I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ
2. Kĩ năng:
- Có khả năng làm chủ bản thẩntonghọc tập, sinh hoạt.
3. Thái độ:
Ngày soạn: 20/8/2011. Ngày dạy : 08/9/2011. TIẾT 2 : BÀI 2: TỰ CHỦ. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là tự chủ. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ 2. Kĩ năng: - Có khả năng làm chủ bản thẩntonghọc tập, sinh hoạt. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ . II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng kiên định. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Động não. - Xử lí tình huống. - Thảo luận nhóm. - Khăn trải bàn. - Đóng vai. - Bày tỏ thái độ. IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). a) Thế nào là chí công vô tư, nêu 1 số biểu hiện ? b) Nêu cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ? 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới. Ở trường ta có 1 số bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không bi quan, chán nản, vẫn đến lớp, biết khắc khục khó khăn để học tập tốt- Các bạn là những người biết tự chủ. Vậy tự chủ là gì? b Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. - Mục tiêu: HS biết biểu hiện của tự chủ. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não. - Gọi 1 hs đọc truyện “ Một người mẹ”. Gv: Khi bà Tâm nhận thấy con có những dấu hiệu không bình thường( M. đã nghiện ma tuý và nhiễm HIV/AIDS) thì bà có tâm trạng như thế nào? Hs:- Bà Tâm choáng váng, đau đớn đến mất ăn mất ngủ vì thương con và đau đớn. Gv: Bà đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của cả gia đình? Hs:- Bà không khóc trước mặt con. - Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con. - Bà có giúp cho những người bị nhiễm HIV/AIDS khác và vận động gia đình những người này không nên xa lánh mà gần gũi chăm sóc họ. T?: Theo em, bà Tâm là người như thế nào?==> Bà Tâm là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm của mình. Bà có thái độ bình tĩnh. * Gọi 1 em đọc “ Truyện của N.” Gv: Tại sao N. từ 1 hs ngoan lại đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp? Hs: Vì gia đình khá giả, cha mẹ nuông chiều. - Bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc, uống rượu, đi xe máy và chơi các trò nguy hiểm dẫn đến nghiện ngập, trộm cắp Gv: Qua truyện em thấy N. là người như thế nào? Hs: Không làm chủ được bản thận, không làm chủ được những suy nghĩ, việc làm của mình; để người khác lợi dụng đi vào sa ngã. HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý . * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học. - Mục tiêu: HS nắm nội dung bài học. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm. Gv: Vậy qua 2 truyện trên ta rút ra được bài học gì? Gv: Người biết tự chủ là người như thế nào? Gv: Tìm một số biểu hiện của tính tự chủ? Gv: Tìm một số biểu hiện trái với tính tự chủ? (Cho hs tự liên hệ bản thân về những biểu hiện này.) Gv: Theo em tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người chúng ta trong cuộc sống? GV: HD HS thảo luận. HS: Trình bày các kết quả ý kiến thảo luận. HS: Các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ3: ( 6 phút) Ghi tiêu đề nội dung bài học - Mục tiêu: Rèn kĩ năng cho học sinh. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Xử lí tình huống. 1. Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào? 2. Khi có người bạn rủ rê em làm điều gì đó sai trái (VD: hút thuốc, uống rượu, trốn học) em sẽ làm gì? 3. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 4. Vì sao cần có thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác? Gv: Vậy chúng ta rèn luyện tính tự chủ như thế nào? HS: Trình bày các ý kiến. HS: Nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . *HĐ4: (6 phút)Hướng dẫn hs làm bài tập. - SGK. 1. Tự chủ. Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. * Biểu hiện: bình tĩnh, không nóng nảy, vội vàng, gặp khó khăn không sợ hãi, cử xử với người khác ôn tồn, lịch sự, mềm mỏng. * Trái với tự chủ: Không làm chủ được bản thân, thiếu tính tự chủ, thiếu cân nhắc, chính chắn; không bình tĩnh, nóng nảy, chán nản, cư xử thô lỗ với mọi người. 2. Ý nghĩa của tính tự chủ: - Giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có. - Sáng suốt chọn lựa mục đích sống của mình. - Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ nó mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tự chủ giúp ta đứng vững trước khó khăn và những thử thách, cám dỗ. 3. Cách rèn luyện: - Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động. - Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa. 4. Luyện tập: BT1: Cho 1 hs đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét. BT3: Cho 1 vài hs tranh luận, trả lời. * Giá trị sống: Trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội. Hậu quả của cơn nóng bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân ( ngạn ngữ hi lạp ) c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) - GV hệ thống lại toàn bộ nội dung. - Gọi 1 hs đọc lại phần nội dung bài học.Mở rộng và vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Làm các bài tập còn lại. ( Chú ý BT4 là bài tập tự liên hệ bản thân. Các em tự liên hệ thật kĩ từ đó rút ra và bổ sung thêm cách rèn luyện.) - Đọc tìm hiểu trước bài học Dân chủ và kỉ luật. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.
Tài liệu đính kèm: