Giáo án Lớp 9 môn học về Công nghệ - Năm học 2010

Giáo án Lớp 9 môn học về Công nghệ - Năm học 2010

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được vai trò, vị trí, đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống kinh tế và sản xuất.

2. Kĩ năng:

-Nắm được đặc điểm và yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề.

3.Thái độ:

- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học về Công nghệ - Năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/08/2010
Ngày giảng: 17/08/2010 9A
Ngày giảng:18/08/2010 9B
Bài 1-Tiết 1
Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò, vị trí, đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống kinh tế và sản xuất.
2. Kĩ năng:
-Nắm được đặc điểm và yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề.
3.Thái độ:
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
II.Đồ Dùng Dạy Học :
- Bảng số liệu phát triển của nghề trồng cây ăn quả ở địa phương.
iii. Phương pháp :
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
IV. Tổ chức giờ học:
*Khởi động: 
- Mục tiêu: Kích thích tư duy cho học sinh
- Thời gian: 1Phút
- Cách tiến hành: 
Giới thiệu bài: Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nắng ẩm mưa nhiều. Mỗi vùng miền lại có khí hậu khác nhau thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao để cụ thể vấn đề chúng ta vào bài ngày hôm nay.
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả
- Mục tiêu: Biết được vai trò và nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả
- Thời gian: 10 phút
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
- Em hãy kể tên một số giống cây ăn quả có giá trị ở nước ta mà em biết?
- Hãy quan sát H1/SGK
- Cho lớp HĐ nhóm từng bàn để trả lời vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong cuộc sống và sản xuất? 
- Hãy liên hệ tại gia đình em trồng cây ăn quả có vai trò như thế nào?
I. Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả:
- Cung cấp cho người tiêu dùng.
- Cung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát.
- Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
Kết luận: Cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho nhà máy và cho xuất khẩu
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề
- Mục tiêu: Biết được đặc điểm và yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả
- Thời gian: 24 phút
- Cách tiến hành:
- Cho học sinh đọc thông tin phần II trong SGK.
- Đối tượng lao động của nghề là gì?
- Hãy kể tên các công việc lao động của nghề?
- Hãy nêu tên các dụng cụ dùng cho nghề trồng cây ăn quả?
- Nghề trồng cây ăn quả có điều kiện lao động như thế nào?
GV tổng hợp các ý kiến và kết luận
- Quan sát H2 và cho biết sản phẩm của nghề là những loại quả nào?
- Nghề trồng cây ăn quả có những yêu cầu gì?
- Tại sao phải có những yêu cầu như vậy?
- Trong những yêu cầu đó thì yêu cầu nào là quan trọng nhất?
GV nhấn mạnh yêu càu về tri thức và phải yêu nghề
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1. Đặc điểm của nghề:
- Đối tượng lao động: Là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
- Nội dung lao động: Bao gồm các công việc Nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
- Dụng cụ lao động: Dao, cuốc, kéo cắt cành, xẻng, bình tưới 
- Điều kiện lao động: 
+ Làm việc thường xuyên ngoài trời.
+ Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
+ Tư thế làm việc luôn thay đổi.
- Sản phẩm: Các loại quả.
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Phải có tri thức về khoa học sinh học, hoá học, kỹ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với công việc hoạt động ngoài trời 
Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả đối với người lao động
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu triển vọng của nghề trồng cây ăn quả
- Mục tiêu:Biết được tầm quan trọng và triển vọng của nghề
- Thời gian: 10 phút
- Cách tiến hành:
- Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang có xu thế phát triển như thế nào?
