Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới I

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới I

-Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp trong các lĩnh vực : nông nghiệp ,công nghiệp ,thương nghiệp tài chính ,thuế

-Sự biến đổi về mặt kinh tế,xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II

-Phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta trong những năm 1919-1929

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II:
Lịch sử việt nam
Từ năm 1919 đến nay
Chương I:
việt nam trong những năm 1919- 1930
Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới I
A- Mục tiêu cần đạt: HS cần nắm được:
-Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp trong các lĩnh vực : nông nghiệp ,công nghiệp ,thương nghiệp tài chính ,thuế 
-Sự biến đổi về mặt kinh tế,xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II
-Phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta trong những năm 1919-1929
-Các hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925,ý nghĩa tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc nước ta 
-Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản :Đông dương cộng sản đảng,An Nam cộng sản đảng,Đông Fương cộng sản liên đoàn
-Việt Nam Quốc đân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Tiết 17
1 Kiến thức 
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chiến tranh khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TD Pháp ở Việt Nam. Những thủ đoạn của TD Pháp về chính trị, VH, GD phục vụ cho chiến tranh khai thác lần này. Sự phân hoá gen và thái độ chính trị, khả năng CM của các giai cấp.
2 Kĩ năng 
- Rèn kỹ năng quan sát lược đồ, trình bày một vấn đề lịch sử bằng lược đồ và rút ra nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
3 Thái độ 
- Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với TD Pháp áp bức bóc lột dân tộc ta. đồng cảm với sự vất vả cực nhọc của người dân lao động dưới chế độ TD phong kiến.
b- chuẩn bị:
- Lược đồ về nguồn lợi của TB Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ 2.
- Tư liệu về cuộc khai thác lần 2.
C- phương pháp:
- 
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
9A...............................................9B..........................................................
2. Kiểm tra: 
? Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (1945 đến nay).
? Xu thế của thế giới hiện nay là gì?
3. Bài mới:
1. Chương trình khai thác thứ hai của TD Pháp:
a) Nguyên nhân:
- Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.
b) Mục đích:
- Bồi đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
- 1927: 400 triệu Phơ-răng
- 1918 diện tích là 15.000ha
--> 1930 diện tích là 120.000ha.
c) Nội dung:
- Nông nghiệp: Đầu tư các đồn điền cao su, nhiều công ty lớn ra đời.
VD: Sợi, diêm, xay sát.
- Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, chủ yếu là mỏ than.
+ Mở một số cơ sở CN chế biến.
- Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào hàng nước ngoài, chủ yếu nhập hàng Pháp.
Đường sắt xuyên Đông Dương, Đồng Đăng- Na Sầm, Vinh- Đông Hà.
- GTVT: Phát triển thêm một số tuyến đường sắt.
- Ngân hàng Đông Dương nắm toàn quyền kinh tế.
? Chính sách khai thác thuộc địa lần này của Pháp so với trước có gì khác.
- Không thay đổi lớn.
- Hạn chế phát triển CN (đặc biệt là CN nặng).
- Tăng cường thủ đoạn bóc lột (đánh thuế).
? Tại sao TD Pháp không phát triển CN nặng.
- Cột chặt KT CN và KT Pháp.
- Biến VN thành thị trường độc chiếm của Pháp.
2. Các chính sách chính trị- văn hoá- giáo dục:
a) Chính trị:
- Mọi quyền hành do người Pháp nắm giữ.
- Nhân dân không có quyền tự do dân chủ.
- Chia nước ta thành 3 kỳ và 3 chế độ khác.
- Đàn áp khủng bố phong trào yêu nước.
- Thi hành chính sách "Chia để trị"
- Chia rẽ các dân tộc đa số, thiểu số.
- Chia rẽ tôn giáo.
- Chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
- Triệt để lợi dụng bộ máy giai cấp phong kiến để củng cố quyền lực thống trị.
b) Văn hoá- giáo dục:
- Thi hành chính sách văn hoá nô dịch.
- Khuyến khích hoạt động mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội.
- Hạn chế mở trường học.
? Mục đích của những chính sách trên?
- Phục vụ cho công cuộc khai thác.
- Củng cố bộ máy thống trị.
- Lu mờ lòng yêu nước.
- Công khai tuyên bố chính sách "Khai hoá", gieo rắc ảo tưởng hoà bình.
? Chiến tranh khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp đã ảnh hưởng đến XH VN ntn?
3. Sự phân hoá của xã hội Việt Nam:
- Đẩy mạnh sự phân hoá giai cấp trong XH VN, làm nảy sinh những giai cấp mới:
+ Giai cấp công nhân phát triển cả số lượng, chất lượng.
+ Giai cấp Tư sản- Tiểu tư sản.
+ Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số.
+ Giai cấp địa chủ- phong kiến.
4. Củng cố:
? Thái độ chính trị của các giai cấp này là gì?
5. Dặn dò về nhà:
- Học- Nghiên cứu bài 15.
E- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9 tiet 17.doc