Giáo án lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Năm học 2010 - 2011 (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Năm học 2010 - 2011 (tiếp)

. mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

 - HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.

 - Mối quan hệ giữa dân chủ và kĩ luật.

 - Hiểu ý nghĩa của dân chue và kĩ luật.

 2. Kĩ năng

 - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kĩ luật.

 

doc 32 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Năm học 2010 - 2011 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n : 
Ngµy d¹y : 
TiÕt : 4 TKB
 TiÕt 3 ppct Bài 3 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 
A. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 - HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
 - Mối quan hệ giữa dân chủ và kĩ luật. 
 - Hiểu ý nghĩa của dân chue và kĩ luật.
 2. Kĩ năng
 - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kĩ luật.
 3. Thái độ
 - Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kĩ luật của tập thể.
 B. Phương pháp - Kích thích tư duy.
 - Thảo luận nhóm.
 - Giải quyết tình huống.
 - Giảng giải.
C. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Các tình huống có nội dung liên quan.
 - Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan.
D. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong 
 học tập và rèn luyện.
 - Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để dẫn dắt vào bài mới.
 Hoạt động 1 
 Đàm thoại giúp HS bước đầu tìm hiểu những biểu hiện của dân chủ và kĩ luật
- GV yêu cầu HS đọc tình huống ( SGK )
- GV nêu câu hỏi:
1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên.
2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A được thể hiện như thế nào?
3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì?
4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện 2 có tác hại như thế nào?
 - HS thảo luận trả lời.
- GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1
 Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi: 
1.Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật?
2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ trong thực tế cuộc sống hiện nay.
3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? Nêu ví dụ.
5. Mọi người cần làm gì để phát huy DC và rèn luyện tính KL?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học
 Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập.
-GV yêu cầu HS giải các bài tập, 2 .
- HS chuẩn bị bài và trình bày. 
1. Đặt vấn đề
* Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch hoạt động của lớp, các bạn đã hăng hái tham gia bàn bạc
- Việc làm thiếu dân chủ: Ông giám độc họp công nhân phổ biến yêu cầu của mình, cử một đốc công theo dõi, công nhân thiếu phương tiện bảo hộ LĐ, lương thấp, CN kiến nghị không được giám đốc chấp thuận.
* Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A:
Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ dỏ để nhắc nhỡ đôn đốc.
* Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.
* Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.
2. Nội dung bài học
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được bàn, được thực hiện và được kiểm tra giám sát những công việc chung đó.
- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của tập thể, của cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc vì mục tiêu chung.
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến 
- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình
- DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với nhau: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.
- DC và KL đêm lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH ( nêu ví dụ )
- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.
3. Bài tập
 Bài 1: Những việc làm thể hiện tính dân chủ là: ý a, c, d .
 Bài 2: HS liên hệ bản thân và kể cho cả lớp nghe.
 4. Củng cố - dặn dò
 - GV gợi ý để HS hiểu được ý nghĩa của chủ trương “ Dân biết, dân bàn, kiểm tra ”
 - GV nêu kết luận toàn bài.
 - Bài tập về nhà 3, 4 và chuẩn bị bài “ Bảo vệ hòa bình ”
Ngµy so¹n : 
Ngµy d¹y : 
TiÕt : 4 TKB
 Tiết 4 ppct	Bài 4 BẢO VỆ HÒA BÌNH
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: HS hiểu:
 - Thế nào là hòa bình, thế nào là bảo vệ hòa bình.
 - Vì sao phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
 - Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh đang diễ ra ở Việt Nam và trên thế giới
 - Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày.
 2. Kĩ năng: 
 -Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do nhà trương hoặc địa phương tổ chức.
 3. Thái độ: - Biết yêu hòa bình ghét chiến tranh phi nghĩa.
B. phương pháp
 - Thảo luận nhóm. - Hoạt động cá nhân.
 - Giảng giải. - Xây dựng đề án. 
C. Tài liệu phương tiện - SGK, SGV GDCD 9.
 - Tranh ảnh, bài báo, tư liệu về chiến tranh và các hoạt động bảo 
 vệ hòa bình.
