Mục tiêu bài học :
1- Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là tự chủ
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ
2 - Kĩ năng :
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt
Ngày soạn: 18/8/2011 Ngày dạy : 25/8/2012 Tiết 2: Bài 2 : Tự chủ I - Mục tiêu bài học : 1- Kiến thức : - Hiểu được thế nào là tự chủ - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ 2 - Kĩ năng : - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt 3- Thái độ : - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ II -Tài liệu - phương tiện : * GV : SGK , SGV , sách bài tập GDCD 9 - Câu chuyện , gương về đức tính tự chủ - Bảng phụ. - Ca dao, tục ngữ nói về tự chủ. * HS : soạn bài theo yêu cầu của tiết trước. III - Các hoạt động chủ yếu: 1 - Kiểm tra bài cũ: ? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội - Việc làm nào sau đây thể hiện chí công vô tư? A- Bỏ qua khuyết điểm cho bạn. B- Mai không tham gia đội văn nghệ của lớp vì sợ mất thời gian. C- Lan chơi rất thân với Hiền nhưng khi Hiền mắc khuyết điểm Lan phê bình ngay. D-Lan luôn bầu Minh là cháu ngoan Bác Hồ vì Minh là bạn thân của Lan 2 - Giới thiệu bài: GV giới thiệu tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký , là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận , làm chủ bản thân , làm chủ cuộc đời , xác định được vị trí , vai trò của mình trong xã hội. Từ dó GV dẫn dắt vào bài. 3 - Bài mới: Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề. * Mục tiêu 1: HS bước đầu biết được một vài biểu hiện của tự chủ * Phương pháp: Thảo luận nhóm - GV gọi HS đọc 2 câu chuyện trong SGK. - GV tổ chức cho HS thảo luận. - GV chia lớp làm 3 nhóm - Giao câu hỏi cho từng nhóm: - Nhóm 1 : + Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào? + Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình? +Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì ? - Nhóm 2: + Trước đây N là HS có những ưu điểm gì ? + Những hành vi sai trái của N sau này là gì ? + Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy? - Nhóm 3: + Nếu em có người bạn như N thì em sẽ xử lí như nào ? H: Cách ứng xử của bà Tâm và N có gì khác nhau? H: Thế nào là người có tính tự chủ? Vì sao con người phải có tính tự chủ? + Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N em rút ra bài học gì ? - GV nhận xét phần trả lời của từng nhóm. - GV kết luận : Nhà trường và xã hội đang đứng trước những thách thức lớn , đó là mặt trái của cơ chế thị trường , lối sống thực dụng , ích kỉ , sa đoạ của một số thanh niên mà nguyên nhân sâu xa là không biết làm chủ bản thân. - Gv chuyển ý : Vậy tự chủ là gì? Thế nào là người có tính tự chủ? Biểu hiện cụ thể ntn? Vì sao phải có tính tự chủ. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. *Mục tiêu2: HS rút ra được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện của phẩm chất. *Phương pháp: Hỏi và trả lời; động não; thảo luận nhóm. ? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì. ? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì. - GV gọi HS đọc khái niệm trong SGK. - GV : Tổ chức trò chơi xử lý tình huống. 1- Em sẽ xử lý như thế nào khi gặp các tình huống sau : A- Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra. B - Bị bạn bè nghi oan C - Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em 2 - Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ: A - Tính bộc phát trong giải quyết công việc. B -Thiếu cân nhắc , chín chắn. C - Nổi nóng khi gặp phải những việc không vừa ý D - Sa ngã , bị cám dỗ , bị lợi dụng. ? Hãy cho biết những biểu hiện của đức tính tự chủ. ? Vậy trái với tự chủ là gì ? Lấy VD về những việc làm thể hiện tính tự chủ hoặc chưa tự chủ của bản thân hoặc người xung quanh. ? Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì. ? Ngày nay trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không ? Vì sao? Lấy VD minh hoạ. - GV lấy VD minh hoạ , nhận xét và kết luận. ? Theo em cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào. - GV cho HS liên hệ thực tế rèn luyện tính tự chủ. 1- Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng , bạn sẽ xử sự như thế nào.? 2- Khi có người rủ bạn làm điều sai trái bạn sẽ làm gì ? 3- Em làm thủ công rất đẹp được điểm cao nhưng cô giáo cho rằng em nhờ bố mẹ làm hộ 4- Nhiều bài tập khó , em giải mãi không ra kết quả. - GV yêu cầu HS giải thích câu ca dao trong SGK. * Hoạt động 3 : HDHS luyện tập * Mục tiêu 3: HS biết vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập. * Phương pháp: Động não; sắm vai - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1, giải thích vì sao ? ? Hãy kể một câu chuyện về một người biết tự chủ. - GV nhận xét, bổ sung ? Em có nhận xét gì về việc làm của Hằng , em sẽ khuyên Hằng như thế nào. - Gv : Tổ chức cho HS đóng vai: Tình huống : Hai bạn HS đi xe đạp ngược chiều va vào nhau , một bạn xe bị hỏng và người bị xây xát. - GV có thể gợi ý về diễn xuất - GV nhận xét , đánh giá. Hoạt động của trò - HS đọc. - HS thảo luận theo yêu cầu. - Con trai bà Tâm bị nghiện ma tuý , nhiễm HIV/AIDS nhưng bà vẫn chăm sóc vận động , giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/ AIDS. - Làm chủ tình cảm hành vi của mình. - Trước đây N là HS ngoan, học khá. - Bỏ học, trộm cắp, nghiện ma tuý.. - Không làm chủ tình cảm , hành vi. - HS nêu cách xử lí phù hợp + Bà Tâm làm chủ được tình cảm của mình còn N không làm chủ được hành vi của bản thân + Là người biết làm chủ bản thân làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình.Con người phải có tính tự chủ vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách nếu ta không làm chủ được mình thì sẽ vấp ngã. - HS rút ra bài học - HS nghe giảng - HS trả lời - HS tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. - HS đọc. - HS xử lý tình huống. - HS trả lời. (A, B, C, D) - HS tìm các biểu hiện. - Sa ngã, nóng nảy, vội vàng, tự ti - Nổi nóng, to tiếng khi tranh luận. - Không vững vàng trước cám dỗ. - Có những hành vi tự phát. - chán nản, hoang mang trước khó khăn - HS lấy VD:hoàn thành nhiệm vụ được giao; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng( chia bè phái, mất đoàn kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào tệ nạn Xh - HS trả lời - HS bày tỏ quan điểm cá nhân. - HS nêu ra các phương pháp rèn luyện. - HS tự do trình bày quan điểm của mình: - Tập suy nghĩ trước khi hành động. - sau mỗi việc làm xem xét lời nói, thái độ, hành động của mình để rút kinh nghiệm. - HS thảo luận nhóm. - Nêu ý kiến. - HS giải thích ( trong mọi hoàn cảnh, tình huống con người phải biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm) - HS làm bài - HS giải thích. - HS kể chuyện. - HS trình bày ý kiến cá nhân. - HS đóng vai. Nội dung cần đạt I - Đặt vấn đề 1- Một người mẹ - Làm chủ tình cảm hành vi của mình. 2 - Chuyện của N: - Không làm chủ tình cảm , hành vi. - Kết luận :+ Bà Tâm là người tự chủ vượt qua khó khăn không bị chán nản + N không có tính tự chủ , thiếu tự tin , không có bản lĩnh II - Nội dung bài học 1- Khái niệm : - Tự chủ : Làm chủ bản thân. - Người biết tự chủ : + Làm chủ suy nghĩ , tình cảm + Thái độ bình tĩnh tự tin + Điều chỉnh hành vi 2 - Biểu hiện: - Bình tĩnh, tự tin - Biết tự kiềm chế cảm xúc - Không nóng nảy khi tranh luận. - Ôn hòa, mềm mỏng trong giao tiếp - không bị ngả nghiêng trước áp lực tiêu cực - Biết tự ra quyết định cho mình 3- ý nghĩa : - Đức tính quý giá - Làm con người sống đúng đắn , cư xử có đạo đức , có văn hoá. - Vượt qua khó khăn , thử thách , cám dỗ, không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực 4- Cách rèn luyện: - Suy nghĩ trước khi nói và hành động - Xem xét lại thái độ , hành vi của mình - Rút kinh nghiệm và sửa chữa. III - Bài tập : 1 - Bài tập 1: - Đồng ý với ý kiến a, b, d, e.Vì đó là những biểu hiện của tính tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn. - Không đồng ý với ý kiến: đ,c vì người có tính tự chủ phải biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, không hành động theo ý thích cá nhân 2- Bài tập 2: 3- Bài tập 3: - Hằng là người thiếu tự chủ, không làm chủ sở thích. 4-Củng cố: ( GV treo bảng phụ) Các hành vi dưới đây là tự chủ hay thiếu tự chủ? ( Đánh dấu x vào ô tương ứng) Hành vi Tự chủ Thiếu tự chủ 1, Khi kiểm tra gặp bài khó là Tâm lại mất bình tĩnh, không tập trung để làm bài được 2,Bị bạn trêu trọc, Lâm thường phản ứng lại ngay như văng tục hoặc thậm chí đánh bạn 3, Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn, bất ngờ 4, Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi là Yên đi ngay 5, Lan là người nóng tính, hay phản ứng với bạn bè nhưng đã cố gắng sửa chữa để bớt nóng nẩy 5- Hướng dẫn học ở nhà. - HS học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 4 sgk trang 8 và làm các bài tập còn lại trong VBT - Chuẩn bị bài : Dân chủ và kỉ luật. + Đọc các câu chuyện, tình huống + Trả lời câu hỏi gợi ý. + Tìm các sự kiện, tình huống về dân chủ và kỉ luật. + Tranh ảnh về dân chủ, kỉ luật. Ngày soạn: 1/9/2011 Ngày dạy : 8/9/2011 Tiết 3 - Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật. I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật 2- Về kĩ năng - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể 3- Về thái độ - Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể. II- Tài liệu- phương tiện GV: SGK, SGV, sách bài tập GDCD 9; - Sự kiện, tình huống thể hiện dân chủ , kỉ luật và không dân chủ, kỉ luật; - Tranh ảnh thể hiện dân chủ, kỉ luật và vi phạm dân chủ, kỉ luật. HS : Soạn bài theo yêu cầu tiết trước. III- Các hoạt động chủ yếu: 1- Kiểm tra bài cũ - Nêu khái niệm và ý nghĩa của tự chủ? - Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ: A- Thiếu cân nhắc, chín chắn. B- Nổi nóng, cãi vã khi gặp những việc không vừa ý. C- Làm việc một cách chắc chắn không hoang mang. D- Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng. 2- Giới thiệu bài Vì sao ta phải nghiên cứu, phải học bài “Dân chủ và kỉ luật” ? Những phẩm chất này có ý nghĩa như thế nào trong sự nghiệp phát triển con người và xã hội, ta tìm hiểu bài hôm nay. 3- Bài mới: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề. * Mục tiêu 1: HS thấy được một vài biểu hiện của tính dân chủ, thiếu dân dân, biện pháp dân chủ và kỉ luật. * Phương pháp: Giải quyết vấn đề - Yêu cầu HS đọc 2 câu chuyện trong SGK. ? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên. - GV chia bảng làm 2 phần. - Sau khi HS điền, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. Có dân chủ Thiếu dân chủ - Các bạn sôi nổi thảo luận. - Đề xuất chi tiêu cụ thể. -Thảo luận biện pháp thực hiện vấn đề chung. - Tự nguyện tham gia hoạt động tập thể - Thành lập đội cờ đỏ - Công nhân không được bàn bạc, góp ý. - Sức khoẻ công nhân giảm sút. - Kiến nghị nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu của công nhân . ? Nêu việc làm thể hiện tính kỉ luật của lớp 9A ? Nhờ có sự phát huy tính dân chủ và kỉ luật nên lớp 9A đã đạt được kết quả gì ? Nêu việc làm thiếu dân chủ của ông giám đốc. ? Việc làm của ông giám đốc có tác hại gì ? Vì sao? ? Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào. ? Từ các nhận xét t ... luận . - Cả lớp góp ý kiến. - HS liên hệ - HS nêu: + XD nội quy trường , lớp; bầu cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội, góp ý kiến để XD một tập thể lớp vững mạnh + Tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật; tôn trọng nội quy; điều lệ Đoàn, Đội; các quy định chung của địa phương. - Hs nghe giảng - HS đọc - HS suy nghĩ, làm bài. - HS đọc bài. - HS liên hệ bản thân - HS đọc , suy nghĩ và làm bài - HS chứng minh dựa vào ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật. - HS làm bài. I- Đặt vấn đề. 1- Chuyện của lớp 9A. 2- Chuyện ở một công sở. - Phát huy tính dân chủ, kỉ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9A , phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây nên hậu quả xấu cho công ty. II- Nội dung bài học. 1- Thế nào là dân chủ, kỉ luật. A- Dân chủ: - Mọi người làm chủ công việc. - Được biết, được cùng tham gia. - Góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát. B- Kỉ luật: - Tuân theo quy định của cộng đồng. - Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao. * Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là mqh hai chiều: Kỉ luật là điều kiện để cho dân chủ được thực hiện; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật 2- ý nghĩa: - Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong tập thể - Tạo điều kiện để xây dựng mqh xh tốt đẹp - Nâng cao chất lượng, hiệu quả. 3- Cách rèn luyện: - Tự giác chấp hành kỉ luật. - HS cần tham gia dân chủ và có ý thức kỉ luật của một CD III- Bài tập. 1- Bài tập 1: - Việc làm thể hiện tính dân chủ: a, c, d. - Thiếu dân chủ:b - Thiếu kỉ luật: d. 2- Bài tập 2: 3- Bài tập 3: - Khái niệm - Mối quan hệ - ý nghĩa - VD minh hoạ. 4- Bài tập 4 4- Củng cố:- GV yêu cầu HS làm bài tập sau (GV treo bảng phụ) A- Hành vi nào sau đây có tính dân chủ: 1- Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp. 2- Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu Quốc hội . 3- Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương. 4- Cả 3 ý kiến trên. B- Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật: 1- Đất có lề, quê có thói. 2- Nước có vua, chùa có bụt. 3- Cây ngay không sợ chết đứng. - GV nhận xét, kết luận toàn bài ( Đáp án: 4A; 1,2B) 5- Hướng dẫn học ở nhà - HS học thuộc nội dung bài học +Làm bài tập 4 sgk trang 11 + BT còn lại trong vở bài tập. - Chuẩn bị bài 4: Bảo vệ hoà bình: + Đọc và tìm hiểu đặt vấn đề. + Sưu tầm tranh ảnh, bài hát về chiến tranh và hoà bình. + Các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình. I- Mục tiêu bài học. 1- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình - Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới - Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày 2- Kĩ năng: -Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức 3- Thái độ: - Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa II- Tài liệu- phương tiện. - GV : SGK, SGV, Sách bài tập giáo dục công dân 9 ; - Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình ; - VD về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. - HS : chuẩn bị bài theo yêu cầu tiết trước. III- Các hoạt động chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ. ? Những câu tục ngữ sau câu nào nói về kỉ luật: A- Ao có bờ, sông có bến.. B- Tiên học lễ, hậu học văn. C- Nước có vua, chùa có bụt. D- Đất có lề, quê có thói. ( Đáp án: A, C, D). 