Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuần 1 Ngày soạn: 10/8/2010 Tiết 1. lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay Chương I Liên xô và các nước đông âu Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX I- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Sự hình thành hệ thế XHCN thế giới. - Rèn kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử. II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. - Học sinh: Đọc trước sách giáo khoa. III- Tiến trình: A- ổn định tổ chức. B- Kiểm tra: sách vở của học sinh. C- Bài mới: Giáo viên: ở lớp 8 ta đã học giai đoạn đầu của lịch sử thế giới hiện đại. Từ cách mạng tháng Mười Nga 1917 đến 1945 kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. I- Liên Xô: 1- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950): ? Sau chiến tranh thế giới 2 Liên Xô gặp phải những khó khăn gì ? (Đứng trước hoàn cảnh nào ?) ? Cụ thể đó là gì ? (Gọi học sinh đọc phần chữ nhỏ - Trang 3 SGK). Giáo viên: Ngoài những khó khăn trên Liên Xô còn phải đối phó với âm mưu thù địch của đế quốc. - Giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới (14 nước) - Tự lực khôi phục đất nước. ? Để khắc phục những khó khăn đó đảng và Nhà nước Liên Xô đã làm gì ? ? Cụ thể là gì ? (thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ) ? Với khí thế của người chiến thắng nhân dân Liên Xô đã làm gì và thu được kết quả ra sao ? Học sinh: Đọc phần chữ nhỏ - Trang 4 SGK. ? Ngoài thành tựu về kinh tế, nền khoa học kỹ thuật Xô Viết có sự phát triển gì ? ? Thành công này có ý nghĩa như thế nào ? (Phá với thế độc quyền) tạo sức mạnh cho lực lượng XHCN và lực lượng cách mạng thế giới. - Khó khăn: Gánh chịu tổn thất hết sức nặng nề. - 1946 đề ra kế hoạch khối phục và phát triển kinh tế đất nước. - Kết quả: + Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước 9 tháng. + Các chỉ tiêu cơ bản đều vượt mức. - KHKT: 1949 chế tạo bom nguyên tử. 2- Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. (từ năm 1950 đến đầu những năm 1970 của thế kỷ XX): ? Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế Liên Xô tiếp tục làm gì ? (Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH trong hoàn cảnh khó khăn và trở ngại) Xác định nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại và khoa học - kỹ thuật tiên tiến. ?Bằng biện pháp nào ? (Thực hiện các kế hoạch ...) ? Phương hướng của các kế hoạch này là gì ? Tại sao phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ? ? Trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 1970 Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ? ? Em có nhận xét gì vê Liên Xô trong đầu những năm 1970 ? (Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về lực lượng hạt nhân nói riêng với Mĩ và các nước Phương Tây). Giáo viên: Bên cạnh những thành tựu đó Liên Xô đã mắc phải những thiếu xót, sai lầm đó là: Chủ quan, nóng vội, duy trì nhà nước bao cấp về kinh tế. ? Sau chiến tranh Liên Xô đã có những chính sách về đối ngoại như thế nào ? - Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Công nghiệp: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. - Nông nghiệp: Thâm canh. - Đẩy mạnh khoa học, tăng cường quốc phòng. * Kết quả: Kinh tế Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp. - KHKT: 1957 phóng vệ tinh nhân tạo. 1961 phóng tàu Phương Đông vòng quanh trái đất. - Thực hiện chính sách hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. D. Củng cố: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 1970 ? E. Dặn dò: Học bài và xem tiếp phần còn lại. IV- Rút kinh nghiệm: ......................................................................... Ngày tháng 8 năm 2010 Ký duyệt Tuần 2 Ngày soạn: 12/8/2010 Tiết 2 Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX (Tiếp theo) I- Mục đích yêu cầu: Như tiết 1. II- Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. + Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. - Học sinh: Học bài + đọc bài mới. III- Tiến trình: A- ổn định tổ chức. B- Kiểm tra: Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào ? C- Bài mới: II- Đông âu: 1- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: ? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ? ? Tại sao gọi là Nhà nước dân chủ nhân dân ? (Dân chủ nhân dân chỉ chế độ chính trị, xã hội của các quốc gia theo chế độ dân chủ, 2 giai cấp công nhân - nông dân lãnh đạo đưa đất nước phát triển theo CNXH). ? Sự ra đời của nước Đức diễn ra khác với 7 nước Đông Âu như thế nào ? (Học sinh: Thảo luận) ? Từ 1945-1949 các nước Đông Âu đã làm gì để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân ? ? Sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu có ý nghĩa như thế nào ? (Đánh dấu XHCN vượt ra khỏi phạm vi 1 nước, bắt đầu hình thành 1 hệ thống trên thế giới). - Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu truy kích quân Đức, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa vũ trang tiêu diệt Đức giành chính quyền. - 1944-1946: Thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân (8 nước). - (Học sinh: Nhận biết trên bản đồ - nhận xét). - Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân. - Cải cách ruộng đất. - Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn. - Thực hiện quyền tự do dân chủ. 2- Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (Từ 1950 đến đầu những năm 1970): ? Để Xây dựng CNXH, nhân dân Đông Âu đã tiến hành thực hiện những nhiệm vụ chính nào ? ? Nhân dân các nước Đông Âu vấp phải những khó khăn ? (Là những nước chậm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc đang phá hoại: Kinh tế, chính trị; phản động). ? Trong công cuộc Xây dựng CNXH nhân dân Đông Âu đã đạt được những thành tựu gì ? ? Em hãy nêu sự thay đổi ở một số nước dân chủ nhân dân mà em biết ? ? Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là gì ? (Cùng mục tiêu. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - Mác). ? Trên cơ cở đó Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào thời gian nào ? Nhằm mục đích gì ? ? Trong thời gian họat động SEV đã đạt được những thành tựu gì ? (Học sinh thảo luận) ? Trước tình hình căng thẳng của Mĩ và khối NATO, Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm gì ? ? Tổ chức này ra đời nhằm mục đích gì ? - Xóa bỏ bóc lột. - Đưa nông dân vào làm ăn tập thể. - Tiến hành công nghiệp hóa. - Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. * Thành tựu: Đầu những năm 1970 các nước Đông Âu đã trở thành những nước công- nông nghiệp. Kinh tế - xã hội thay đổi căn bản. - 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập. - Mục đích - tác dụng: Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ nhau, hình thành hệ thống XHCN. - 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava. - Mục đích: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì nền hòa bình của châu Âu và thế giới. D. Củng cố: Giáo viên khái quát ý chính của 2 tiết học. E. Dặn dò: Học bài theo sách giáo khoa. IV- Rút kinh nghiệm: ......................................................................... Ngày tháng 8 năm 2010 Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: