Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Hàm Nghi

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Hàm Nghi

Kiến thức:

-HS hiểu được thế nào là chí công vô tư (CCVT), những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải rèn luyện phẩm chất CCVT.

2. Kĩ năng:

-HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT.

 

doc 80 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:20/08/2011
Tiết 1 Ngày dạy :22/08/2011
 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I / Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức: 
-HS hiểu được thế nào là chí công vô tư (CCVT), những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải rèn luyện phẩm chất CCVT.
2. Kĩ năng: 
-HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT. 
3. Thái độ: 
- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi thiếu CCVT.
II/ Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : 
	Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề.
III/ Phương pháp kích thích dạy học có thể sử dụng : 
 - Kể chuyện.
	- Phân tích, giảng giải
	- Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề.	
- Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút
IV/Phương tiện dạy học : 
	- SGK, SGV GDCD 9.
	- Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT.
	- Bài tập tình huống.
V/ Tiến trình dạy học : 
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT để dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích truyện đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc 2 câu chuyện trong sách giáo khoa.
Giáo viên chia HS thảo luận theo 3 nhóm 
Nhóm 1 : 
1, Nhận xét của Em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ?
2, Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ?
3, Việc làm của Tô Hiến Thành thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 2 : 
1, Mong muốn của Bác Hồ là gì ?
2, Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi là gì ?
3, Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ như thế nào ? 
Nhóm 3 : 
1, Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ?
2, Qua 2 câu chuyện trên Em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Giáo viên cho các nhóm trình bày
Giáo viên nhận xét và kết luận :
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ đều biểu hiện phẩm chất Chí công vô tư. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song phẩm chất đó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán, lên án những việc làm thiếu chí công vô tư .
HS đọc
HS thảo luận theo nhóm được phân công trong thời gian 3 phút.
Nhóm 1 trả lời :
1, - Khi Tô Hiến Thành bị ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mãi chống giặc nơi biên cương.
2, Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của Đất nước .
3, Việc làm của ông xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
Nhóm 2 trả lời : 
1 - Mong muốn của Bác Hồ là Tổ Quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
2- Làm cho ích quốc, lợi dân
3- Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi, thân thiết.
Nhóm 3 trả lời :
1- Đều là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất Chí công vô tư.
2 - Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương của Tô Hiến Thành và Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
- HS trình bày ý kiến của nhóm
- HS nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2 : Nội dung bài học ( giúp học sinh liên hệ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Qua phần thảo luận ở trên, chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩ của phẩm chất này trong cuộc sống.
GV cho HS làm bài tập nhanh ( Sử dụng bảng phụ )
Câu 1 : Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ?
GV nhận xét, nêu đáp án đúng và giải thích tại sao ?
Đáp án đúng : 1, 2, 4
Câu 2 : Thế nào là chí công vô tư ?
GV nhận xét, kết luận
? Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư 
? Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?
HS nghe
HS thực hiện 
1, Làm việc vì lợi ích chung
2, Giải quyết công việc công bằng
3, Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình
4, Không thiên vị
5, Dùng tiền bạc, của cải của nhà nước cho việc cá nhân.
HS trả lời cá nhân
HS ghi bài vào vở : 
II/ Nội dung bài học : 
1/ Thế nào là chí công vô tư ?
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2/ Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư : 
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
- Góp phần làm cho Đất nước thêm giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
3/ Rèn luyện :
- Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư .
- Phê phán hành động trái với chí công vô tư.
Hoạt động 3 : Bài Tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn HS làm bài tập
GV nhận xét, kết luận
Bài tập 2 : Tán thành d, đ
Không tán thành : a, b, c
HS làm bài tập 2,3 trang 5, 6
HS làm bài tập
HS nhận xét, bổ sung
HS sửa bài tập
VI / Vận dụng : 
 - GV yêu cầu HS trình bày lại những kiến thức đã học
VII / Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài và làm bài tập
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau
Tuần 2 Ngày soạn:27/08/2011
Tiết 2 Ngày dạy :29/08/2011
Bài 2: TỰ CHỦ
I/Mục tiêu bài học : 
Kiến thức: HS hiểu: 
 - Thế nào là tự chủ, Biểu hiện của tính tự chủ.
 - Ý nghĩa của tính tự chủ và sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ.
 - Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác.
 - Biết cách rèn luyện tính tự chủ.
 3. Thái độ:
 - Tôn trọng những người biết sống tự chủ .
 - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục :
	Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định , kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
III/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực :
	- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, động não, khăn trải bàn.
IV/ Phương tiện dạy học :
- Đàm thoại, kể chuyện, thuyết trình.
- Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
- SGK, SGV GDCD 9.