GV cho HS xem bảng số liệu về nghề trồng cây ăn quả
III. Triển vọng của nghề:
 Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, sản xuất nhiều hàng hoá cho người tiêu dùng, nguyên liệu, hàng xuất khẩu.
Kết luận: Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, sản xuất nhiều hàng hoá cho người tiêu dùng, nguyên liệu, hàng xuất khẩu
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài, tìm hiểu về một số đặc điểm của cây ăn quả ở địa phương
 -Chuẩn bị nội dung cho bài học sau.
Ngày soạn : 16/08/2010
Ngày giảng: 17/08/2010 9A
Ngày giảng:18/08/2010 9B
Bài 2-Tiết 2
Một số vấn đề chung về cây ăn quả
(T1)
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
3.Thái độ:
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II.Đồ Dùng Dạy Học :
-Tranh 1 số giống cây ăn quả
iii. Phương pháp :
- Thuyết trình, trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ học:
*Khởi động: Kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh
- Thời gian: 5 Phút
- Cách tiến hành: 
Em hãy cho biết vai trò và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả?
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của nghề trồng cây ăn quả
- Mục tiêu: Biết được giá trị của nghề trồng cây ăn quả đối với đời sống của con người và thiên nhiên
- Thời gian: 10 phút
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
- Cho HS đọc nội dung trong SGK.
- Hãy cho biết giá trị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
GV Hd nêu các giá trị cho VD
-Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính là đem lại hiệu quả kinh tế).
I.Giá trị của việc trồng cây ăn quả:
- Giá trị dinh dưỡng.
- Một số bộ phận của một số cây có khả năng chữa bệnh thông thường.
- Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất.
Kết luận: Giá trị dinh dưỡng, khả năng chữa bệnh thông thường, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy và bảo vệ môi trường sinh thái
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
- Mục tiêu: Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh đối với giống cây ăn quả
- Thời gian: 28 phút
- Đồ dùng: tranh về cây ăn quả
- Cách tiến hành:
- Cho học sinh đọc thông tin phần 1 trong SGK.
- Cho HS quan sát 1 cây ăn quả thực tế.
- Hãy kể tên các bộ phận của cây?
* Bước 1 : Tìm hiểu đặc điểm thực vật
- Hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai loại rễ?
GV HD HS tìm hiểu như ND SGK cho VD minh hoạ
- Hãy kể tên một số loại cây ăn quả không phải là thân gỗ? -Chuối, thanh long, dừa )
- Hãy cho biết tác dụng của từng loại hoa? -Hoa đực thụ phấn, Hoa cái và hoa lưỡng tính kết quả)
* Bước 2: Tìm hiểu về ngoại cảnh
- Hãy cho biết cây ăn quả phải chịu những tác động ngoại cảnh nào?
- Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp quá thì cây có hiện tượng gì?
- Lượng mưa phân bố như thế nào là hợp lý?
- Có loại cây ăn quả nào ưa bóng râm hay không?
- Loại đất nào thích hợp nhất cho cây ăn quả? -Đất dỏ Bazan, đất phù sa).
HS đọc tìm hiểu ND SGK trả lời
GV kết luận các ND liên hệ các VD
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
1. Đặc điểm thực vật:
a. Rễ: Có hai loại
- Rễ mọc thẳng xuống đất -Rễ cọc) giúp cho cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rễ mọc ngang, nhỏ và nhiều có tác dụng hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
b. Thân: Đa phần cây ăn quả là thân gỗ, nhưng cũng có một số là thân thảo, mềm
c. Hoa: Nhìn chung có 3 loại hoa.
- Hoa đực
- Hoa cái.
- Hoa lưỡng tính.
d. Quả và hạt:
- Nhìn chung có nhiều loại quả.
- Số lượng, màu sắc, hình dạng của hạt tuỳ thuộc vào loại quả.
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
a. Nhiệt độ: Với nhiều loại cây khác nhau nên nhiệt độ thích hợp cho từng loại cây khác nhau -250C – 300C).
b. Độ ẩm và lượng mưa:
- Độ ẩm không khí 80 – 90%
- Lượng mưa 1000 – 2000mm phân bố đều trong năm.
c. ánh sáng: Đa số cây ăn quả là cây ưa ánh sáng.
d. Chất dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo các thời kỳ để có năng suất, chất lượng cao.
