Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 30 - Tiết học 45: Hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1973 – 1975)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 30 - Tiết học 45: Hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1973 – 1975)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Nắm được nhiệm vụ cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong thời kì mới .

Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích, nhận định

3. Thái độ:

Giáo dục tinh thần yêu nước và trân trọng độc lập dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 30 - Tiết học 45: Hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1973 – 1975)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27.4.2009
Ngày giảng: 29.4.2009
Bài 30 Tiết 45
Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước (1973 – 1975)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Nắm được nhiệm vụ cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong thời kì mới .
ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích, nhận định
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần yêu nước và trân trọng độc lập dân tộc.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Bài soạn + tài liệu + lợc đồ.
HS: Sưu tầm tư liệu.
C. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ.
H. Miền Bắc chống lại chiến tranh phá hại lần hai của đế quốc Mĩ như thế nào?
H. Trận Điện Biên Phủ trên không có ý nghĩa nh thế nào?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
* Giới thiệu bài:
- Vài nét về tình hình mới sau khi ta kí Hiệp định Pa- Ri.
- Dẫn vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam.
GV cung cấp thông tin: Sau hiệp định Pa Ri 1973 về Việt Nam, Mĩ buộc rút khỏi nước ta, miền bắc trở lại hòa bình, khôi phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và ra sức chi viện cho tuyền tuyến miền nam.
GV cho HS xem những hình ảnh về miền bắc.
ảnh: Hậu quả của chiến tranh:
H. Suy nghĩ của em qua những bức ảnh?
Chùm ảnh: Khôi phục chiến tranh:
1. Khôi phục các công trình giao thông.
2. Nhà máy điện.
3. Nông dân miền bắc.
4. Chi viện cho miền nam.
H. Qua các bức ảnh trên em thấy miền bắc đã làm những gì để khôi phục, phát triển kt,vh và chi viện cho miền nam?
HS đọc phần chữ nhỏ và cho biết: Miền Bắc đã đạt những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế văn hoá?
H. Đạt được thành quả ấy có ý nghĩa gì đối với miền Nam?
- Chi viện cho miền Nam và làm công tác chuẩn bị tiếp quản miền Nam khi giải phóng.
H. Em có đánh giá như thế nào về việc khôi phục hậu quả chiến tranh lần thứ 2 của Mĩ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi:
H. Tình hình miền Nam sau khi kí Hiệp định như thế nào? Tình hình Nguỵ ra sao?
GV: Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước làm cho chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyền Sài Gòn giảm (còn khoảng một nửa) vì Nic – xơn bị lật đổ, Gpho lên thay không qua bầu cử làm cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải nói đến việc “ đánh theo kiểu con nhà nghèo”. Hơn nữa, Gpho đã ra lệnh “ Hãy quên cuộc chiến tranh Việt Nam để tránh việc cãi vã về quá khứ.và thực hiện hàn gắn chiến tranh” 
H. Thái độ của Mĩ khi nhìn lại cuôc chiến tranh ở Việt Nam? Suy nghĩ của em về điều này như thế nào?
- Mĩ nhận thấy sai lầm khi mở cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chi phí cho chiến tranh quá lớn mà không đem lại kết quả gì. 909,5 nghìn người Mĩ đã chết, 676 tỉ đô la đã nướng vào Việt Nam. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mĩ.
- Gpho đã quyết định dừng cuộc chiến tranh tuy đã quá muộn nhưng vẫn còn tỉnh táo và khôn ngoan. 
HS đọc “Về phía ta” hết mục và cho biết
Tình hình của ta như thế nào?
GV: Cuối 1973 ta đã giải phóng được tỉnh Phước Long với 50.000 dân.
GV: ở Miền Nam, các quân đoàn, binh đoàn ra đời đứng chân trên các chiến trường quan trọng. Mạng đường chiến lược đã hoàn thành, đường ống dẫn xăng đã được xây dựng xong  
H. Đánh giá về nhiệm vụ miền Nam?
- Nặng nề, phù hợp với hoàn cảnh.
H. Các thành tựu trên có ý nghĩa gì?
- Là điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
GV phân tích: 
I. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam.
- Sau Hiệp định Pa-Ri, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam.
- Hoàn thành việc tháo gỡ bom mìn trên biển, sông rạch.
- Khôi phục xong các công trình giao thông, thuỷ nông, văn hoá, giáo dục
- Sản phẩm các nghành tăng, đời sống nhân dân ổn định.
- Làm tốt công tác chi viện 
- Làm tốt công tác hậu phương, chuẩn bị tiếp quản miền Nam khi giải phóng.
II. Đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1. Phía Mĩ - Nguỵ
- 29/3/1973 Mĩ rút khỏi miền Nam, chúng vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự và viện trợ mạnh cho Nguỵ( chính quyền Sài Gòn).
- Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá bỏ hiệp định, toàn bộ lực lượng mở chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, “ bình định – lấn chiếm”.
2. Phía Việt Nam.
- So sánh lực lượng có lợi hơn địch.
- Thời kì đầu ta bị mất đất mất dân.
- 7/1973 Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 21 họp, nêu rõ nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam: “Tiếp tục cuộc cách mạng DT,DC ND, tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.”
- Cuối 1973, quân dân miền Nam vừa chống trả địch vừa tấn công địch mở rộng vùng giải phóng.
- Trên mặt trận sản xuất cũng đạt những thành tựu đáng kể. 
- Y tế, văn hoá, giáo dục cũng được đẩy mạnh. 
4. Củng cố:
Lập niên biểu các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc.
5. Hướng dẫn học bài:
Hoàn thiện niên biểu, chuẩn bị bài 31 theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 30 TIET 45.doc