- Mẫu chuyện, ví dụ thực tế.
V/ Tiến trình dạy học :
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là Chí công vô tư ? Nêu VD về những việc làm chí công vô tư trong thực tế cuộc sống ? HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: GV giới thiệu về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí để dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: Thảo luận phân tích thông tin trong mục đặt vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyên (SGK)
- GV nêu câu hỏi thảo luận : 
NHÓM 1 : 
1. Nỗi bất hạnh nào đến với gia đình bà Tâm ?
2. Bà Tâm có thái độ như thế nào khi biết con mình bị nhiểm HIV/AIDS?
3. Việc làm của bà Tâm thể hiện điều gì ?
NHÓM 2 : 
1. Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì ?
2. N từ một HS ngoan đã trở thành người nghiện ngập, trộm cắp như thế nào ? Vì sao?
3. Tại sao N lại có một kết cục như vậy ?
NHÓM 3 : 
1. Cách cư xử của bà Tâm và N khác nhau như thế nào?
2. Theo em ntn là một người có tính tự chủ?
3. Vì sao con người lại cần có tính tự chủ?
- HS thảo luậ nhóm và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
Tìm hiểu những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ : 
 - GV gọi 2 HS lên bảng ghi ý kiến: Tự chủ và thiếu tự chủ.
- HS nhân xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ bản thân .
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1 trả lời :
1- Con trai bà nghiện Matuý, bị nhiễm HIV / AIDS.
2- Khi biết con mình bi nhiểm HIV/AIDS Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và động viên những gia đình có người bị nhiểm HIV khác không xa lánh, hắt hủi người bị nhiểm HIV.
3- Bà là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
Nhóm 2 trả lời :
1- HS ngoan và học khá
2 - N được bố mẹ nuông chiều , bạn bè xấu rủ rê, hút thuốc, uống rượu bia, trốn học, đua xe, thi trượt tốt nghiệp lớp 9, buồn phiền, nghiện hút và trộm cắp.
3 – N không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
1 - Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ.
N không làm chủ được bản thân trước cám dỗ.
2- Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh. 
- Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng.
* Biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ : 
- Tự chủ: Bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, luôn tự tin, không bị người khác lôi kéo
- Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động nóng nảy, không vững vàng trước cám dỗ 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu nội dung bài học 
- GV nêu câu hỏi:
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì ?
? Làm chủ bản thân là làm chủ trong những lĩnh vực nào ?
? Thế nào là tự chủ?
? Biểu hiện của đức tính tự chủ như thế nào ?
? Tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
? Ngày nay trong thời kỳ kinh tế thị trường tính tự chủ còn quan trọng không ? Vì sao ?
?. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
- HS trả lời
-GV tóm tắt theo nội dung bài học.
II. Nội dung bài học
- Tự chủ
- Suy nghĩ, tình cảm, hành vi, trong mọi hoàn cảnh.
1. Tự chủ : Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
2.Ý nghĩa : 
- Tự chủ là một đức tính quý giá.
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, cám dỗ.
HS trả lời cá nhân
3. Rèn luyện : 
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình là đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sữa chữa.
c/ Luyện tập / Thực hành
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu HS giải bài tập 1, 2.
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
HS liên hệ thực tế để kể một câu chuyện về một người có tính tự chủ.
3. Bài tập
 Bài 1: Em đồng ý với ý kiến: a, b, d, e 
 Bài 2: Câu ca dao có ý muốn nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn cản cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.
d/ Vận dụng: 
 - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ
 - GV nêu kết luận toàn bài. 
4/Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: 3, 4
================================================================
Tuần 3 Ngày soạn:0 ... ập tình huống và phiếu học tập cho học sinh
-Học sinh làm bài vào phiếu học tập
-Giáo viên gọi một số em lên làm bài 
-Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kì 
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết: 34
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
I/ Về kiến thức: Giúp học sinh khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 
II/ Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
III/ Về thái độ: Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Đề kiểm tra photo sẵn
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
III. GV phát đề cho HS: 
Đề kiểm tra
A/ Ma trận : 
Các chủ đề / nội dung
Các mức độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Câu 2: 0,5đ.
2/ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Câu 1: 0,5đ.
Câu 1 : 1,5đ.
3/ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Câu 2 : 0,5đ.
Câu 2 : 1đ.
Câu 5: 0,5đ.
4/ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân.
Câu 3 : 2,5đ.
Câu 4: 0,5đ.
5/ Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân.
Câu 3: 0,5đ.
6/ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
7/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Câu 4 : 1,5đ.
Câu 6 : 0,5đ.
Tổng số câu
2
3
1
2
3
Tổng số điểm
1
3,5
0,5
3,5
1,5
B/ Đề thi : ( đính kèm theo ).
KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học : 2009 – 2010.
Môn: Giáo Dục Công Dân.
Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề )
I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). (Khoanh tròn vào ý đúng). Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ.
1/ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước.
Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung.
Đóng thuế là để xây dựng trường học.
Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện.
2/ Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của nhà nước về hôn nhân?