2- Giới thiệu bài - Gv giới thiệu ảnh( SGK/13) bom Mĩ huỷ diệt bệnh viện Bạch Mai. - HS nhận xét bức ảnh. - GV dẫn dắt các em vào bài mới. 3- Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng * Hoạt động 1:Tìm hiểu phần đặt vấn đề. * Mục tiêu 1: HS thấy được sự tàn khốc của chiến tranh. * Phương pháp: Giải quyết vấn đề; đàm thoại - Yêu cầu HS đọc thông tin. .- Cho HS quan sát 2 bức ảnh trong SGK. ? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh. ? Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho con người. ? Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho trẻ em. ? Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình. ? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình. ? Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam ? Em rút ra được bài học gì sau khi thảo luận về các thông tin và ảnh. - GV kết luận, chuyển ý: Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại.Đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh.HS chúng ta phải hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh như thế nào, thế nào là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích làm rõ sự khác nhau giữa hòa bình và chiến tranh * Mục tiêu 2: HS thấy được sự đối lập giữa chiến tranh và hòa bình; sự khác nhau giữa chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa * Phương pháp:Thảo luận nhóm ; đàm thoại ? Nêu sự đối lập giữa hoà bình với chiến tranh. ? Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. - HS đọc. - HS quan sát. - Sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hoà bình, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình - Hậu quả:+ Gây ra cái chết cho nhiều người + 2 triệu trẻ em bị chết, 6 triệu trẻ em bị tàn phế - Vì chiến tranh gây nhiều hậu quả đau thương cho con người - Tích cực tham gia đấu tranh vì hoà bình trên TG, xây dựng quan hệ bình đẳng giữa con người với con người, giữa các dân tộc - Đây là cuộc chiến tranh tàn khốc gây ra bao đau thương cho nhân dân Việt Nam - Chiến tranh là thảm hoạ của nhân loại. Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia - HS nghe giảng. - HS trao đổi, thảo luận, nêu ý kiến. I- Đặt vấn đề. 1- Thông tin. - Sự tàn khốc của chiến tranh và hậu quả của chiến tranh. 2- Nhận xét: - Chiến tranh là thảm hoạ của loài người, hoà bình là khát vọng, hạnh phúc. - GV nhận xét, bổ sung theo bảng( GV ghi ra bảng phụ cho HS quan sát.) Hoà bình. Chiến tranh. - Đem lại cuộc sống bình yên, tự do. - Nhân dân được no ấm, hạnh phúc. - Là khát vọng của loài người. - Gây đau thương chết chóc. - Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. - Thành phố , làng mạc bị phá huỷ. - Là thảm hoạ của loài người. Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa. - Tiến hành đấu tranh chống xâm lược. - Bảo vệ độc lập tự do. - Bảo vệ hoà bình. - Gây chiến tranh, giết người cướp của. - Xâm lược đất nước khác. - Phá hoại hoà bình. ? Vậy theo em cách bảo vệ hoà bình vững chắc là gì. - GV nhận xét, bổ sung: + Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác các quốc gia. + Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập- tự do. - GV kết luận và chuyển ý. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. * Mục tiêu 3: HS thấy được các biểu hiện của hòa bình; ý nghĩa và trách nhiệm. * Phương pháp: Đàm thoại ? Em hiểu thế nào là hoà bình. - Gọi HS đọc khái niệm trong SGK. ? Thế nào là bảo vệ hoà bình. ? Hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu hoà bình. ? Em cần làm gì để thể hiện lòng yêu hoà bình. ? Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình ? Nêu ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. GV: gợi ý hs nêu như h/đ hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, h/đ gìn giữ hòa bình ở Trung Đông. ? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình. ? Nêu một vài biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. GV: Nhà nước dùng tiền thuế để chi cho an ninh, quốc phòng, góp phần bảo vệ hoà bình của đất nước và thế giới. ? Vậy trách nhiệm của CD là gì ? Nêu một vài hoạt động bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh mà em và các bạn có thể tham gia ở trường, địa phương ? Sau bài học hôm nay em cần có thái độ như thế nào đối với hòa bình và chiến tranh phi nghĩa - GV bổ sung, đưa ra kết luận. - GV gọi HS đọc tư liệu tham khảo SGK. * Hoạt động 4: Luyện tập * Mục tiêu 4: HS vận dụng vào giải quyết bài tập. * Phương pháp: Động não; giải quyết vấn đề - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. ? Hãy cho biết, hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình. - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2. - GV yêu cầu các nhóm vẽ cây hoà bình: Trước hết vẽ một cây với các bộ phận: rễ , thân, cành , lá, hoa.Trên thân cây điền chữ hoà bình. - Sau đó, ghi những điều tốt đẹp mà hoà bình đem lại lên các hoa và lá cây. - Rễ cây ghi hoạt động bảo vệ hoà bình hoặc một hành vi bảo vệ hoà bình. - GV nhận xét, kết luận toàn bài. - Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác các quốc gia. - HS tự do bộc lộ ý kiến. - HS đọc. - HS trả lời. - HS nêu. - HS liên hệ. - HS lần lượt nêu ý kiến. - HS nêu. - HS bày tỏ ý kiến. - Lớp nhận xét. - Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác; sống hòa đồng, không kì thị, phân biệt , đối xử, tôn trong các dân tộc và nền văn hóa khác.. - HS nghe giảng. - Đóng thuế đầy đủ.. - HS nêu: Viết thư UPU ; quyên góp, ủng hộ vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh, tham gia vẽ tranh, hát.. - Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa: biểu diễn nghệ thuật vì hòa bình, mít tinh tuần hoàn ủng hộ hòa bình.. - HS đọc. - HS đọc. - HS làm bài. - HS suy nghĩ, trả lời. - Nhóm vẽ. - Trưng bày trước lớp II- Nội dung bài học. 1- Hoà bình: - Không có chiến tranh. - Là mối quan hệ tôn ttọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia. - Khát vọng của nhân loại. * Bảo vệ hòa bình - Giữ gìn cuộc sống bình yên. - Dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. - Không để xảy ra chiến tranh, xung đột. 2- Giá trị của hoà bình. - Đem lại cuộc sống yên ấm cho người dân. - Chiến tranh mang lại đau thương, bệnh tật, thất học - Tránh tổn thất về vật chất và tinh thần. - Nguy cơ chiến tranh, xung đột vũ trang đang diễn ra. 3- Trách nhiệm bảo vệ hoà bình của mỗi công dân. - Xây dựng mối quan hệ bình dẳng, tốt đẹp giữa con người- con người. III- Bài tập: 1- Bài tập 1: - Biểu hiện của lòng yêu hoà bình: a, b, d, e, h, i. 2- Bài tập 2: - Tán thành ý kiến a, c. 3- Bài tập 4: - Vẽ cây hoà bình. 4- Củng cố: Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? a. Những nước lớn b. Những nước đã từng bị chiến tranh xâm lược. c. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh d. Toàn nhân loại. Câu 2: Điền những từ phù hợp vào chỗ trống để làm rõ thế nào là bảo vệ hòa bình: Bảo vệ hòa bình là......cuộc sống XH bình yên; dùng...., đàm phấn để giải quyết mọi mâu thuẫn; không để xảy ra........hay xung đột vũ trang. 5- Hướng dẫn học ở nhà .- HS học thuộc nội dung bài học, nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài; - Làm bài tập 3, và phần còn lại của bài tập 4 sgk trang 16. - Làm các bài tập còn lại trong vở bài tập - Soạn bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; + Đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề, trả lời câu hỏi gợi ý; + Sưu tầm tranh ảnh, bài báo liên quan đến bài học; về tình đoàn kết bảo vệ hòa bình của các dân tộc trên thế giới.
Tài liệu đính kèm: