Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo

Kiến thức: - Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. ( Nêu được ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và nghiên cứu kgoa học.

 - Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. ( Ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội ).

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2010.
Ngày dạy : 12/11/2010.
TIẾT 10:	BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. ( Nêu được ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và nghiên cứu kgoa học.
 - Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. ( Ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội ).
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
2. Kĩ Năng: - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
3.Thái độ: - Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương học tập, lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ,hành vi thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động rèn luyện.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong học tập, lao động và rèn luyện.
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng động sáng tạo.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não. Nghiên cứu trường hợp điển hình
- Thảo luận nhóm.
- Phòng tranh . Dự án.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). Đánh giá nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.Ghi tiêu đề nội dung bài học
- Mục tiêu: HS Biết được một số việc làm và biểu hiện năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Nghiên cứu trường hợp điển hình.
GV: - Gọi 2 HS đọc truyện: “ Nhà bác học Ê- đi- xơn” và “Lê Thái Hoàng, 1 HS năng động sáng tạo”.
GV?: Ê- đi- xơn đã làm gì để giải quyết khó khăn?
HS: Năng động sáng tạo.
T?: Thái Hoàng đã có cách học như thế nào?
HS: Năng động sáng tạo.
T?: Em có nhận xét gì về việc làm của 2 người trong 2 câu chuyện nói trên?
HS: năng động sáng tạo.
T?: Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê- đi- xơn và Lê Thái Hoàng?
HS: Cứu được mẹ thoát khỏi caid chết; đạt được kết quả cao trong học tập.
GV: kết luận rút ra bài học.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS nắm kiến thức cơ bản bài học.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm, động não.
T?: Qua tìm hiểu những việc làm của 2 nhân vật trên, em hãy cho biết, thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo?
T?: Nêu những biểu hiện của người có tính năng động, sáng tạo và trái lại?
( Tổ chức trò chơi tiếp sức)
Trái lại: Thụ động, máy móc, rập khuôn
( làm theo những điều đã được hướng dẫn), chỉ muốn lặp lại, bắt chước, không giám thay đổi những cái đã có sẵn; cúng nhắc, ngại thay đổi môi trường.
*GV: Năng động,. sáng tạo không có nghĩa là tuỳ tiện làm, không cần suy tính, liều lĩnh, phiêu lưu.
T?: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?
T?: Kể 1 vài tấm gương năng động sáng tạo đã đem lại kì tích vẻ vang, mang lại niềm
 vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước?
H: - H/s giỏi quốc tế: Lê Bá Khánh Trình.
- TDTT: Hồ Thị Huế ( VĐV khuyết tật)
- Lao động: ND chế tạo ra máy gặt lúa, máy hút bùn, ...
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ3: ( 6 phút) luyện tập.
- Mục tiêu: Phân biệt được biểu hiện nào là năng động sáng tạo
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập1 sgk.
HS: Làm bài tập.
HS: Trình bày kết quả bài làm, nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
1. Năng động, sáng tạo : 
a. Năng động:
Là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.
b.Sáng tạo : Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
Người năng động sáng tạo: SGK.
Năng động sáng tạo có nhiều biểu hiện khác nhau trong cuộc sống: 
+ Trong học tập:thể hiện p/pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới...
+ Trong lao động: chủ động, dám nghĩ, dám làm...
2. Ý nghĩa:
Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút ).
- Bài tập SGK.1,2,3, tr 29 - 30. 	
- Năng động sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- HS: Phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. à Trở thành người NĐST.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài cũ, làm bài tập 4, 5, 6, 7. SGK/ tr 30 -31.
- Xem phần bài học còn lại.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2010. Ngày tháng năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 10.doc