Kết hôn không phân biệt tôn giáo.
Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng.
Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân.
Cả a,b,c. đều sai.
3/ Em tán thành những quan điểm nào sau đây?
Chỉ có cán bộ công chức NN mới có quyền tham gia quản lý NN và XH.
Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người.
Tham gia quản lý nhà nước và XH là quyền của tất cả mọi công dân Việt Nam.
Tham gia QLNN và SH là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi CD Việt Nam.
4/ Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây?
Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước.
Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức.
5/ H 15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau:
Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Xin làm hợp đồng.
Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động.
Mở của hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi của hàng.
6/ Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng:
Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội.
Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội.
Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
Câu a,b. đúng.
II/ Tự luận : ( 7 điểm ).
Câu 1 : Thuế là gì? Vì sao thuế có tác dụng ổn định thị trường? ( 1,5 đ ).
Câu 2 : Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? 
 Hợp đồng lao động là gì? ( 1,5 đ ).
Câu 3 : Trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa như thế nào? ( 2,5 đ ).
Câu 4 : Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ( 1,5 đ ).
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ.
Câu 1 : - b. Câu 2 : - b. Câu 3 : - d. Câu 4 : - b. Câu 5 : - b. Câu 6 : - c.
II/ Tự luận : ( 7 điểm ).
Câu 1 : (1,5 đ).
-Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung (như an ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống... (1đ). 
-Thuế bao gồm có một hệ thống thuế, áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau. (0,5đ).
-Mỗi loại thuế có nhiều mức thuế xuất khác nhau, có tác dụng khuyến khích, ưu tiên phát triển hoặc hạn chế những mặt hàng, những ngành nghề trong nền kinh tế. (0,5đ). 
Câu 2 : ( 1,5 đ ).
-Quyền lao động của công dân là : Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chon nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đính. (0,25đ).
-Nghĩa vụ lao động của công dân là : Mọi người phải lao động, có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triến đất nước. (0,25đ).
-Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sứ dụng lao động, về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng.(1đ)
Câu 3 : ( 2,5 đ ).
-Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. (0,5đ)
-Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. (0,5đ).
-Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật (0,5đ).
-Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân (0,5đ)
-Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ VPPL trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (0,5đ). 
Câu 4 : ( 1,5 đ ).
-Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích đó. (1đ).
-Tuân theo PL là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. (0,5đ) 
IV. Củng cố: Nhắc nhở h/s .
V. Dặn dò:
 - Chuẩn bị cho tiết sau ngoại khóa .
 - Tìm hiểu các tác hại của tệ nạn xã hội.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết: 35
 thùc hµnh ngo¹i khãa vÒ nh÷ng vÊn ®Ò cña ®Þa ph­¬ng
 TÊm g­¬ng ng­êi tèt, viÖc tèt
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
I/ Về kiến thức: Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội.
II/ Về kỹ năng: Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội.
III/ Về thái độ: Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
I/ Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu soạn bài.
- Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt.
II/ Học sinh: Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Tiết học hôm nay chúng cùng tìm hiểu
2)Triển khai các hoạt động:
a. hoạt động 1: Nếp sống văn hoá ở điạ phương
Hoạt động của thầy và trò
Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế).
Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết?
Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, như còn mắc phải các tệ nạn xã hội
Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết?
Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?).
Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn?
Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh
*/ Thảo luận:
Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá?
 Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì?
Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân
Nội dung kiến thức
1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: (10’)
- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.
- Cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.
- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.
- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: (11’)
- Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp.
- Do lười lao động, ham chơi, đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
-> Thanh thiếu niên.
3- Việc làm của địa phương: (8’)
- Giáo dục, nhắc nhở, phê bình.
- Phạt hành chính.
- Tạo công ăn, việc làm.
- Đưa đi cải tạo.
- Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên.
4- Liên hệ thực tế: (10’)
- Chăm chỉ học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
- Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo.
- Đoàn lết với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
-> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên những người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
IV. Củng cố: 
? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì?
? Các tệ nạn xã hội ở Quảng trị ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao?
V. Dặn dò: Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD LOP 9 CO KNS 20112012.doc