D. Các hoạt động dạy học 
 1 Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: - Dân chủ là gì? Nêu ví dụ.
 - Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ.
 - Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV yêu cầu cả lớp hát bài: “ Trái đất này là của chúng mình ”. yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài hát để dẫn dắt vào bài mới.
 Hoạt động 1 
 Phân tích thông tin, tình huống
-GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và quan sát ảnh để thảo luận trả lời câu hỏi
-GV chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi )
1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh và đọc các thông tin trên?
2. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?
3. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình?
- HS các nhóm thảo luận và trình bày.
- GV nhận xét và kluận: HB đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại HB, gây CT tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ HB chống CT là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.
Hoạt động 2
Hướng dẫn phân tích làm rõ nội dung
1. Nêu sự đối lập giữa CT và hòa bình.
2. Hãy phân biệt giữa CT chính nghĩa và CT phi nghĩa.
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nêu kết luận: Chúng ta phải biết ủng hộ các cuộc CT chính nghĩa, lên án, phản đối các cuộc CT phi nghĩa. 
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi
1. Hòa bình là như thế nào? Thế nào là bảo vệ hòa bình?
2. V× sao ngày nay vẫn phải tiếp tục bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh?
3. Vì sao nhân dân Việt Nam lại yêu hòa bình và luôn phản đối chiến tranh?
4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh?
 Hoạt động 4
 Hướng dẫn giải bài tập
-GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3, 4 . 
- HS chuẩn bị bài và trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Đặt vấn đề
- Qua các thông tin và hình ảnh trên chung ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
- Hâu quả của chiến tranh: 
 +Cuộc CT TG lần thứ nhất đã làm 10 triệu người chết. CTTG lần thứ hai có 60 triệu người chết
 + Từ 1900-2000 CT đã làm hơn 2 triệu trẻ em chết, 6 triệu trẻ em bị thương, 20 triệu trẻ em phải bơ vơ, hơ 300000 trẻ em buộc phải đi lính ,cầm súng giết người.
- Để bảo vệ hòa bình, chống CT chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẵng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới.
- HB đem lại sự bình yên, ấm no, hạnh phúc cho con người. Còn CT đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người.
- Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành CT chống xâm lược, bảo vên độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. Còn CT phi nghĩa là CT xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố.
2. Nội dung bài học
Hoµ b×nh: - B¶o vÖ hoµ b×nh.
- HB:Kh«ng cã CT hay xung ®ét vò trang? Lµ mèi quan hÖ hiÓu biÕt, t«n träng, b×nh ®¼ng, hîp t¸c gi÷a c¸c quèc gia, d©n téc, ng­êi – ng­êi lµ kh¸t väng cña toµn nh©n lo¹i
- B¶o vÖ hoµ b×nh: Gi÷a cuéc sèng x· héi b×nh yªn; dïng ®µm ph¸n, th­¬ng l­îng ®Ó gi¶i quyÕt m©u thuÈn, xung ®ét gi÷a c¸c quèc gia, t«n gi¸o, d©n téc.
- Ngày nay trên thế giới có nhiều nơi vẫn đang xẩy rá chiến tranh, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố vẫn còn hoành hành. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm chung của mọi quốc gia, mọi dân tộc và toàn nhân loại.
- Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng HB vì chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát của các cuộc chiến tranh ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc.
- §Ó b¶o b¶o vÖ hßa b×nh chèng chiến tranh chóng ta cần phải x©y dùng mèi quan hÖ t«n träng, b×nh ®¼ng, th©n thiÖn gi÷a ng­êi ng­êi; thiÕt lËp quan hÖ hiÓu biÕt, h÷u nghÞ, hîp t¸c gi÷a c¸c quèc gia, d©n téc.
3.Bài tập 
 Bài 1: Các hành vi thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình : a, b, d, e, h, i.
