Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 1 - Tiết 2: Đông Âu

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 1 - Tiết 2: Đông Âu

. Kiến thức:

- HS nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và công cuộc xây dựng XHCN ở các cước Đông Âu ( Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ).

- Những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, hiểu được các mối liên hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng nói chung và phong trào cách mạng Việt Nam nói riêng.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 1 - Tiết 2: Đông Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.9.2007
Ngày giảng: 07.9.2007
Bài 1 tiết 2: II. Đông Âu.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và công cuộc xây dựng XHCN ở các cước Đông Âu ( Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ).
- Những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, hiểu được các mối liên hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng nói chung và phong trào cách mạng Việt Nam nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, xác địng vị trí của các nước Đông Âu.
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để ssưa ra nhận xét.
3. Tư tưởng:
Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng CNXH.
Giáo dục lòng biết ơn và giúp đỡ các nước Đông Âu, nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.
II. Đồ dùng và tư liệu giảng dạy:
GV: Bản đồ Châu Âu, tranh ảnh tư liệu các nước Đông Âu.
HS: Lược đồ các nước Đông Âu.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ôn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ:
H. Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế , khoa học, kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX. Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước XHCN duy nhất là Liên Xô. Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt được kết quả ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.
T
Nội dung chính và hoạt động của thầy
HĐ của trò
15
10
10
1. Sự ra đời của các nước DCND Đông Âu.
GV trình bày: Hồng quân Liên Xô truy kích, tiêu diệt phát xít Đức. Nhân dân các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền, thành lập chính quyền DCND đông âu.
GV treo bản đồ Châu Âu và yêu cầu HS lên bảng xác định các nước Đông Âu trên bản đồ và cho biết năm thành lập nước?
GV nhấn mạnh:
Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời.
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn “ từ năm 1945trang mới” và cho biết để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước đông âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
GV kết luận:
Những nhiệm vụ mà các nước Đông Âu đã tiến hành thắng lợi:
+/ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nd.
+/ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+/ Quốc hữu hoá những xí nghiệp lớn của tư bản.
+/ Ban hành quyền tự do dân chủ.
GV nhấn mạnh:
Các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ trên trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập tan mọi âm mưu của các thế lực đế quốc phản động.
GV chốt lại và chuyển mục:
2. Các nước Đông Âu xây dựng CNXH ( từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ).
Gv cung cấp thông tin:
* Nhiệm vụ: 
+/ Xoá bỏ sự bóc lột của GCTS.
+/ Đưa nông dân vào HTX
+/ Công nghiệp hoá đất nước.
+/ Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
* Thành tựu: Sau 20 năm xây dựng đất nước, các nước Đông Âu trở thành nước công – nông nghiệp phát triển, kinh tế – xã hội thay đổi.
H. Vì sao các nước Đông Âu lại đạt được những thành tựu như vậy?
GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ. Kể tên một số thành tựu của một số nước?
GV bổ sung:
Anbani: Điện khí hoá cả nước.
Bungari: Sản phẩm công nghiệp tăng 55 lần so với năm 1939.
Balan: Sản lượng công nghiệp – nông nghiệp tăng gấp đôi.
GV nhấn mạnh: Các nước đông âu xây dựng XNXH trong điều kiện khó khăn, phức tạp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật rất lạc hậu, các nước đế quốc bao vây về kinh tế, chống phá về chính trị.
GV chốt mục 2 và dẫn chuyển sang mục 3.
3. Sự hình thành hệ thống XHCN
GV cung cấp thông tin SGK và hỏi:
H. Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?
Hệ thống XHCN có điểm chung về mục đích, có Đảng cộng sản, có tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
HS đọc thầm SGK và xem kênh hình
H. Trình bày mục đích ra đời và những thành tích của hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973?
GV phân tích – bổ sung:
* Về quan hệ kinh tế: Ngày 8.1.1949 hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời gồm Liên Xô, Anbani, Balan, Bun – ga – risau thêm Cuba, Cộng hoà dân chủ Đức, Việt Nam. Nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, đánh dấu sự sự hình thành hệ thống CNXH.
GV nhấn mạnh vai trò của Liên Xô trong khối SEV.
GV trình bày về vai trò của khối Vác-Xa-Va.
* Về quan hệ chính trị và quân sự: Tháng 5.1955 tổ chức hiệp ước Vác Xa Va được thành lập nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH và duy trì nền an ninh của châu âu.
Nghe giảng
Ghi bài
Đọc thầm SGK
Ghi bài
Nghe và ghi
Trả lời câu hỏi
Đọc phần chữ nhỏ
Nghe giảng
Ghi bài
Trả lời câu hỏi
Đọc và xem kênh hình
Nghe và ghi
Nghe giảng
4. Củng cố:
Gv chốt lại nội dung bài học.
HS làm bài tập:
Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng:
Hoàn cảnh các nước dân chủ nhân dân đông âu xây dựng CNXH:
CSVC – KT lạc hậu.
Các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá chính trị.
Được sự giúp đỡ của Liên Xô.
Cả 3 ý trên đều đúng.
 Bài tập 2: Bảng phụ:
5. Hướng dẫn học bài:
Học vở ghi kèm SGK
Xem trước bài 2, vẽ sơ đồ các nước SNG?

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1 TIET 2.doc