Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 25 - Tiết 31: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 25 - Tiết 31: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

1. Kiến thức:

 - Cung cấp cho hs những hiểu biết về nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở VN (lúc đầu ở nửa nước, sau đó trên phạm vi cả nước); quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.

 - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 29884Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 25 - Tiết 31: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26, Tiết: 31
Ngày soạn: 20/02/10	
Ngày dạy: 23/02/ 10	
CHƯƠNG V: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954.
Bài25 - Tiết 31: 
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950).
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Cung cấp cho hs những hiểu biết về nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở VN (lúc đầu ở nửa nước, sau đó trên phạm vi cả nước); quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.
 - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bàn đố các chiến dịch và các trận đánh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Em hãy trình bày tình hình nước ta sau CM tháng 8.
b. Chúng ta đã làm gì để giữ vững, củng cố xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân?
c. Trình bày Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 (Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa).
3 Giới thiệu bài mới: 
 Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả CM tháng 8. Chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn nào trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp?
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ trong hoàn cảnh nào ?
?
 Em hãy nêu nội dung chủ yếu " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946)?
?
 Theo em , cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố có ý nghĩa gì ?
 ?
 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta được chuẩn bị như thế nào ?
 Từ cuối tháng 11/1946 , ta tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- Di chuyển các kho tàng, máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm lên chiến khu.
- Thực hiện "Tiêu thổ kháng chiến", tản cư.
- Chuẩn bị kháng chiến về mội mặt.
H
 - Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 , thực dân Pháp liên tiếp bội ước.
- Cuối 11/1946 , chúng liên tiếp tấn công các cơ sở cách mạng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
- Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng sơn.
- Đầu 12/1946 , liên tiếp gây xung đột vũ trang ở Hà Nội.
- 18/12/1946, thực dân Pháp gửi cho ta 2 tối hậu thư , buộc chúng ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Hà Nội và bộ Tài chính cho chúng, nếu không thì ngày 20/12/1946 chúng sẽ hành động.
H
 Trước tình thế đó , thường vụ ban chấp hành TW Đảng đã họp từ 18-19/12/1946 tại thôn Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19/12/1946 , Hồ Chủ Tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Nội dung :
+ Mọi người Việt Nam phải đứng lên kháng chiến chống Pháp bằng mọi thứ vũ khí có trong tay.
H
 Dù khó khăn gian khổ , nhưng chúng ta nhất định thắng lợi.
H
 Tạo điều kiện thuận lợi để trung ương Đảng, chính phủ và chủ lực của ta rút lui lên chiến khu an toàn, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài .
- Về chính trị :
Chia đất nước thành 12 khu hành chính quân sự.
- Quân sự : mọi người dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi đều tham gia dân quân, du kích hay bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, vũ khí tự tạo và lấy của địch.
- Kinh tế : duy trì và phát triển sản xuất.
Nha tiếp tế thành lập để đảm bảo nhu cầu ăn mặc cho quân dân hậu phương.
- Giáo dục : bình dân học vụ tiếp tục phát triển.
I . Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946).
* Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ.
a. Hoàn cảnh:
- Sau hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp bội ước.
- Cuối 11/1946, chúng liên tiếp tấn công các cơ sở CM. Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu 12/1946, gây xung đột vũ trang Hà Nội.
- 18/12/1946, thực dân Pháp gửi cho ta 2 tối hậu thư, buộc chúng ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Hà Nội và Bộ Tài chính cho chúng.
- Trước tình thế đó, Thường vụ BCH TW Đảng đã họp từ 18 "19/12/1946 quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
a. Tại Hà Nội:
 - Cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố rất gay go, quyết liệt (từ 19/12/1946 "17/12/1947), TW và chủ lực ta rút lui lên chiến khu Việt Bắc an toàn.
b. Tại Nam Định, Huế, Đà Nẵng.Ta chủ động tiến công địch, giam chân chúng trong các thành phố. 
Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện thuận lợi để TW Đảng, Chính phủ và chủ lực của ta rút lui lên chiến khu an toàn, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Từ cuối tháng11/1946, ta tích cực chuẩn bị cuộc kháng chiến.
- Về chính trị: chia đất nước thành 12 khu hành chính quân sự.
- Quân sự: Mọi người dân từ 18" 45 tuổi đều tham gia dân quân, du kích hay bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, vũ khí tự tạo và lấy của địch.
- Kinh tế: Duy trì và phát triển sản xuất. đảm bảo nhu cầu ăn, mặc cho quân dân địa phương.
- Giáo dục: Bình dân học vụ tiếp tục phát triển. 
 4. Củng cố: 
a. Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
b. Nêu nội dung chính Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
c. Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội (19/12/1946 "17/12/1947).
5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 25 (tiếp theo) tìm hiểu :Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
 chống thực dân pháp (1946 – 1950).
Em hãy trình bày về chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947 bằng lược đồ.
