Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 08 - Tiết 10: Nước Mĩ (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 08 - Tiết 10: Nước Mĩ (tiếp)

a. Kiến thức: Học sinh cần nắm được.

-Sau chiến tranh thế giới thứ hai; kinh tế Mĩ có bước phát triển nhảy vọt: giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự trong hệ thống các nước tư bản, trở thành siêu cường.

-Trong thời kỳ này nước Mỹ thực hiện chính sách đối nội phản động, đẩy lùi và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và đố ngoại bành trướng xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên mưu đồ đó của Mĩ trong hơn nửa thế kỷ qua đã vấp phải sự thất bại nặng nề.

 

docx 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 08 - Tiết 10: Nước Mĩ (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/8/2011 Ngày giảng: 6/8/2011
Chương III
MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY
Bài 8 _ Tiết 10
NƯỚC MĨ
1/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
a. Kiến thức: Học sinh cần nắm được.
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai; kinh tế Mĩ có bước phát triển nhảy vọt: giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự trong hệ thống các nước tư bản, trở thành siêu cường.
-Trong thời kỳ này nước Mỹ thực hiện chính sách đối nội phản động, đẩy lùi và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và đố ngoại bành trướng xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên mưu đồ đó của Mĩ trong hơn nửa thế kỷ qua đã vấp phải sự thất bại nặng nề.
b. Thái độ.
- Học sinh cần thấy rõ thực chất chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ
-Về kinh tế Mĩ giàu mạnh, nhưng gần đây, Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh giáo diết, kinh tế Mĩ giảm sút mặc dù vẫn đứng dầu thế giới
 -Từ 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngọai giao chính thức về mọi mặt. Tuy nhiên ta hợp tác với Mĩ một mặt nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển CNH-HĐH đất nước , mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá chủ thế giới của MĨ nhằm xâm lược và nô dịch các DT khác.
c. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện kỹ năng sử dụng bản đồ.
2/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. GV: 
-Bản đồ thế giới và bản đồ nước Mĩ
 -Giáo án.
b. HS
- Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới.
2/ PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.
a/ Kiểm tra bài cũ: 5’ 
Hỏi: Trình bày tình hình chung của khu vực Mĩ La-tinh ?
Trả lời:
-Trước chiến tranh là sâu sau, là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới hai, mở đầu bằng thắng lợi của Cu-ba một cao trào đấu tranh bùng nổ ở Mĩ La-tinh 
-Chế độ độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ, tiến hành các cải cách tiến bộ
-Thu được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển đất nước
-Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX tình hình Mĩ la-tinh không ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị
b/ Bài mới:
 	Giới thiệu bài: GV chiếu một số hình ảnh sau đó giới thiệu: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Kinh tế Mĩ PT nhảy vọt, đứng đầu TG TB, trở thành siêu cường cùng với sự vượt trội về kinh tế, khoa học kỹ thuật. hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị TG và quan hệ quốc tế. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Chiếu bản đồ Châu Mĩ. Giới thiệu về nước Mĩ 
Hỏi: Sau CTTG II tình hình KT Mĩ như thế nào?
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển nhảy vọt của KT Mĩ từ sau chiến tranh thế giới làn thứ 2 đến nay?
Gv Chiếu hìnhgiải thich nguyên nhân
Hỏi: Hãy nêu những thành tựu KT Mĩ sau chiến tranh?
GV chiếu bảng số liệu
Hỏi: Trong những thập niên tiếp sau nền kinh tế Mĩ như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc phần in nhỏ SGK/33( GV chiếu bảng số liệu)
Hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ suy yếu?
