Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 19 - Tiết 23: Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 19 - Tiết 23: Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

Hiểu được nguyên nhân diễn biến , ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh . HS hiểu được tại sao Xô Viết lại là chính quyền kiểu mới.

Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng 1931 – 1935 , giải thích được các khái niệm

lơ “ Khủng hoảng kinh tế “ , “ Xô Viết nghệ Tĩnh “

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 19 - Tiết 23: Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.02.2009
Ngày giảng: 03.02.2009 
Bài 19 Tiết 23
Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
Hiểu được nguyên nhân diễn biến , ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh . HS hiểu được tại sao Xô Viết lại là chính quyền kiểu mới. 
Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng 1931 – 1935 , giải thích được các khái niệm
lơ “ Khủng hoảng kinh tế “ , “ Xô Viết nghệ Tĩnh “ 
2. Kĩ năng:
3Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ để trình về phong trào cách mạng. Phân tích các thủ đoạn thâm độc của Pháp. trình bày diễn biến của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
3. Thái độ:
Giáo dục cho lòng kính yêu , khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường của quần chúng công nông và các chiến sĩ cộng sản .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
GV: Lược đồ về phong trào XVNT .
 ảnh về phong trào. Những tư liệu thơ ca viết về phong trào.
HS: Chuẩn bị bài theo các câu hỏi SGK.
 Sưu tầm tranh ảnh về các chiến sĩ cộng sản 1930 – 1935 .
III. Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ : 
H. Hãy trình bày về hội nghị thành lập đảng 3.2.1930 , ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng ? 
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV trình bày về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
 ( 1929 – 1933). Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Hoạt động của giáo viên và hcọ sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 
( 1929 -1933 ) 
HS đọc phần I SGK và cho biết Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến tình hình KT xã hội VN như thế nào? 
* Kinh tế : 
+/ Công nông nghiệp suy sụp. 
+/ Xuất nhập khẩu bị đình đốn. 
+/ Hàng hoá khan hiếm. 
* Xã hội : 
+/ Tất cả mọi giai cấp bị điêu đứng 
+/ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc. 
GV mở rộng : Viên chức bị xa thải ; sinh viên ra trường không có việc làm ; sưu cao thuế nặng , thiên tai hạn hán liên tiếp sảy ra... 
H. Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 ? 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Phong trào cách mạng 1930 -1931 , với đỉnh cao là XVNT . 
HS đọc thầm phần II. H. Hãy trình bày phong trào 1930 -1931 phát triển với quy mô toàn quốc ? 
* GV cung cấp thông tin các phong trào còn lại . 
- Phong trào nông dân : Nông dân Thái Bình , Hà Nam , Nghệ Tĩnh đấu tranh đòi giảm sưu thuế chia lại ruộng đất công. 
- Phong trào kỉ niệm ngày 1/5/1930 .
+/ Phong trào lan rộng khắp toàn quốc .
+/ Phong trào đã xuất hiện truyền đơn cờ Đảng. 
+/ Hình thức mít tinh , biểu tình , tuần hành 
H. Trình bày phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ Tĩnh ? 
Tháng 9. 1930 Phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt , kết hợp giữa mục đích chính trị và kinh tế .
Hình thức : tuần hành , thị uy , biểu tình có vũ trang. 
Chính quyền địch ở nhiều nơi bị tê liệt. 
=> Chính quyền Xô Viết ra đời ở một số huyện 
GV : Chốt “ Đó thật sự là chính quyền kiểu mới “ 
H. Tạo sao nói XVNT là chính quyền kiểu mới ? 
H. Trước sự lớn mạnh của PT XVNT , thực dân Pháp đã làm gì ? (Thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố cực kì dã man tàn bạo.) 
GV : minh hoạ thêm : PT XVNT đã bị chìm trong biển máu. 
H. Phong trào XVNT có ý nghĩa lịch sử ntn ? 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Lực lượng cách mạng được phục hồi :
HS nghiên cứu SGK và cho biết cách mạng VN được hồi phục ntn ( 1931-1935 )? 
HS : trình bày dựa vào sgk. 
GV cung cấp: 
- Trong tù : Các đảng viên nêu cao khí phách của người CS đấu tranh với kẻ thù , biến nhà tù thành trường học . Tìm cách móc lối với bên ngoài để tạo dựng cơ sở . 
- ở bên ngoài các chiến sĩ CS tìm cách để gây dựng cơ sở . tranh thủ những khẳ năng công khai để đấu tranh hợp pháp . 
- Cuối 1934 – 1935 hệ thống tổ chức đảng trong nc đã đc khôi phục 
- 3 / 1935 đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Kao Trung Quốc , đánh dấu sự phục hồi của phong trào cách mạng . 
I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) 
- Sự khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam về kinh tế, xã hội. 
- Nhân dân quyết tâm đứng lên giành quyền sống. 
* Nguyên nhân chủ yếu : 
- Do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ; Thực dân Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa. 
- Nhân dân đã vùng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
II. Phong trào cách mạng 1930 -1931 , với đỉnh cao là XVNT . 
1. Phong trào với quy mô toàn quốc : 
a) Phong trào công nhân : 
- Tháng 2.1930 : 30.000 công nhân đồn điền cao su Phu Riềng bãi công. 
- Tháng 4.1930 : 4000 công nhân nhà máy diệt Nam Định bãi công 
- Tiếp đó là phong trào của nhà máy diêm , ca Bến Thuỷ 
Họ đòi tăng lương , giảm giờ làm chống đánh đập.. 
b) Phong trào nông dân 
c) Phong trào kỉ niệm 1. 5.1930 
2 . Phong trào ở Nghệ Tĩnh :
a) Diễn biến : 
* XVNT là chính quyền kiểu mới - Chính trị : kiên quyết trấn áp bọn phản CM , thực hiện quyền tự do dân chủ 
- Kinh tế: xoá bỏ các loại thuế , chia lại ruộng đất công , giảm tô xoá nợ. 
- Văn hoá- xã hội: Khuyến khích học chữ quốc ngữ , bài trừ hủ tục phong kiến. 
- Quân sự : Mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang để chống trộm cướp 
b) ý nghĩa : 
- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường oanh nliệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân. 
III. Lực lượng cách mạng được phục hồi 
- Từ cuối năm 1931 phong trào cách mạng bị khủng bố khốc liệt .
- Đảng viên và các chiến sĩậcchs mạng tìm mọi cách phục hồi phong trào.
4. Củng cố:
GV củng cố nội dung bài học.
H.Trình bày phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ Tĩnh ?
5. Hướng dẫn học bài:
Học vở ghi kèm SGK.
Chuẩn bị bài 20. Đọc trước và trả lời các câu hỏi phần cuối mỗi mục.
=========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 19 TIET 23.doc