 Bài 2: Tán thành ý kiến : a, c
 Bài 3: HS tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường , lớp, địa phương , nhân dân trong nước tổ chức giới thiệu cho các bạn biết 
 4. Củng cố - dặn dò: - Tổ chức cho HS vẽ cây “Hòa bình”
 - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động vì hòa bình.
 - GV nêu kết luận toàn bài.
Ngµy so¹n : 
Ngµy d¹y : 
TiÕt : 4 TKB
Tiết 5 ppct 
Bài 5 TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THỄ GIỚI.
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: HS hiểu:
 - Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
 - Biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
 2. Kĩ năng:
 - HS biết thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
 - Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
 3. Thái độ: Biết tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
B. Phương pháp
 - Thảo luận nhóm. - Giảng giải, phân tích. 
 - Điều tra thực tế. - Xây dựng đề án.
C. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Bản đồ về quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các dân tộc khác.
D. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Hãy nêu các hoạt động bảo vệ hòa bình
 chống chiến tranh mà em có thể tham gia.
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV nêu ví dụ về một hoạt động có ý nghĩa xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế gới để dẫn dắt vào bài mới.
 Hoạt động 1 
 Phân tích thông tin phần đặt vấn đề
-GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và quan sát ảnh trong SGK.
- GV nêu câu hỏi:
1. Qua các thông tin, sự kiện và hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa VN với các dân tộc khác?
2. Nêu ví dụ về mối quan hệ hữu nghị giữa VN với các dân tộc khác mà em biết.
 Hoạt động 2
 Liên hệ thực tế về tình hữu nghị ... vi phạm gì về trật tự ATGT? 
c. Theo em khi muốn vượt xe khác thì phải làm gì? 
-GV nêu tình huống 2 (Xem tài liệu nêu trên)
GV nêu câu hỏi: Theo em tình huống trên, ai đúng, ai sai?
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học 
- GV nêu câu hỏi 
* Nêu những quy định chung về TT ATGT
* Nêu những quy định cụ thể về TT ATGT
 Hoạt động 3 
 Giải các bài tập tình huống 
 - GV nêu các bài tập tình huống (Tài liệu nêu trên) 
- HS thảo luận và trình bày 
1. Thông tin, tình huống	
* HS thảo luận trả lời câu hỏi phần thông tin
- Nguyên nhân: H chở quá người quy định, vượt xe khác mà không chú ý quan sát
- H có những vi phạm: Chở 3, đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi và không có giấy phép lái xe, vượt xe không quan sát.
 - Khi muốn vượt xe khác thì phải quan sát thấy an toàn thì mới vượt và phải vượt bên trái xe đi trước. 
* HS thảo luận trả lời câu hỏi phần tình huống
- Bạn Vân nói đúng
2. Nội dung bài học
a.Những quy định chung
 - Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm biết
-Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử phạt nghiêm khắc đúng pháp luật không phân biệt đối tượng vi phạm
- Khi xẩy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường giúp đỡ người bị nạn, báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc CSGT biết
 b. Một số quy định cụ thể
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các phương tiện giao thông phải đi đúng làn đường quy định
- Khi vượt xe phải chú ý quan sát khi thấy an toàn mới được vượt . 
- Khi tránh xe phải tránh về phía bên phải.
- Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người đi bộ xuống sau để đảm bảo an toàn cho người và xe
3. Bài tập
Bài tập 1; Khi xẩy ra tai nạn giao thông em đồng ý với những việc làm a, c, đ, h, k.
Bài tập 2; Em không đồng ý vì:
Xe đạp đi sai đường, xe máy đi đúng phần đường của mình
Bài tập 3; Các bạn trong hình đã vi phạm TTANGT (đi xe đạp hàng 5)
 4. Củng cố - dặn dò :
 - GV tóm tắt nội dung chích của tiết học
 - GV nêu một số bài tập 4, 5 ( tài liệu ) HS về nhà giải . 
*****************************************************
Ngµy so¹n : 
Ngµy d¹y : 
TiÕt : 4 TKB
Tiết 16 THỰC HÀNH - NGOẠI KHOÁ: TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS nắm được một số qui định đối với người ngồi trên xe mô tô, xe máy, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ và một số qui định đối với an toàn giao thông đường sắt.