Giảng: Từ những năm 50 nhất là từ những năm 60 trở đi địa vị kinh tế MĨ không còn chiếm vị trí độc tôn trong nền kinh tế TBCN. từ năm 1945-> 1973 nền kinh tế Mĩ trải qua 6 lần khủng hoảng và suy thoái. Hơn nữa từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 làm cho nền kinh tế Mĩ lâm vào cuộc suy thoái triền miên kéo dài suốt cả thập kỷ 70. Đặc biệt là với mưu đồ bá chủ thế giới đã ngốn một khoản ngân sách khổng lồ của Mĩ. ( Chiếu bảng số liệu+ Hình ảnh sự chênh lệch giầu nghèo ở Mĩ)
Hỏi:Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về KTKH của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2?
Gv Chiếu hình ảnh
Giảng: Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc CM KHKT lần thứ hai của loài người từ những năm 40 của TK XX.
-Là nước đứng đầu về KH - KT và công nghệ TG thu được những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực.
GV chiếu hình: Giới thiệu cho HS H.16 SGK: Đó là hình ảnh tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên vũ trụ vào năm 1981 mang tên Cô-lum-bi-a cùng 2 nhà du hành vũ trụ. Con tàu nặng hơn 2000 tấn cất cánh như một tên lửa , tàu có thể trở được 30 tấn và một độ bay gồm 4-7 phi công trong đó có 2 người lái. Sau con tàu thứ nhất này thì năm 1983-1985 Mĩ lần lượt phóng 3 con tàu nữa vào vũ trụ. Theo một tài liệu của Trung Quốc thì từ sau CTTG II trên TG đã có 3824 vệ tinh nhân tạo được phóng lên vũ trụ. Trong đó của LX chiếm 65% còn Mĩ chiếm 29%. điều đó cho thấy bên cạnh LX Mĩ là nước đi đầu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
Việc phóng tàu con thoi lên vũ trụ có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi: Em có nhận xét gì về nền kinh tế Mĩ?
Hỏi: Tác dụng của sự phát triển đó?
Hỏi: Mặt trái của sự tăng trưởng đó?
GV chiếu hình ảnhvũ khí nguyên tử, máy bay tàng hình, ảnh hưởng của chất độc màu da cam và giải thích.
Gv chiếu hình toà nhà quốc hội Mĩ
Hỏi: Mĩ duy trì chế độ chính trị như thế nào?
Giảng: Bề ngoài là 2 đảng đối lập, nhưng thực chất 2 Đảng này thống nhất với nhau về mục đích và bảo vệ quyền lợi cho TB độc quyền . 
Hỏi: Hiện nay ở Mĩ đảng nào cầm quyền, ai làm tổng thống?
GV chiếu hình tổng thống Ôbama
Hỏi: Mĩ thực hiện chính sách đố nội như thế nào?
Giảng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự tập trung sản xuất ở Mĩ rất cao, 10 tập đoàn tài chính lớn Morgan khống chế toàn bộ nền KT, tài chính Mĩ các tập đoàn này phần lớn kinh doanh CN quân sự, sản xuất vũ khí, có liên hệ mật thiết với bộ quốc phòng là cơ quan đặt mua hàng quân sự cho nên có mối quan hệ chặt chẽ, máu thịt giữa các tập đoàn tư bản kếch xù với lầu 5 góc.
-Người của các tập đoàn này nắm toàn bộ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ kể cả tổng thống.
Hỏi: Mục đích của việc ban hành các đạo luật phản động? 
Giảng: Điều này quyết định chính sách xâm lược hiếu chiến của Mĩ, Mĩ là điển hình của CNTB lũng đoạn nhà nước.
Hỏi: Thái độ của nhân dân Mĩ với những chính sách đối nội của chính phủ ra sao?
GV chiếu hình ảnh: Cuụoc đấu tranh của người da đen, da đỏ và phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ
 Hỏi: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 như thế nào?
( Thảo luận)
Hỏi: Em hiểu thế nào là chiến lược toàn cầu?
 ( Chiếu hìnhMĩ gây chiến tranh vơí 23 quốc gia trên TG)
Hỏi: Trong quá trình gây chiến tranh xâm lược Mĩ gặp phải khó khăn gì?
Hỏi: Nguyên nhân của những khó khăn trên?
 Hỏi: Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế của mình Mĩ đã làm gì?
Giải thích : Đơn cực: Thế giới một cực do Mĩ đứng đầu khống chế toàn bộ.
Hỏi: Nhận xét về chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ?
Hỏi: Mối quan hệ giữa VN và Mĩ hiện nay như thế nào?
Gv chiếu hình tổng thống Bin clin ton tới thăm VN năm 2000
Kết luận: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở trành nước TB giàu mạnh nhất trong thế giới TB CN. Dựa vào đó các giới cầm quyền Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: Đó là một chính sách đối nội phản động, và một chinh sách đối ngoại bành chướng. Tuy nhiên hơn nửa TK qua Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề.
Quan sát- Lắng nghe
Phát triển nhất thế giới
-Không bị chiến tranh tàn phá.
-Giàu tài nguyên
