Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 30 - Tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1973 – 1975)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 30 - Tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1973 – 1975)

. Kiến thức:

 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về nhiệm vụ của CM miền Bắc và CM miền Nam trong thời kì mới sau Hiệp định Pari nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

 - ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.

b. Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.

 

docx 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 30 - Tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1973 – 1975)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/4/2010 Ngày giảng : 9A : /4/2010
 9B: 23/4/2010
BÀI 30 - TIẾT 46 
 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1973 – 1975). 
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về nhiệm vụ của CM miền Bắc và CM miền Nam trong thời kì mới sau Hiệp định Pari nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
 - ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.
b. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
c. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta ở 2 miền Nam – Bắc nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và ý nghĩa của sự thắng lợi trên; kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong SGK.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Gv: 
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Giáo án, SGK
b. HS: 
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
- Vở ghi, SGK
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: 5’
 * Hỏi: Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa có ý nghĩa như thế nào?
* Trả lời:
 - Từ 1973 – 1974, miền Bắc căn bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục xong kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn.
 - Ý nghĩa: Chuẩn bị cho Tổng tiến công Xuân 1975 và tiếp quản vùng giải phóng
b. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Cuối năm 1974 đầu năm 1975, tình hình trong nước và thế giới diễn ra thuận lợi cho cuộc cách mạng của ta, nhận thấy thời cơ giải phóng hoàn toàn Miền Nam đã đến, trung ương Đảng quyết định giải phóng hoàn toàn Miền nam trong năm 1975. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Dẫn dắt: Cuối năm 1974-đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng có lợi cho cuộc cách mạng của ta, địch rút quân về nước, chính quyền Sài Gòn bị cô lập, phong trào đòi tự do dân chủ trên thế giới dâng cao
Hỏi: Trước tình hình đó Đảng có chủ trương gì?
GV: Từ 30/9-7/10/1974, hội nghị Bộ chính trị và hội nghị Bộ chính trị mở rộng đã bàn và đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
Hỏi: Bộ chính trị nhấn mạnh điều gì?
Hỏi: Trong chủ trương , kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền nam có điểm nào thể hiện sự đúng đắn linh hoạt của Đảng?
Gv Sử dụng lược đồ giới thiệu về Tây Nguyên : Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch bố trí lực lượng sơ hở, vì phán đoán sai lầm hướng tiến công của ta.
Hỏi: Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra như thế nào?
Gv tường thuật trên lược đồ: Từ 1/3-9/3/75, ta bao vây Buôn Ma Thuột. 10/3, đánh chiếm Buôn Ma Thuột giành thắng lợi.12/3, địch phản công nhằm chiếm lại Buôn Ma Thuột ->Thất bại. 14/3, chúng rút khỏi Tây Nguyên về chốt giữ ở vùng Duyên Hải miền Trung. 24/3, chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng.
Giới thiệu h. 72 SGK
Hỏi: Chiến dịch Huế- Đà Nẵng diễn ra như thế nào?
Tường thuật trên lược đồ: 21/2/75, ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế.10h30’, ngày 25/3, ta tiến vào cố đô Huế->26/3, giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian này ta tiến hành giải phóng Tam Kì( Quảng Nam), Chu Lai, tạo thêm hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. 29/3, quân ta từ ba phía: Tây, Bắc, Nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3h chiều toàn bộ Đà Nẵng được giải phóng.
Quan sát H73. SGK
GV giảng : Cuộc tấn công Đà Nẵng được Quân ủy TW quyết định ngay sau khi giải phóng Huế (26/3/1975) với tinh thần “kịp thời, nhanh chóng, táo bạo” với lực lượng có thể chuyển tới sớm nhất. Sau chiến dịch này, hệ thống phòng ngự của Thiệu ở miền Trung bị sụp đổ hoàn toàn, quân khu I bị xóa sổ, không để cho ngụy rút về tăng cường cho SG, đẩy chúng vào thế tuyệt vọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết chiến chiến lựơc cuối cùng: chiến dịch HCM lịch sử.
GV: Sử dụng lược đồ tường thuật về cuộc tiến công của ta trước chiến dịch Hồ Chí Minh: Từ 9/4/1975, ta bắt đầu đánh Xuân Lộc, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt (cánh cửa thép bảo vệ SG).
