn cho HS cách viết pTHH cảu bài sau đó đẻ HS xác định đúng dạng bài tập để vận dụng giải.
Gv nhận xét và chuẩn các kết quả bài tập cũng nh cách làm đối với mỗi loại bài tập.
HS làm các bài tập và lên bảng giải lần lợt ác bài tập theo yêu cầu của Gv.
Hết tiết 68
Hoạt động 3.
Ôn tập phần kiến thức hoá học hữu cơ.
Hoạt động cuả thầy.
Hoạt động của trò.
Gv yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn để hoàn thiện phần 1 ( Nêu công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ).
GV yêu cầu cá nhân ( mỗi HS viết hai PTHH minh hạo cho các P quan trọng).
Gv gọi một HS đứng tạinchỗ nêu ứng dụng của các hợp chất hữu cơ.
HS hoạt động theo nhóm bàn và viết CTCT của các hợp chất hữu cơ đã học.
Đại diện hS lên bảng báo cáo , các HS khác nhận xét và bổ sung kết quả đúng.
Hs thực hiện yêu cầu của GV và lên bảng báo cáo kết quả.
Một HS trình bày ứng dụng của các hợp chất hữu cơ.
Hoạt động 2.
Vận dụng kiến thức làm một số bài tập.
Hoạt động cuả thầy.
Hoạt động của trò.
GV yêu cầu các HS làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7 tại lớp.
GV hớng dẫn cho HS cách làm đối với mỗi loại bài tập cụ thể.
GV nhận xét kết quả và chuẩn kiến thức.
HS làm các bài tập theo yêu cầu của Gv . HS làm bài tập theo nhóm . riêng bài tập 6,7 HS hoạt động cá nhân và dành cho HS khá , giỏi.
đại diện hS lên bảng trình bày kết quả các bài tập theo yêu cầu.
HS dới lớp nhận xét và chuẩn kiến thức.
`
IV : Củng cố – Dặn dò.
Gv yêu cầu HS Học các phần kiến thức có liên quan đến phần đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì II. ( thi theo lịch của nhà trờng và đề của Phòng giáo dục).

Tài liệu đính kèm:

  • docGAHOA 920112012Theo CKTKNgiam tai.doc