B. Lên lớp
 1. Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: - Khi phát hiện công trình GT bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thi phải làm gì?
 - Khi xẩy ra tai nạn giao thông thì phải làm gì?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV nêu lên tình hình chấp hành TTATGT đối với người điều khiển mô tô, xe máy, người xe đạp, xe thô sơ trong thời gian qua để dẫn dắt vào bài.
HĐ 1 Ttìm hiểu thông tin tình huống
-GV nêu các thông tin tình huống 1 (xem tài liệu)
- GV nêu câu hỏi:
1. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những lỗi nào về TTATGT?
2. Em của Hùng có vi phạm gì không?
- HS thảo luận trả lời
- GV nêu tình huống 2 va nêu câu hỏi:
1. Theo em, Tuấn nói có đúng không?
2. Việc lấy đá ở đường sắt gây nguy hiểm như thế nào?
- HS thảo luận trả lời
- GV cho HS quan sát ảnh và nhận xét
HĐ 2 : Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi 
1. Tất cả mọi người tham gia GT phải chấp hành qui tắc chung nào?
2. Người ngồi trên mô tô, xe máy không được có những hành vi nào?
3. Người ngồi điều khiển xe đạp phải chấp hành những qui định nào?
4. Người điều khiển xe thô sơ phải chấp
Hành những qui định nào?
HĐ 3 : Giải bài tập
- GV nêu các bài tập yêu cầu HS giải.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Thông tin, tình huống
- Hùng vi phạm: chưa đủ tuổi được điều khiển xe máy.
- Em của Hùng vi phạm: Sử dụng ô khi ngồi trên xe máy đang chạy.
- Điều Tuấn nói là sai vì làm như vậy thì đường vào trường sạch sẽ nhưng lại phá hoại công trình GT đương sắt. Việc làm đó là vi phạm pháp luật.
- Việc lấy đá ở đường săt là rất nguy hiểm vì có thể xẩy ra tai nạn khi các đoàn tàu chạy qua thì hậu quả không lường trước được.
- Tát cả những hành vi của những người trong các bức ảnh đều vi phạm TTATGT
2. Nội dung bài học
a. Những qui định chung về GT đường bộ
 Người tham gia GT phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
b. Một số qui định cụ thể
- Người ngồi trên mô tô, xe máy không được mang vác vật cồng kếnh, không bám, kéo đẩy nhau, không sử dụng ô
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một ngưới lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không được mang vác vật cồng kềnh, không bám phương tiện khác, không kéo đẩy nhau
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, đúng phần đường qui định, hàng hóa xép trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở GT.
c. Một số qui định về ATGT đường sắt
- Khi đi qua đoạn đường bộ giao cắt đường sắt phải chú ý quan sát că hai phía thấy an toàn mới vượt qua.
- Không đặt chướng ngại vật, không trồng cây, không khai thác cát sỏi ở khu vực gần đường sắt
3. Bài tập
Bài 1: Kể tên một số tuyến đường GT đường
bộ: Quốc lộ 8A, quốc lộ 1A, tỉnh lộ 15 
Bài 2: Những nơi có đèn tín hiêu hoặc có biển báo GT lại có người điều khiển GT thì chúng ta phải chấp hành hiệu của người điều khiển GT. 
 4. Củng cố - dặn dò
 - GV tóm tắt lại nội dung tiết học.
 - HS chú ý thực hiện qui định về TTATGT đã học.
Ngµy so¹n : 
Ngµy d¹y : 
TiÕt : 4 TKB
Tiết 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì đạt kết quả tốt
B. Lên lớp
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu một số qui định về TTATGT đối với người đi bộ .
 - Nêu một số qui định đối với người điều khiển xe đạp và người điều khiển xe cơ giới .
 3. Bài mới
	Tiến hành ôn tập
	GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời .
Câu 1; Thế nào là dân chủ ? thế nào là kĩ luật ? Nêu ví dụ về việc làm phát huy dân chủ và kĩ luật của HS ở trong nhà trường.
