Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 – Tiết 40: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) – tiếp theo

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 – Tiết 40: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) – tiếp theo

1. Kiến thức:

- Nắm đợc quá trình thực hiện những nhiệm vụ đó nhân dân ta từng miền đã gặp phải những khó khăn gì và đã thu đợc những thành quả to lớn gì? Đồng thời cho học sinh thấy những mặt hạn chế.

2. Tư tưởng:

- Bài giảng cần toát lên sự lãnh đạo sáng suất của Đảng, Bác trong cuộc chỉ đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lợc từ đó gắn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng chân trọng t ình cảm ruột thịt Bắc Nam.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3091Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 – Tiết 40: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) – tiếp theo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 – Tiết 40
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống 
đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam
 (1954 – 1965) – Tiếp theo.
Ngày soạn; 24 – 3
Ngày dạy 29 - 3
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
Nắm đợc quá trình thực hiện những nhiệm vụ đó nhân dân ta từng miền đã gặp phải những khó khăn gì và đã thu đợc những thành quả to lớn gì? Đồng thời cho học sinh thấy những mặt hạn chế.
Tư tưởng:
- Bài giảng cần toát lên sự lãnh đạo sáng suất của Đảng, Bác trong cuộc chỉ đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lợc từ đó gắn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng chân trọng t ình cảm ruột thịt Bắc Nam.
Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá một sự kiện, một giai đoạn lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứ nội dung kiến thức; Bài soạn; Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, phiếu học tập
Học sinh: Đọc nội dung bài, chuaanrbij bài theo hướng dẫn.
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Dựa trên lược đồ “Phong trào đồng khởi” hãy thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng khởi” ? Qua đó cho biết phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
Bài mới:
Từ thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, Mặt trân DTGP miền Nam VN quân và dân miền Nam đã kiên cường chống lại các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù và đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Để hiểu rõ và phát huy truyền thống anh dũng đó, ta cùng tìm hiểu bài học
Hoạt động dạy, học
Nội dung kiến thức cơ bản
- Giáo viên nêu vấn đề: 
? Mỹ triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam trong hoàn cảnh nào?
- Học sinh trao đổi và trình bày, GV kết luận:
-> Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” – 1960.
? Vậy Mĩ tiến hành, thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” nhằm thực hiện âm mưu nào? 
- Học sinh đọc SGK:
- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi để hiểu về “Chiến tranh đặc biệt”:
? Em hiểu thế nào là “Chiến tranh đặc biệt?
( Nêu được thành phần tham gia: Ngụy, cố vấn; Phương tiện chiến tranh)
- GV phân tích làm rõ “Chiến tranh đặc biệt”:
- Ngụy quân: 
- Cố vấn: - Dưa hình ảnh
- Vũ khí, trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh: (Hình ảnh, hỏi thêm học sinh về hình ảnh: Trực thăng vận; Thiết xa vận)
- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thực hành thảo luận để làm rõ âm của Mĩ:
 ? Theo em chiến lược”Chiến tranh đặc biệt của có điểm gì khác so với cuộc chiến tranh thực dân Pháp đã tiến hành ở Việt Nam trước đó?
(Gió viên gợi ý; Về lực lượng; phương tiện,)
 - Sau đó rút ra âm mưu của “chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam.
? Vậy em hiểu âm mưu của Mĩ tiến hành trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- GV đọc phần tiếp theo và nêu vấn đề
? Cậy để thực hiên âm mưu đó, Mỹ, Ngụy đã tiến hành những thủ đoạn nào?
- GV phân tích làm rõ thủ đoạn của Mý, Ngụy:
+ ấp chiến lược: Mĩ dự định lập 16.000 ấp/ 17.000 ấp ở miềm Nam.(Trình chiếu hình ảnh minh họa - Đoạn trích (Học sinh đọc và trả lời câu hỏi: ?Qua các hình ảnh và nội dung đoạn trích, em hiểu gì về ấp chiến lược? -> Dân sống tập một nơi, chịu sự quản thúc =>Như sống trong trại tập trung)
? Qua đó, em dánh giá như thế nào về thủ đoạn dồn dân lập ấp của Mĩ Ngụy? - 
=> Giáo viên liên hệ với chính sách “Tố cộng, diệt cộng” giai đoạn trước. Và kết luận: Thủ đoạn thâm độc, nguy hiểm=> Mĩ Ngụy coi chính sách dồn dân, lập là “Xương sống”
- Giáo viên chiếu hình ảnh Mĩ ném bom miền bắc. Sau đó nêu tiếp vấn đề:
? Mĩ còn tiến hành những đoạn nào khác để thực hiện âm mưu xâm lược?
? Qua đó, em có nhận xét gì về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? - Thâm độc, xảo quyệt.
Giáo viên chuyển nội dung: Trước âm mưu, thủ đoạn hết thức thâm độ và xảo quyệt của Mĩ, dưới sự lãnh đạo của Mặt DTGP miền nam Việt Nam, quân và dân miền Nam đã chiến đấu, chống trả và giành thắng lợi như thế nào? 
Giáo viên nêu vấn đề:
? Trước âm mưu và thủ đoạn của mĩ trong chiến lược ‘Chiến tranh đặc biệt”, Đảng ta đã coa chủ trương như thế nào?
- Hình thức thức đấu tranh: Chính trị + Vũ trang:.
- Cách tiến hành: nổi dậy – tiến công/ba bình diện: Miền núi; nông thôn; đô thị, Ba mũi giáp công: chính trị; quân sự; binh vận.
Với chủ chương đó, ta đã đấu tranh để giành thắng lợi như thế nào? Cuộc đấu tranh của quân dân ta tiến hành từ 1962 đến 1965, mỗi giai đoạn ta đã đấu tranh và giành được những thắng lợi nhất định:
-? Từ 1962 ta đã đấu tranh như thế nào?
Giáo viên cho học sinh quan quan sát hình ảnh SGK – H.64.
? Vậy đến giữa 1963, thủ đoạn dồn dân lập ấp của Mĩ Ngụy có thực hiện được không? Vì sao?
- Học sinh đọc SGK- 
- Giáo viên giới thiệu về chiến thắng ấp Bắc: Vị trí, lực lượng ta - địch; vì sao địch đánh ấp Bắc?....
? Vậy chiến thắng ấp Bắc, ngày 2 – 1- 1963 có ý nghĩa như thế nào?
Giáo viên chiếu đoạn phim minh họa cho phong trào đấu tranh của tăng ni, phật tử: 
? Từ việc quan sát đoạn phim và dựa vào nội dung SGK, hãy cho biết các tầng lớp nhân dân ở thành thị đã tiến hành đấu tranh giành thắng lợi như thế nào? 
Trên đà thắng lợi của quần chúng nhân quân giải phóng đã giành được thắng lợi nào? 
Giáo viên khái quát nội dung và nêu vấn đề cho học sinh rút ra nhậ xét:
? Vậy chủ trương của ta thực hiện thắng lợi như thế nào? (Về chính trị? Về quân sự?)
V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961 – 1965)
1. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở Miền Nam.
* Âm mưu:
Chủ lực ngụy + Cố vấn Mỹ + Vũ khí, trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh = Chiến tranh đặc biệt.
=> Dùng người Việt trị người Việt.
* Thủ đoạn:
- Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng chủ lực.
- Dồn dân lập ấp chiến lược -> nắm dân, bình định.
- Tiến hành phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới => Cô lập miền Nam.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
* Chủ trương:
- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tanh vũ trang.
- Nổi dậy, tiến công trên cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công.
* Đấu tranh giành thắng lợi:
- 1962 đánh bại nhiều cuộc quân, càn quét của địch (U Minh, Tây Ninh,..). 
- Đến giữa 1963, Mĩ Ngụy mới chỉ lập được 7.500 ấp. Quân dân ta đã phá ấp, biến thành làng chiến đấu. Mĩ còn 1/3 số ấp chiến lược.
- 2 – 1- 1963, chiến thắng ấp Bắc => Giấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc giết giặc lập công”
- Từ giữa 1963 : Tăng ni phật tử Huế biểu tình -> làn sóng lan nhanh trong cả nước. Ngày 16-6-1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn đã biểu tình -> Làm rung chuyển chế độ Sài Gòn -> Mĩ chỉ đạo đảo chính lật đổ Diệm.
- Đông – Xuân 1964 -1965 mở nhiều chiến dịch và giành thắng lợi.
Ta thắng lợi về chính trị, quân sự => Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
4. Củng cố:
Giáo viên cho học sinh làm bài tập để củng cố:
Bài 1; Chơi ô chữ: Giáo viên trình chiếu ô chữ, nêu cách chơi. Học sinh tham gia để tìm ô chữ chìa khóa.
Bài 2; Nối các sự kiện lịch sử. – Học sinh làm cá nhâ.
Từ bài tập giáo viên khái quát nội dung bài để củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh:
5. Hướng dẫn học bài.
- Học bài, làm bài tập (SBT).
- Chuẩn bị bài 29.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU 9- TIET 40.doc