-Thừa hưởng các thành tựu KHKT thế giới.
- Kiếm được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí.
CN, NN, Tài chính..
-Là chủ nợ duy nhất của TG
-Có lực lượng quân sự mạnh mẽ và độc quyền về vũ khí nguyên tử thế giới.
Suy giảm
Đọc
- KT Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh gay gắt
-Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái
-Theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới
-Chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
-Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.
-Nguồn năng lượng mới (nguyên tử, mặt trời)
-Vật liệu tổng hợp mới.
-Cuộc CM xanh
-CM trong giao thông và thông tin liên lạc.
-Chinh phục vũ trụ
-SX vũ khí hiện đại.
Quan sát- Lắng nghe
- Biểu hiện sự tiến bộ vượt bậc về KH - KT ở Mĩ 
-Kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng và đời sống vật chất tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đối nhanh chóng.
- Chênh lệch giầu nghèo thêm sâu sắc
Chế tạo những vũ khí mang tính chất huỷ diệt( Bằng chứng Mĩ sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh)
Ở Mĩ có 2 chế độ Đảng thay nhau cầm quyền: Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà 
Ban hành một loạt đạo luật phản động.
-Cấm Đảng cộng sản hoạt động.
-Chống phong trào công nhân.
-Thực hiện phân biệt chủng tộc.
Phục vụ mưu đồ bá chủ TG.
-Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phong trào mạnh: Năm 1965-1970 . Đặc biệt là phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở VN, trong những thập kỷ 60 và 70.
- Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu
-Tiến hành viện trợ để khống chế các nước này.
-Thiết lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược.
- Đó là mục tiêu, kế hoạch có tính chất lâu dài của Mĩ nhằm làm bá chủ thống trị thế giới.
- Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945 - 1960) nhất là trong cuộc chiến tranh Xl Việt Nam (1954 - 1975)
- Tham vọng của Mỹ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mỹ lại hạn chế (Do những nhân tố chủ quan và khách quan)
- Xác lập trật tự thế giới đơn cực
Phản động và bành chướng
Thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng hợp tác hai bên cùng có lợi
I/ Tình hình kinh tế nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới 
- Trong những thập niên tiếp sau nền kinh tế mĩ đã bị suy giảm
*Nguyên nhân KT Mĩ suy giảm 
-KT Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh gay gắt
-Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái
-Theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới
-Chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
II/ Sự phát về hoa học kỹ thuật của Mỹ sau chiến tranh thế giới: 8’
-Từ giữa những năm 40 của TK XX Mĩ là nước đi đầu về KHKT và công nghệ thế giới 
- Thành tựu( SGK)
 -KT Mĩ không ngừng tăng trưởng và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tăng cao.
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh:15’
* Chính trị: 
 Đảng Dc và đảng CH thay nhau cầm quyền
* Đối nội:
-Ban hành một loạt đạo luật phản động.
-Cấm Đảng cộng sản hoạt động.
-Chống phong trào công nhân.
-Thực hiện phân biệt chủng tộc.
* Đối ngoại
- Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu
-Tiến hành viện trợ để khống chế các nước này.
-Thiết lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược.
- Từ 1991 đến nay Mĩ xác lập thế giới “Đơn cực” để chi phối và khống chế thế giới.
=>Chính sách đối nội phản động, đối ngoại bành chướng.
c. Củng cố-Bài tập Gv chiếu hình cho HS làm Bt điền khuyết để rút ra nhận xét:
+ Nước Mĩ đã trở nên giàu mạnh như thế nào sau chiến tranh?
+ Những nguyên nhân nào đưa tới sự giàu mạnh đó của nước Mĩ?
+ Có trong tay một lực lượng kinh tế quân sự hùng mạnh với bản chất TB của minh, các giới cầm quyền sẽ theo đuổi một chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
d./ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: 1’
Học bài cũ
Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK 
Chuẩn bị bài tiếp: Bài 9 Nhật bản

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 10.docx