Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 29 - Tiết 44: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 29 - Tiết 44: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

a. Kiến thức:

 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam, 2 lần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ ở miền Bắc.

 - Sự phối hợp giữa CM 2 miền Nam – Bắc, giữa tuyền tuyến và hậu phương trong cuộc k/c chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.

- Sự phối hợp chiến đấu giữa 3 dân tộc ở ĐD chống kẻ thù chung.

 

docx 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7120Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 29 - Tiết 44: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 3/4/2011 Ngày giảng : 9A : 5/4/2011
 9B: 5/4/2011
BÀI 29 - TIẾT 44 
 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
 (1965 – 1973). 
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam, 2 lần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ ở miền Bắc.
 - Sự phối hợp giữa CM 2 miền Nam – Bắc, giữa tuyền tuyến và hậu phương trong cuộc k/c chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.
- Sự phối hợp chiến đấu giữa 3 dân tộc ở ĐD chống kẻ thù chung.
- Hoạt động lao động sản xuất, xây dựng miền Bắc trong điều kiện chống chiến tranh phá hoại.
- Thắng lợi quân sự quyết định của trận “ĐBP trên không” 12/1972 ở miền Bắc đã buộc Mĩ kí hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở VN và rút hết quân về nước.
b. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, tinh thần đoàn kết giữa nhân dân 3 nước ĐD, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
c. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch trong 2 chiến lược chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, tinh thần chiến đấu, sản xuất, lao động xây dựng miền Bắc và ý nghĩa thắng lợi của quân dân ta ở 2 miền đất nước; kĩ năng sử dụng bản đồ chiến sự, tranh ảnh trong SGK.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. GV: 
	- Giáo án, SGK
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường các chiến dịch học trang bài
b. HS:
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
	- SGK, vở ghi 
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: 
* Hỏi: Em hãy nêu những thành tích chiến đấu và sản xuất của miền Bắc thời kì (1965 -1968).
* TL: + Thành tích chiến đấu:
 - Miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn giặc lái.
 - 1/11/1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc.
 + Thành tích sản xuất:
 - Nông nghiệp: Diện tích canh tác mở rộng, năng suất lao động ngày càng cao.
 - Công nghiệp: Tốc độ phát triển cao, đáp ứng như cầu chiến đấu và sinh hoạt.
 - Giao thông vận tải: Bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và chiến đấu.
 Giới thiệu bài: 1/1/1968, đế quốc Mĩ tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện, miền Bắc lại bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh nhưng thời gian không được bao lâu, đế quốc Mĩ lại gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Vậy trước hành động đó ta đối phó như thế nào?...
b. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv dẫn dắt: Miền Bắc bước vào thời kì mới từ năm 1969, sau khi đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 của Mĩ. Miền Bắc bước vào sản xuất , khôi phục và phát triển kinh tế, và phải thực hiện đồng thời ba cuộc vận động chính trị lớn: Lao động sản xuất, khôi phục và phát huy dân chủ, tăng cường độ làm chủ tập thể ở nông thôn, nâng cao năng lực đảng viên.
 Hỏi: Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa?
 Hỏi: Ý nghĩa của những thành tựu trên?
Giảng: Những thành tự trên tạo điều kiện để Miền Bắc phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân được ổn định hơn. Đồng thời giúp đỡ Miền nam trong cuộc đấu tranh chống Đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước
Hỏi: Em hãy trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc?
Giảng: Trước khi bắn phá miền Bắc lần thứ hai, 6/4/1972, chúng bắt đầu ném bom từ Thanh Hóa tới Quảng Bình. 16/4/1972, Ních xơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với miền Bắc. 9/5/1972, chúng tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phòng và các cửa sông
Hỏi: Những thành tích chiến đấu và sản xuất của quân và dân ta trong thời kì này như thế nào?
Hỏi: Trước tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân, Mĩ đã làm gì?
Hỏi: Ta chiến đấu chống lại chúng như thế nào?
Hỏi: Hãy trình bày tiến trình của Hội nghị Paris?
Giảng: Lúc đầu lập trường của 2 bên rất xa nhau. Cho nên cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị rất gay go, quyết liệt
Hỏi: Em hãy trình bày nội dung của Hiệp định Paris?
GV cho HS quan sát : 
- Tranh về quang cảnh phòng họp trung tâm các hội nghị quốc tế ở Paris trong lễ kí kết Hiệp định Paris 27/1/1973.
- Tranh Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Paris.
Hỏi: Hiệp định Pari có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
GV kết luận:
Hiệp định Paris được kí kết, đó là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Cũng là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước, chấm dứt mọi dính líu ở VN về mặt pháp lí.
- Nông nghiệp:
- Công nghiệp:
- Giao thông vận tải 
- Văn hóa, GD, y tế 
Tạo điều kiện cho MB phát triển, là hậu phương vững chắc của miền Nam
- 16/4/1972, Ních xơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với miền Bắc.
Sản xuất miền Bắc vẫn giữ vững.
Cho máy bay B52 bắn phá Miền Bắc.
Ta lập nên “ĐBP trên không”(18"29/12/1972).
Buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Paris 
 -13/5/1968, hội nghị Paris bắt đầu họp (2 bên) gồm có Mĩ và VNDCCH.
-25/1/1969, hội nghị 4 bên: Mĩ, VN, VNDCCH và MTDTGP miền Nam VN.
- Sau thất bại ở “ĐBP trên không”->27/1/1973, đế quốc Mĩ phải kí kết Hiệp định Paris.
SGK
Quan sát
 - Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân Mĩ về nước.
- Thắng lợi này tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969 -1973).
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa:
* Nông nghiệp:
- Khuyến khích sản xuất.
- Tích cực áp dụng khoa học – kĩ thuật và sản xuất, năng suất lao động tăng.
* Công nghiệp:
- Nhiều cơ sở được khôi phục.
- Hoàn thành nhiều công trình và đưa vào hoạt động
- Sản lượng công nghiệp 1970 so với 1968 tăng 142%.
* Giao thông vận tải được hồi phục nhanh chóng.
* Văn hóa, GD, y tế nhanh chóng phục hồi.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương:
 - 16/4/1972, Ních xơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với miền Bắc.
- Sản xuất miền Bắc vẫn giữ vững.
- Ta lập nên “ĐBP trên không”(18"29/12/1972).
- Buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Paris (27/1/1973) 
V. Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh ở VN.
*Tiến trình của hội nghị 
- 13/5/1968, hội nghị Paris bắt đầu họp gồm có Mĩ và VNDCCH.
- 25/1/1969, hội nghị 4 bên: Mĩ, VN, VNDCCH và MTDTGP miền Nam VN.
- Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị rất gay go, quyết liệt.
- Sau thất bại ở “ĐBP trên không”->27/1/1973, đế quốc Mĩ phải kí kết Hiệp định Paris.
* Nội dung Hiệp định Pa-ri ( SGK)
* Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri:
- Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân Mĩ về nước.
- Thắng lợi này tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
c. Củng cố: 2’ 
GV hệ thống lại bài
d. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
 Chuẩn bị bài 30 : Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 44.docx