Câu 2; Tôn trọng kĩ luật có làm chúng ta mất tự do không ? Nêu ví dụ chứng minh .Để thực hiện tốt dân chủ và kĩ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?
Câu 3; Hòa bình là như thế nào? Vì sao lại phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh ? Bản thân em có thể tham gia những hoạt động nào để góp phần bảo vệ hòa bình chống chiến tranh ?
Câu 4; Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? Xây dưng tình hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc khác trên thế giới ?
Câu 5 ; Thế nào là năng động, sáng tạo ? Nêu ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập hoặc lao động.
Câu 6; Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động sáng tạo ? Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo ?
Câu 7; Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần có những yếu tố nào ?
Câu 8 ; Lí tưởng sống là gì ? Vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng ?
Câu 9; Nêu xác định đúng lí tưởng và phấn đấu suốt đời cho lí tưởng thì có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội như thế nào ? Nêu ví dụ để chứng minh .
Câu 10; Háy nêu một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng và đã phấn đấu suốt đời cho lí tưởng đó. Em học tập được ở họ đức tính gì ?
	 - HS lần lượt trả lờ các câu hỏi
 - GV giải đáp thắc mắc.
 4. Nhận xét – dặn dò
Ngµy so¹n : 
Ngµy d¹y : 
TiÕt : 4 TKB
Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học
 - Kiểm tra những kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.
 - Rèn luyện kĩ năng viết bài của học sinh
B. Lên lớp
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
Đề ra :
 Câu 1 : Thế nào là một người có tính tự chủ ? Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự như thế nào ? (2.5 đ) 
 Câu 2 : Học sinh cần làm gì để có thể phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Hiện nay có nhiều bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc như : dân ca, cải lương, tuồng, chèo Em hãy tìm nguyên nhân vấn đề trên và đề xuất các biện pháp giải quyết ? ( 2.5 đ ) 
 Câu 3 : Theo em, thế nào là một người năng động, sáng tạo ? Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh ? (2.5 đ) 
 Câu 4 : Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì ? Em hiểu thế nào khi nói : “ Sống đẹp –sống có ích” ? (2.5 đ).
C. Đáp án-Biểu điểm.
Câu 1: - Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ , tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. (1,5 đ)
 - Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng: trước hết mình phải bình tĩnh, không nóng nảy, phải ôn tồn, mềm mỏng chỉ cho người đó thấy được những điều mà người đó làm sai.
 (1 đ)
Câu 2: - Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (0,5 đ)
 - Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. (0,5 đ)
Hiện nay nhiều bạn trẻ không thích  Nguyên nhân : Các bạn ít được thưởng thức, ít hiểu biết các thể loại này, do chạy theo mốt, thích những cái mới lạ  (0,5 đ)
Biện pháp : tích cực học tập để hiểu biết các thể loại này, không chạy theo mốt, theo phong trào, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, tham gia học tập các lớp dạy các thể loại nghệ thuật (cải lương, tuồng, chèo ) do trường và địa phương tổ chức  (1 đ)
Câu 3: - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác  nhằm đạt kết quả cao. (1 đ)
- 2 biểu hiện năng động, sáng tạo trong học tập : mạnh dạn đặt câu hỏi với thầy, cô khi có điều gì chưa hiểu, sưu tầm thêm tài liệu, bài tập ngoài sách giáo khoa để học  (0,75 đ)
- 2 biểu hiện không năng động, sáng tạo trong học tập: học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt), chỉ biết làm theo thầy, mà không tự tìm cách giải khác  (0,75 đ)
Câu 4: - Lí tưởng của thanh niên ngày nay là “ xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. (1 đ)
-Sống đẹp là sống có lí tưởng, có hoài bão và có ước mơ, có tấm lòng nhân ái  (0,75 đ)
- Sống có ích là sống vì mọi người, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết phân biệt đúng, sai, phải trái, biết chấp hành pháp luật, nội quy nhà trường và trật tự xã hội  (0,75 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd lop9.doc