Chúng ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện như thế nào?
Tuần: 26, Tiết: 32
Ngày soạn: 20/02/10	
Ngày dạy: 26/02/ 10	
Bài 25 - Tiết 32: 
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946 – 1950 (tiếp theo).
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
 - Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục; âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950).
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bàn đồ các chiến dịch và các trận đánh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
b. Nêu nội dung chính Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
c. Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội (19/12/1946 "17/12/1947).
3 Giới thiệu bài mới: 
 Voi dường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM da dat duoc những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục thực dân Pháp lai âm mưu tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 Em hãy trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa cách mạng Việt Bắc của ta ?
?
 Em hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc bằng lược đồ ?
?
 Em trình bày kết quả của chiến dịch Việt Bắc.
?
 Em hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công lên Việt Bắc thu đông 1947 .
?
 Sau chiến tranh Việt Bắc, cuộc kháng chiến của ta đẩy mạnh như thế nào ?
?
 Sau chiến tranh Việt Bắc, cuộc k chiến của ta được đẩy mạnh như thế nào?
H
 Chúng thực hiện âm mưu chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" để phá tan đầu não kháng chiến của ta.
- Khóa chặt biên giới Việt - Trung để cô lập Việt Bắc.
- Pháp dùng 12000 vạn quân tinh nhuệ và phần lớn máy bay ở Đông Dương để tấn công Việt Bắc.
H
 Ngày 7/10/1947 , một binh đoàn dù nhảy xuống Bắc Cạn, Chợ Đồn, chợ Mới.
- Cũng sáng 7/10/1947, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn.
- Ngày 9/10/1947 , một binh đoàn hỗn hợp từ sông Hồng lên sôngLô, sông Gâm , thị xã Tuyên Quang , Chiêm Hóa, Đài Thị.
H
 Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta thắng lớn.
- Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững.
- Trung ương Đảng đầu não kháng chiến an toàn.
- Bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng.
H
 Chúng thực hiện âm mưu "dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"
H
 Chủ trương :
+ Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
H
 Thực hiện :
+ Quân sự :
Vận động nhân dân vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Chính trị :
Năm 1948 , tại Nam Bộ , lần đầu tiên hội đồng nhân dân được hình thành từ tỉnh tới xã, chính quyền kháng chiến được củng cố và kiện toàn.
Tháng 6/1949, quyết định thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt.
+ Ngoại giao: năm 1950 , một loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.
+ Kinh tế:
Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
+ Giáo dục :
7/1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông 12 năm sang 9 năm.
IV . Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông1947.
1.Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
a. Âm mưu địch:
- “Đánh nhanh, thắng nhanh” để phá tan đầu não kháng chiến của ta. Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta. Khóa chặt biên giới Việt - Trung để cô lập Việt Bắc.
b.Thực hiện:
- Ngày 7/10/1947, 1 binh đoàn dù nhảy xuống Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới.
- Sáng 7/10/1947, 1 binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn. 
- Ngày 9/10/1947, 1 binh đoàn hỗn hợp từ sông Hồng lên sông Lô " sông Gâm " thị xã Tuyên Quang hình thành gọng kìm phía Tây căn cứ Việt Bắc.
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
a. Diễn biến:
- Thực hiện chỉ thị của TW Đảng, ta đánh địch nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch.
- Tại Bắc Cạn, ta chủ động bao vây, chia cắt phục kích trên con đường Bắc Cạn "
chợ Đồn, chợ Mới, thắng lớn ở đèo Bông Lau (30/10/1947), Đoan Hùng, Khe Lau.
b. Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta thắng lớn.
- Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững.
- TW Đảng đầu não kháng chiến an toàn.
- Bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng.
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
1. Âm mưu của địch:
- Chúng thực hiện âm mưu”Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
2. Đẩy mạnh cuộc kc toàn dân toàn diện.
+ Chủ trương: Tăng cường sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân và lực lượng vũ tranh nhân dân. 
- Quân sự: Vận động nhân dân vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
- Chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ Hội đồng nhân dân được hình thành từ tỉnh tới xã, Tháng 6/1949, quyết định thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt.
- Ngoại giao: Năm 1950, 1 loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.
- Kinh tế: phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
- Giáo dục: 7/1950, ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông. 
	4. Củng cố: 
a. Em hãy trình bày về chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947 bằng lược đồ.
b. Chúng ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện như thế nào?
 5. Dặn dò: 
 HS về nhà chuẩn bị bài 26 tìm hiểu : Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 
(1950 – 1953).
Em hãy nêu những thắng lợi lớn về CT, KT, VH , GD 1951 "1953.
Hãy nêu những thắng lợi quân sự liên tiếp của ta từ cuối 1950 " đầu 1953.
	* Bài tập :
- Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946 .
- Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hoá như thế nào?
- Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu giam chân địch ở thành phố và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
TỔ TRƯỞNG
Phùng Thành Được

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9 tiet 31+32.doc