Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 16: Hoạt động cuả Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm (1919-1925)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 16: Hoạt động cuả Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm (1919-1925)

1. kiến thức.

HS cần nắm được:

- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc(1911-1920).

- Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại, Ngưỡi đã tìm thấy chân lí cứu nước, sau đó Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 15470Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 16: Hoạt động cuả Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm (1919-1925)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 ; tiết 19
Ngày soạn: 25/12/2010
Ngày dạy: 29/12/2010
BÀI 16: HOẠT ĐỘNG CUẢ NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM (1919-1925)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. kiến thức.
HS cần nắm được:
- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc(1911-1920).
- Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại, Ngưỡi đã tìm thấy chân lí cứu nước, sau đó Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên .
2.Tư tưởng.
3. Kỹ năng.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ.
- Bước đầu rèn luyện cho HS cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
B. THIẾT BỊ VẦ TÀI LIỆU.
- Lược đồ Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Tài liệu và tranh ảnh về hoạt động của Nguyễn ái Quốc.
- Băng hình Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước(nếu có điều kiện ).
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Cuộc bãi công của công nhân hãng đóng tàu Ba Son (8/1925) có điểm gì mới hơn so với phong trào công nhân trước đó ở nước ta?
3. Giới thiệu bài mới.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế XX, cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ đã ra đi tìm đường cứu nước nhưnh khong thành công . Nguyễn ái Quốc rất tâm phục và trân trọng các bậc tiền bối, nhưng người không đi theo con đường mà nhiều chiến sĩ đương thời đã đi. người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước(5/6/1911). Người đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn, cứu dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ. Sau một thời gian bôn ba khắp năm châu , bốn bể (1911-1917), cuối 1917 Người từ Anh trở về Pháp, rồi sau đó sang Liên Xô, trở về Trung Quốc và thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tiền thân của ĐCSVN.
Hoạt Động dạy
Hoạt Động Học
Nội Dung
 ?
 Hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1920).
?
 Sau khi tìm thấy chân lí cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Pháp?(1921-1923)
?
 Theo em, con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
- Hầu hết các chí sĩ đương thời sang các nước phương Đông(Nhật Bản, Trung Quốc) tìm đường cứu nước.
- Nguyễn ái Quốc sang phương Tây (sang Pháp ) rồi sau đó đi vòng quanh thế giới để tìm đường cứu nước.
- Các chí sĩ trước Nguyễn ái Quốc là 2 cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều khôgn thành đạt , không tìm thấy con đường cứu nước chân chính cho dân tộc.
H
 Nguyễn ái Quốc đã gửi đến hội nghị một bản yêu sách của nhân dân An Nam , đòi quyền tự do của Việt Nam.
 H
 Tháng 7/1920 , Người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, 
H
 Người hoàn toàn tin theo Lênin , dứt khoát đứng về quốc tế thứ ba. 
H
 Tháng 12/1920 , trong đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp ở thành phố Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, 
H
 Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động cách mạng của Người thời kì này.
H
 Năm 1921, Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân .
- Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
- Năm 1922, Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa cho ra đời tờ báo "Le Paria"- "Người cùng khổ" do Nguyễn ái Quốc làm chủ nhiệm (kiêm chủ bút) đã vạch trần chính sách đàn áp , bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng , thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh.
I. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917-1923)
Tại HN Véc-xai Nguyễn ái Quốc gửi bản yêu sách đòi quyền tự do cho dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920 , Người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
- Tháng 12/1920 đại hội Tua, Nguyễn ái Quốc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
- Năm 1921 sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, cho ra đời tờ báo "Người cùng khổ" .
 ?
 Em hãy trình bày hoạt động Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô(1923-1924)?
?
 Những quan điểm cách mạng mới Nguyễn ái Quốc tiếp nhận được và tìm về trong nước sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất có vai tro quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
?
 Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc để thành lập hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên?
?
 Em hãy cho biết những hoạt động chủ yếu của tổ chức VNCMTN?
?
 Ngoài công tác huấn luyện, HVNCMTN còn chú ý đến công tác gì?
H
 Tháng 6/1923, Nguyễn ái Quốc từ Pháp đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân , Người được bầu vào BCH , - Tại Đại hội V của quốc tế cộng sản , Nguyễn ái Quốc đã đọc tham luận trình bày lập trường , quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.
- Vai trò và sức to lớn của nông dân thuộc địa.
H
 Cuối năm 1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
- Người tiếp xúc với những nhà cách mạng Việt Nam có mặt ở đây , cùng với một số thanh niên ở trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trong đó có hạt nhân là Cộng sản đoàn làm nòng cốt(6/1925)
H
 Nguyễn ái Quốc trực tiếp đào tạo những cán bộ nòng cốt cho cách mạng.
- Một số người được chọn đi học ở trường quân sự ở Liên Xô và Trung Quốc, đưa về nước hoạt động.
H
 Báo thanh niên được xuất bản (6/1925) lcà cơ quan ngôn luận của HVNCMTN .
- Cuốn "Đường cách mệnh" của Nguyễn ái Quốc (1927) tập hợp tất cả các bài giảng của Người ở Quảng Châu.
- ND của cuốn "Đường cách mệnh":
+ Nguyễn ái Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Báo Thanh niên và tác phẩm "Đường Cách mệnh " được bí mật truyền về trong nước.
- Đến trước Đại hội HVNCMTN (5/1929) Hội đã có cơ sở hầu khắp trong nước, nhiều đoàn thể quần chúng ra đời: công hội, nông hội, HS hội.
II. NGUYỄN ÁI QUỐC LIÊN XÔ (1923-1924)
- Tháng 6/1923, Nguyễn ái Quốc đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào BCH
- Năm 1924 dự Đại hội V của quốc tế cộng sản. Người trình bày những lập trường của mình về cách mạng ở các nước thuộc địa.
III. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924-1925)
- Cuối năm 1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
- Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925)
- Nguyễn ái Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng.
- Cuốn "Đường cách mệnh" của Nguyễn ái Quốc (1927) tập hợp tất cả các bài giảng của Người ở Quảng Châu.
- (5/1929) Hội đã có cơ sở hầu khắp trong nước.
5. Củng cố.
- Em hãy trình bày những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ở Pháp?
- Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của lãng tụ Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô, và Trung Quốc.?
- Nguyễn ái Quốc tổ chức các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng.
- Báo Thanh niên và cuốn "Đường Cách mệnh" tuyên truyền những tư tưởng cách mạng mới - Cách mạng vô sản, thúc đẩy quần chúng đấu tranh.
	5.Dặn Dò: 
Về học bài, hoàn thành bài tập Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho HVNCMTN có ý nghĩa gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docLICHSU 9 19.doc