e. Đất: Thích hợp với các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước.
Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh đối với giống cây ăn quả
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 2 phút
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1 cuối bài
- Đọc trước và chuẩn bị nội dung cho bài học sau phần III,IV
Ngày soạn : 28/08/2010
Ngày giảng: 30/08/2010 9A
Ngày giảng:..../09/2010 9B
Bài 2-Tiết 3
Một số vấn đề chung về cây ăn quả
(T2)
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.Cách thu hoạch bảo quản
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
3.Thái độ:
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II.Đồ Dùng Dạy Học :
-Bảng 2/ SGK.
iii. Phương pháp :
- Thuyết trình, trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ học:
*Khởi động: Kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh
- Thời gian: 5 Phút
- Cách tiến hành: 
Em hãy cho biết yêu cầu ngoại cảnh nghề trồng cây ăn quả?
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
- Mục tiêu: Biết được kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
- Thời gian: 25 Phút
- Đồ dùng: Bảng 2 SGK
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* Bước 1: Tìm hiểu giống cây
- Cho lớp hoạt động nhóm theo bàn để điền tên các loại cây ăn quả vào bảng 2 trong SGK?
GV cho VD thêm mỗi loại
- Có những phương pháp nhân giống cây ăn quả nào?
* Bước 2: Tìm hiểu nhân giống
- Hãy kể tên một số phương pháp nhân giống vô tính mà em biết?
GV nêu PP phổ biến
* Bước 3: Tìm hiểu trồng cây ăn quả
- Tại sao khi trồng cây ăn quả phải cần biết đến thời vụ?
- Tại sao lại phải trồng vào các tháng trên?
- Trồng cây theo khoảng cách nhất định
- Tại sao khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt ra 1 bên?
- Cho học sinh đọc quy trình trồng cây
GV HD thêm qua các VD minh hoạ
- Cho HS đọc nội dung phần chăm sóc.
- Làm cỏ dại có tác dụng gì?
- Tại sao phải bón phân thúc? Bón vào những thời kì nào?
- Khi nào ta nên tưới nước cho cây?
- Hãy cho biết thế nào là tạo hình, sửa cành?
- Tác dụng của việc làm này?
- Hãy kể các cách mà ở nhà em dùng để phòng trừ sâu bệnh?
- Khi sử dụng chất điều hoà sinh trưởng ta cần lưu ý điều gì?
III. kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả:
1. Giống cây.
Cây ăn quả nhiệt đới.
Cây ăn quả ôn đới.
Cây ăn quả á nhiệt đới
2. Nhân giống:
- Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo bằng hạt.
- Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm, chiết, ghép, tách chồi, nuôi cấy mô 
3. Trồng cây ăn quả:
a. Thời vụ:
- Miền bắc: 
 + Vụ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 4.
 + Vụ thu: Từ tháng 8 đến tháng 10.
- Miền nam: Đầu mùa mưa -tháng 4-5).
b. Khoảng cách trồng:
c. Đào hố, bón phân lót:
d. Trồng cây:
Cây ăn quả được trồng theo quy trình:
Đào hố trồng Bóc vỏ bầu Đặt cây vào hố Lấp đất Tưới nước.
4. Chăm sóc:
 a. Làm cỏ, vun xới
b. Bón phân thúc:
c. Tưới nước:
d. Tạo hình, sửa cành:
e. Phòng trừ sâu bệnh: 
g. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng: 
Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu về kĩ thuật trồng cây ăn quả
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm quả.
- Mục tiểu: Biết cách thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm
- Thời gian: 15 Phút
- Cách tiến hành:
HS đọc nghiên cứu ND SGK
-Khi thu hoạch cần lưu ý gì ?
- Khi bảo quản cần lưu ý điều gì?
- Có những cách chế biến nào ?
GV Nêu các lưu ý khi thu hoạch,bảo quản,chế biến
IV./ Thu hoạch – Bảo quản – Chế biến:
1. Thu hoạch:
- Các loại quả có vỏ mỏng, mọng nước nên dễ bị dập nước bởi vậy khi thu hoạch cần nhẹ nhàng, tránh dập nát.
- Quả hái về được làm sạch, phân loại và để nơi râm mát.
2. Bảo quản :
- Sử lí bằng hoá chất tia phóng xạ, hoặc bảo quản lạnh
3. Chế biến :
-Tuỳ theo loại quả mà chế biến
Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến hoa quả
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị nội dung cho bài 3

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan.doc