16/4/1975, phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng. 18/4/1975,tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ khỏi SG. 21/4/1975,ta chiến thắng Xuân Lộc, Thiệu tuyên bố đầu hàng chuồn ra nước ngoài.
Hỏi: Trình bày chiến dịch Hồ chí Minh?
Sử dụng lược đồ tường thuật lại: 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch HCM bắt đầu, theo 5 hướng đã định sẵn, 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng SG.11 giờ 30 ngày 30/4/1975, SG giải phóng.
- Từ 30/4 " 2/5/1975, các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
YC HS qua sát H76-78. SGK
GV: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kéo dài hơn 2 thập kỉ, chống lại đế quốc Mĩ lớn mạnh nhất thế giới. 5 đời tổng thống Mĩ điều hành 4 chiến lược chiến tranh ở miền Nam, nhưng chúng vẫn thất bại thảm hại. Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào, nguyên nhân thắng lợi do đâu..
YC HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước( 1954-1975)
Nhóm 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
GV kết luận: Trải qua 21 năm chiến đấu gian khổ, ta đã đánh bại được cuộc chiến tranh thực dân của Mĩ, với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất, và dã man nhất, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ , chiến thắng đó mở ra cho cách mạng Việt nam một con đường mới, con đường của tự do, hạnh phúc, hoà bình, tiến lên CNXH
Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm: 1975 -1976.
- Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 sẽ lập tức giải phóng miền Nam ngay 1975.
Nhận định đúng thời cơ, linh hoạt trong khi đưa ra chủ trương.
- 10/3/1975, ta đánh vào Buôn Mê Thuột -> thắng lợi.
- 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng không thành.
- 14/3/1975, địch rút khỏi Tây Nguyên -> 24/3/1975, chiến dịch kết thúc.
Quan sát-nhận xét
* Tại Huế: 
- 21/3/1975,ta đánh Huế 
- 10 giờ 30’, 25/3/1975, ta tiến công vào cố đô Huế.
- 26/3/1975, ta giải phóng Huế.
*Tại Đà Nẵng :
- Sáng 29/3/1975 ta bắt đầu đánh Đà Nẵng.
- 15 giờ ngày 29/3/1975, Đà Nẵng giải phóng.
- Từ 29/3 – 3/4/1975 ta lấy nốt các tỉnh ven biển miền Trung.
Quan sát- Theo dõi diễn biến trên lược đồ.
 - 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch HCM bắt đầu, , 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng SG.
- 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, SG giải phóng.
- Từ 30/4 " 2/5/1975, các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời theo nội dung thảo luận.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam: 6’
- Cuối 1974 " đầu 1975 tình hình CM miền Nam chuyển biến nhanh chóng, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm: 1975 -1976.
- Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 sẽ lập tức giải phóng miền Nam ngay 1975.
2. cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:20’
a. Chiến dịch Tây Nguyên (10/3 – 24/3/1975).
- 10/3/1975, ta dội bão lửa vào Buôn Mê Thuột và nhanh chóng thắng lợi.
- 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng không thành.
- 14/3/1975, địch rút khỏi Tây Nguyên về giữ các tỉnh ven biển miền Trung bị ta truy kích.-> 24/3/1975, chiến dịch kết thúc.
b. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3 – 3/4/1975):
* Tại Huế: 
- 21/3/1975,ta đánh Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- 10 giờ 30 ngày 25/3/1975, ta tiến công vào cố đô Huế.
- 26/3/1975, ta giải phóng Huế.
Tại Đà Nẵng :
- Sáng 29/3/1975 ta bắt đầu đánh Đà Nẵng.
- 15 giờ ngày 29/3/1975, Đà Nẵng giải phóng.
- Từ 29/3 – 3/4/1975 ta lấy nốt các tỉnh ven biển miền Trung.
c. Chiến dịch HCM:
 - 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch HCM bắt đầu, , 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng SG.
- 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, SG giải phóng.
- Từ 30/4 " 2/5/1975, các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
IV. ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước (1954 -1975): 10’
Ý nghĩa lịch sử:
a. Trong nước:
- Kết thúc 21 năm k/c chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập thống nhất , đi lên CNXH.
b. Quốc tế:
-Tác động mạnh đến nước Mĩ và thế giới.
- Là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi:
a. Chủ quan:
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
- Có khối đoàn kết dân tộc .
- Có hậu phương vững chắc
b. Khách quan:
- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước ĐD và sự ủng hộ của các nước XHCN và lực lượng hòa bình trên thế giới.
c. Củng cố: 3’ 
 Trình bày cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 bằng lược đồ?
d. Hướng dẫn học ở nhà.1’
Học bài, làm bài tập
Chuẩn bị bài 31 : VN trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 46.docx