Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Hải Thái - Tiết 29: Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Hải Thái - Tiết 29: Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Kiến thức: Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.

Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.

Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.

Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí XH phù hợp với lứa tuổi 3. Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường của lớp của cộng đồng phù hợp với khả năng.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Hải Thái - Tiết 29: Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/2011.
Ngày dạy : 01/4/2011.
TIẾT 29: Bài 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, 	 	 	QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.
Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.
Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.
Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí XH phù hợp với lứa tuổi 3. Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường của lớp của cộng đồng phù hợp với khả năng. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Trình bày 1 phút. 
- Thảo luận nhóm. Bày tỏ thái độ.
- Dự án. Hỏi chuyên gia . Đóng vai.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Trách nhiệm pháp lí là gì?. Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?.
- Hãy lấy 1 ví dụ về vi phạm PL hình sự và nêu trách nhiệm pháp lí của CD trong trường hợp đó?. 
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
Gv Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Vậy quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS biết được quyền tham gia quản lí NN.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
GV: Em hãy nêu các quyền cơ bản của công dân mà em đã được học ở lớp 6, 7, 8 và 9.
Gv: Vì sao công dân có được những quyền đó? Ngoài những quyền trên, công dân còn có quyền nào nữa?
Gv: Cho h/s đọc phần đặt vấn đề SGK trang 57.
Gv: Theo em, những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
Gv: Nhà nước ban hành những quy định trên nhằm mục đích gì?.
Gv: Vậy quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân là gì?
HS: Trình bày các ý kiến.
HS: Nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học..
- Mục tiêu: HS nhận biết một số việc tham gia quản lí NN.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: chia Hs thành 3 nhóm, thảo luận theo 3 nội dung sau:
N1: Lấy ví dụ về quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức XH ?
(Quyền bầu cử, ứng cử, ...)
N2: Lấy ví dụ về quyền tham gia bàn bạc các công việc chung.
( Góp ý XD Hiến pháp, luật, tự do ngôn luận...)
N3: Lấy ví dụ về tham gia thực hiện và giám sát đánh giá các công việc chung?
(Khiếu nại, tố cáo, tự do ngôn luận, Giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước....)
GV:
HS:
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. 
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập .
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
GV: chuẩn bị bài tập 1 SGK ở bảng phụ , yêu cầu học sinh làm.
GV: Nhận xét, chốt lại đáp án đúng a,c,đ,h.
Gv: HD HS làm BT 3 SGK trang 59.
GV: Vậy công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH bằng cách nào? Ví dụ? 
GV: cho HS liên hệ thực tế ở trường, lớp hoặc địa phương. 
Cho biết em hoặc gia đình em được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp, địa phương?
Gv: Đọc truyện Nghị lực vươn lên và truyện phiên toà học sinh ( Sách tình huống PL/65)
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính. 
1.Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí XH của công dân 
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức XH. 
- Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của nhà nước và xã hội .
2. Các hình thức tham gia quản lí NN - XH.
Trực tiếp: 
Gián tiếp: thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước: Đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Công dân: Tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước.
* Tư liệu tham khảo. SGK.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- Gv yêu cầu HS hệ thống lại ND bài học.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 29.doc